Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta không thể thiếu đến đó chính là điện. Mỗi ngày người dân sử dụng điện rất là nhiều, đặc biệt là trong mùa hè với cái nắng khắc nghiệt thì tình trạng quá tải điện dẫn đến mất điện là điều dễ hiểu. Vậy chất lượng điện năng là gì? Quy định về chất lượng điện năng?
Mục lục bài viết
1. Quy định về chất lượng điện năng:
Chúng ta có thể hiểu chất lượng điện năng theo một cách chung nhất là chất lượng điện năng là tất cả những vấn đề liên quan đến dòng điện, điện áp mà có thể gây ảnh hưởng đến các thiết bị sử dụng điện.
Chất lượng điện năng được quy định tại Điều 15
Điều 15. Chất lượng điện năng
1. Điện áp và tần số cho sử dụng điện phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
a) Về điện áp: Trong điều kiện bình thường, độ lệch điện áp cho phép trong khoảng ± 5% so với điện áp danh định của lưới điện và được xác định tại vị trí đặt thiết bị đo đếm điện hoặc tại vị trí khác do hai bên thỏa thuận. Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố, độ lệch điện áp cho phép từ +5% đến -10%;
b) Về tần số: Trong điều kiện bình thường, độ lệch tần số hệ thống điện cho phép trong phạm vi ± 0,2Hz so với tần số danh định là 50Hz. Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố đơn lẻ, độ lệch tần số cho phép là ± 0,5Hz.
2. Bộ Công Thương có trách nhiệm ban hành quy định các tiêu chuẩn chất lượng điện năng trong hệ thống điện.
3. Bên mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trạm biến áp riêng hoặc không có trạm biến áp riêng, nhưng có công suất sử dụng cực đại từ 40 kw trở lên có trách nhiệm:
a) Đăng ký biểu đồ phụ tải và đặc tính kỹ thuật công nghệ của thiết bị sử dụng điện với bên bán điện;
b) Đảm bảo hệ số cosφ ≥ 0,9 tại điểm đặt thiết bị đo đếm điện trong điều kiện hệ thống điện đảm bảo chất lượng điện năng theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Lắp đặt thiết bị bù công suất phản kháng trong trường hợp hệ số cosφ < 0,9 để nâng hệ số cosφ ≥ 0,9 hoặc mua thêm công suất phản kháng trên hệ thống điện của bên bán điện.
Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, bên mua điện không phải mua công suất phản kháng khi thực hiện hệ số công suất cosφ từ 0,85 trở lên;
d) Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về
4. Trường hợp bên mua điện có khả năng phát công suất phản kháng lên hệ thống điện và bên bán điện có nhu cầu mua công suất phản kháng, hai bên có thể thỏa thuận việc mua, bán công suất phản kháng thông qua hợp đồng.
5. Trong trường hợp đặc biệt, các bên mua bán điện có thể thỏa thuận chất lượng điện năng khác với tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này.
6. Bộ Công Thương hướng dẫn việc mua, bán công suất phản kháng quy định tại Điều này
Như vậy, chất lượng điện năng phải đảm bảo các tiêu chuẩn về trong điều kiện bình thường, độ lệch điện áp cho phép trong khoảng ± 5% so với điện áp danh định của lưới điện và được xác định tại vị trí đặt thiết bị đo đếm điện, lưới điện chưa ổn định sau sự cố, độ lệch điện áp cho phép từ +5% đến -10%; .v..
Ảnh hưởng của chất lượng điện năng gồm:
– Càng ngày chất lượng điện năng càng gây ảnh hưởng lớn đến các thiết bị điện tử hiện đại với độ nhạy cảm cao
– Chất lượng điện là mối quan tâm đầu tiên trong các ngành sản xuất, chất lượng điện năng thấp có thể gây sụt áp làm hỏng các thiết bị bán dẫn, kể cả trong 1 khoảng thời gian ngắn
– Các nhà sản xuất thiết bị cũng đưa thêm nhiều tính năng mới vào thiết bị để có thể chịu đựng được ảnh hường của chất lượng điện năng kém gây ra.
– Các công ty điện lực ngày càng quan tâm, đảm bảo chất lượng điện năng tốt nhất khi đến khách hàng sử dụng, do nhu cầu được cung cấp điện năng có chất lượng tốt nhất của khách hàng.
– Chất lượng điện năng cũng là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thiết bị cũng như tuổi thọ của nó
Hậu quả của chất lượng điện năng kém:
– Các biến chứng xảy ra bất ngờ trong hệ thống cung cấp điện (nhảy máy cắt, nổ cầu chì,…)
– Hỏng hóc thiết bị hoặc lỗi thiết bị.
– Quá tải nhiệt thiết bị (máy biến áp, động cơ,…) dẫn tới giảm tuổi thọ.
– Hỏng hóc các thiết bị nhạy cảm (máy tính, hệ thống điều khiển dây chuyền,…).
– Truyền thông bị nhiễu.
– Tổn thất lớn trong hệ thống.
– Dự phòng thiết bị lớn khiến cho chi phí lắp đặt và chi phí vận hành tăng cao.
– Bị phạt do hệ thống điện có chất lượng kém làm ảnh hưởng tới các hệ thống lân cận.
– Bị cấm mở rộng quy mô sản xuất, hoạt động do chất lượng điện kém.
– Các vấn đề về sức khỏe và năng suất lao động của nhân viên.
2. Các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng điện năng:
Tiêu chuẩn IEEE 519-1992 về
Về tần số
Tần số tiêu chuẩn của hệ thống mạng lưới điện Việt Nam là 50Hz
– Trong điều kiện bình thường, dải dao động cho phép là ±2% so với tần số tiêu chuẩn
– Trong điều kiện hệ thống chưa ổn định, dải dao động cho phép là ±5% so với tần số tiêu chuẩn
Về điện áp
– Các cấp điện áp tiêu chuẩn bao gồm: 110 kV, 35 kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV, 06 kV và 0,4 kV.
– Trong điều kiện bình thường, phạm vi điện áp dao động so với điện áp tiêu chuẩn là:
– Với khách hàng: ± 05 %
– Với nhà máy điện: + 10% và – 05 %
– Trường hợp nhà máy điện và khách sử dụng điện đấu nối vào cùng một thanh cái trên lưới điện phân phối thì điện áp tại điểm đấu nối do Đơn vị phân phối điện quản lý vận hành lưới điện khu vực quyết định đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật vận hành lưới điện phân phối và đảm bảo chất lượng điện áp cho khách hàng sử dụng điện.
– Trong trường hợp sự cố nhẹ , dao động điện áp cho phép trong khoảng + 05 % và – 10 % so với điện áp tiêu chuẩn.
– Trong trường hợp sự cố nghiêm trọng, cho phép mức dao động điện áp trong khoảng ± 10 % so với điện áp tiêu chuẩn.
– Trong trường hợp khách hàng sử dụng lưới điện phân phối muốn điện áp cao hơn có thể trao đổi với các đơn vị phân phối điện.
Cân bằng pha
Trong chế độ làm việc bình thường, thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha không vượt quá 3 % điện áp tiêu chuẩn đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 05 % điện áp tiêu chuẩn đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.
Sóng hài điện áp;
Cấp điện áp;
Tổng biến dạng sóng hài;
Biến dạng riêng lẻ110 kV3,0 %1,5 %Trung và hạ áp6,5 %3,0 %
Nhấp nháy điện áp:
Cấp điện áp mức nhấp nháy cho phép110 kVPst95% = 0,80
Plt95% = 0,60
Trung ápPst95% = 1,00
Plt95% = 0,80
Hạ ápPst95% = 1,00
Plt95% = 0,80
3. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt:
– Điều kiện ký
+ Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và có giấy đề nghị mua điện kèm theo bản sao của một trong các giấy tờ sau: Hộ khẩu thường trú, hoặc sổ tạm trú; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà; hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở); Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà được công chứng hoặc chứng thực;
+ Bên bán điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện.
– Bên bán điện phải ký hợp đồng và cấp điện cho bên mua điện trong thời hạn 07 ngày làm việc khi có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này về các loại giấy tờ trong hợp đồng.
– Trường hợp chưa có lưới điện phân phối hoặc lưới điện phân phối bị quá tải có xác nhận của cơ quan Điều tiết điện lực hoặc cơ quan được ủy quyền, bên bán điện phải trả lời cho bên mua điện trong thời hạn 05 ngày làm việc trong đó nêu rõ thời hạn dự kiến cấp điện được.
Hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện
– Các hành vi vi phạm của bên bán điện bao gồm:
+ Trì hoãn việc cấp điện theo hợp đồng mua bán điện đã ký, trừ trường hợp công trình của khách hàng chưa đủ điều kiện vận hành;
+ Không bảo đảm chất lượng, số lượng điện năng, tính ổn định trong cấp điện theo hợp đồng đã ký, trừ trường hợp bất khả kháng;
+ Ghi sai chỉ số công tơ; tính sai tiền điện trong hóa đơn;
+ Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên mua điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
+ Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.
– Các hành vi vi phạm của bên mua điện bao gồm:
+ Trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký;
+ Sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng;
+ Sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm;
+ Không thanh lý hợp đồng khi không sử dụng điện;
+ Chậm trả tiền điện theo quy định mà không có lý do chính đáng;
+ Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên bán điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
+ Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.
Như vậy, hợp đồng mua bán điện sử dụng trong sinh hoạt chỉ được tiến hành ký kết khi hai bên chủ thể là bên mua và bên bán có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có đủ các loại giấy tờ nộp theo trong bộ hồ ớ và khi có đủi điều kiện mua bên bán sẽ cung cấp điện cho bên mua điện và phải có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: