Amin là một loại hợp chất hữu cơ chứa nhóm amino (-NH2) được gắn vào một phân tử hợp chất hữu cơ khác. Tính chất vật lý của amin phụ thuộc vào cấu trúc và kích thước của phân tử đóng vai trò làm phụ thuộc.
Mục lục bài viết
1. Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một, bậc 2, bậc 3?
Amin là một loại hợp chất hữu cơ chứa nhóm chức -NH2. Nhóm này được gắn vào một phân tử hữu cơ thông qua một nguyên tử carbon. Điều này tạo ra một loại hợp chất có khả năng tương tác với các phân tử khác thông qua các quá trình hóa học như tạo liên kết dưới dạng liên kết hydrogen, liên kết ion, và các phản ứng hóa học khác.
Amin bậc một, bậc hai và bậc ba là các hợp chất hữu cơ có chứa nhóm amin (-NH2) liên kết với carbon khác nhau. Đây là các ví dụ cụ thể:
Amin bậc một (Primary amine):
CH3NH2 (Metilamin)
C2H5NH2 (Etilamin)
CH3CH2CH2NH2 (Butylamin)
Amin bậc hai (Secondary amine):
CH3NHCH3 (Dimetilamin)
C2H5NHCH3 (Metiletinamin)
CH3CH2CH2NHCH3 (Dietylamin)
Amin bậc ba (Tertiary amine):
(CH3)3N (Trimetilamin)
(CH3)2NCH3 (N, N-Dimetilmetanamin)
(CH3)2NCH2CH3 (N, N-Dimetiletanamin)
2. Đồng phân Amin:
– Đồng phân về mạch cacbon
– Đồng phân vị trí nhóm chức
– Đồng phân về bậc của amin
Ví dụ: Đồng phân của C4H11N:
3. Danh pháp Amin:
– Amin bậc I (RNH2) có 2 cách gọi tên:
Cách 1: Tên gốc hidrocacbon + amin
Cách 2: Tên hidrocacbon + số chỉ vị trí nhóm NH2 + amin
Ví dụ: tên gọi của một số amin:
– Amin bậc II hoặc bậc III đọc theo tên gốc chức:
Tên gốc hodrocacbon + amin
CH3-NH-C2H5: etylmetylamin
(CH3)3N: trimetylamin
4. Tính chất vật lý của Amin:
Tính chất về kích thước: Các amin có khối lượng phân tử khác nhau tùy thuộc vào số nguyên tử cacbon và các nhóm hợp chất khác kết hợp với nhóm amino. Các amin có thể có từ nhỏ (như metylamin) đến lớn (như protein chứa nhiều amino acid).
Điểm nóng chảy và đun nóng: Các amin thường có điểm nóng chảy và đun nóng thấp hơn so với các hợp chất không chứa nhóm amino tương tự. Điều này thường là do tác động của các liên kết hidro trên các nhóm amino.
Khả năng hòa tan trong nước: Amin nhỏ như metylamin và etylamin có khả năng hòa tan tốt trong nước do khả năng tạo liên kết hidro với phân tử nước. Tuy nhiên, amin lớn hơn có khả năng hòa tan kém hơn do phần lớn phân tử được tạo nên từ các nguyên tử cacbon và hydrogen.
Mùi hương: Một số amin có mùi hương đặc trưng. Ví dụ, amin đơn giản như metylamin có mùi hôi khá mạnh.
Khiềm khí: Một số amin có tính khiềm khí, có thể tạo muối với các axit vị động.
Tính axit cơ bản: Các amin có tính chất axit cơ bản do nhóm amino có khả năng cắn proton. Khi amin nhận một proton từ một axit, nó sẽ tạo muối amin.
5. Một số bài tập về Amin:
Ví dụ 1: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất?
A. NH3.
B. C6H5CH2NH2.
C. C6H5NH2.
D. (CH3)2NH.
Hướng dẫn giải:
C6H5NH2; C6H5CH2NH2 đều có chứa gốc hút e ⇒”>⇒làm giảm tính bazơ
(CH3)2NH có chứa 2 gốc đẩy e ⇒”>⇒làm tăng tính bazơ
Vậy nên (CH3)2NH là amin có lực bazơ mạnh nhất.
Đáp án cần chọn là: D
Ví dụ 2: Cho 6,2 gam metylamin (CH3NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
A. 7,65 gam.
B. 13,5 gam.
C. 8,10 gam.
D. 0,85 gam.
Đáp án cần chọn là: B
III. Bài tập vận dụng
Câu 1: Cho anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 38,85 gam muối. Khối lượng anilin đã phản ứng là
A. 18,6 gam.
B. 9,3 gam.
C. 37,2 gam.
D. 27,9 gam.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Cho 15 gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,75M, thu được dung dịch chứa 23,76 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 720.
B. 480.
C. 329.
D. 320.
Hướng dẫn giải:
Đặt công thức của 2 amin đơn chức là RNH2
RNH2 + HCl → RNH3Cl
Bảo toàn khối lượng ta có:
mHCl = mmuối – mRNH2 = 23,76 – 15 = 8,76 (g)
=> nHCl = 8,76:36,5 = 0,24 (mol)
=> VHCl = n : CM = 0,24 : 0,75 = 0,32 (lít) = 320 (ml)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Cho 7,2 gam etylamin vào dung dịch HNO3 loãng, dư, sau phản ứng kết thúc thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 17,28.
B. 12,88.
C. 13,04.
D. 17,12.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Cho etyl amin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 16,3 gam muối. Khối lượng etyl amin đã phản ứng là
A. 4,5 gam.
B. 9,0gam.
C. 6,1gam.
D. 12,2gam.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Amin tác dụng với muối cho axit.
B. Tính bazơ của amin đều yếu hơn NH3.
C. Các amin đều có tính bazơ.
D. Amin là hợp chất hữu cơ có tính lưỡng tính.
Hướng dẫn giải:
A. Sai, amin không có phản ứng với muối
B. Sai, tính bazơ của amin có chất mạnh hơn, có chất yếu hơn NH3
C. Đúng
D. Sai, amin chỉ có tính bazơ, không có tính axit
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Tính bazơ của metylamin mạnh hơn anilin vì:
A. Nhóm metyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ, nhóm phenyl làm giảm mật độ electron của nguyên tử nitơ.
B. Nhóm metyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ.
C. Nhóm metyl làm giảm mật độ electron của nguyên tử nitơ, nhóm phenyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ.
D. Phân tử khối của metylamin nhỏ hơn.
Hướng dẫn giải:
Tính bazơ của amin do cặp e chưa liên kết của nguyên tử nitơ. Mật độ e trên nguyên tử nitơ càng tăng thì tính bazơ càng mạnh và ngược lại. Nhóm metyl là nhóm đẩy e nên làm tăng mật độ e của nguyên tử nitơ, còn nhóm phenyl là nhóm hút e nên làm giảm mật độ e của nguyên tử nitơ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tính chuyển sang màu xanh?
A. Anilin.
B. Etylamin.
C. amoni clorua.
D. p–nitroanilin.
Hướng dẫn giải:
Anilin không làm đổi màu quỳ.
Etylamin có tính bazơ mạnh hơn amoniac → làm quỳ tím chuyển màu xanh
Amoni clorua (NH4Cl) là muối của bazơ yếu và axit mạnh → làm quỳ chuyển màu đỏ
p–nitroanilin không làm đổi màu quỳ
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím không chuyển màu?
A. Anilin.
B. Etylamin.
C. amoni clorua.
D. metylamin
Hướng dẫn giải:
Anilin không làm đổi màu quỳ.
Etylamin có tính bazơ mạnh hơn amoniac → làm quỳ tím chuyển màu xanh
Amoni clorua (NH4Cl) là muối của bazơ yếu và axit mạnh → làm quỳ chuyển màu đỏ
Metylamin có tính bazơ mạnh hơn amoniac nên làm quỳ tím chuyển màu xanh
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Metylamin (CH3NH2) phản ứng được với dung dịch
A. NaOH.
B. HCl.
C. Na2CO3.
D. NaCl
Hướng dẫn giải:
Metylamin có tính bazơ nên phản ứng được với dung dịch HCl
CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl”>CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là:
A. CH3NH2.
B. CH3COOCH3.
C. CH3OH.
D. CH3COOH.
Hướng dẫn giải:
CH3NH2 phản ứng với dung dịch FeCl3 thu được kết tủa hiđroxit
3CH3NH2 + FeCl3 + 3H2O → FeOH3 + 3CH3NH3Cl
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Mùi tanh của cá gây ra bởi hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá, trước khi nấu nên
A. ngâm cá thật lâu với nước muối để các amin tan đi
B. rửa cá bằng chanh
C. ngâm cá thật lâu với nước muối để các amin tan đi. rửa cá bằng nước Clo để sát trùng
D. rửa cá bằng dung dịch nước vôi
Hướng dẫn giải:
Trong chanh có axit citric mà amin có tính bazơ nên phản ứng với axit.
RNH2 + H+ → RNH3+ (muối, dễ rửa trôi)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
A. 7,65 gam.
B. 8,15 gam.
C. 8,10 gam
D. 0,85 gam.
Hướng dẫn giải:
Amin đơn chức phản ứng với HCl theo tỉ lệ 1 : 1
⇒nC2H5NH2 = nC2H5NH3Cl=0,1 mol”>⇒nC2H5NH2 = nC2H5NH3Cl=0,1 mol
Bảo toàn khối lượng:
mmuối=mC2H5NH2 + mHCl=4,5 + 0,1.36,5=8,15 gam
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Hỗn hợp (X) gồm hai amin đơn chức. Cho 1,52 gam X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl thu được 2,98 gam muối. Tổng số mol hai amin và nồng độ mol/l của dung dịch HCl là:
A. 0,04 mol và 0,3M.
B. 0,02 mol và 0,1M.
C. 0,06 mol và 0,3M.
D. 0,04 mol và 0,2M.
Hướng dẫn giải:
mHCl + mamin = mmuối
=> mHCl = 2,98 – 1,52 = 1,46 (g)
nHCl = 0,04 (mol)
CM(HCl) = n/V = 0,04 : 0,2 = 0,2 M
namin = nHCl = 0,04 (mol)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Amin bậc nhất, đơn chức X tác dụng vừa đủ với lượng HCl có trong 120 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 0,81 gam muối. X là
A. metanamin.
B. etanamin.
C. propanamin.
D. benzenamin.
Hướng dẫn giải:
RNH2 + HCl → RNH3Cl
0,012 0,012 mol
Mmuối = 0,81 / 0,012 = 67,5
=> Mamin = 67,5 – 36,5 = 31
=> amin là CH3NH2
Đáp án cần chọn là: A