Sự tồn tại và phát triển không ngừng của định chế ngân sách nhà nước cho tới ngày nay đã chứng tỏ vai trò không thể thiếu của nó trong đời sống xã hội và thế giới đương đại. Việc chấp hành ngân sách nhà nước là một việc vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến nguồn tài chính khổng lồ của mỗi quốc gia.
Mục lục bài viết
1. Chấp hành ngân sách nhà nước là gì?
Chấp hành ngân sách nhà nước là quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước sau khi được các cơ quan có thẩm quyền thông qua theo những trật tự, nguyên tắc luật định.
Về bản chất kinh tế, chấp hành ngân sách nhà nước là việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính thực tế được ghi nhận trong dự toán ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền thông qua ( với góc độ là một kế hoạch tài chính)
Chấp hành ngân sách nhà nước có hai đặc điểm cơ bản sau đây:
– Hoạt động chấp hành ngân sách nhà nước luôn có tham gia của Nhà nước, gắn với lợi ích của Nhà nước. Thông qua các cơ quan chức năng hoặc nhân danh chính mình. Nhà nước tham gia vào tất cả các quan hệ chấp hành ngân sách, cho dù ở giai đoạn phân bổ ngân sách hay ở giai đoạn chấp hành thu, chấp hành chi ngân sách nhà nước.
– Hoạt động chấp hành ngân sách t tạo ra năng lực tài chính thực tế (thông qua hoạt động thu ngân sách) và sử dụng nguồn vật chất này vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Chấp hành ngân sách nhà nước tên tiếng Anh là: “Obey the state budget”.
Theo thông lệ, chấp hành ngân sách nhà nước thường bao gồm các nội dung chủ yếu: phân bổ ngân sách nhà nước; chấp hành dự toán thu ngân sách; chấp hành dự toán chi ngân sách.
– Phân bổ ngân sách nhà nước là việc công bố chính thức các chỉ tiêu thu, chi cho từng cấp ngân sách, từng đơn vị dử dụng ngân sách từ trung ương đến các đơn vị dự toán cơ sở. Ý nghĩa pháp lý của việc phân bổ ngân sách là ở chỗ, hoạt động này tạo cơ sở pháp lý và tiền đề cho hoạt động chi tiêu cụ thể. Điều đó có nghĩa nếu không có việc phân bổ ngân sách nhà nước thì đương nhiên không có cơ sở để thực hiện việc chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc xác định phân bổ ngân sách nhà nước có phải là một nội dung của giai đoạn chấp hành ngân sách nhà nước hay không, hiện vẫn còn nhiều tranh luận và có những quan điểm trái ngược nhau.
– Chấp hành dự toán thu ngân sách là việc các cấp ngân sách, các tổ chức, cá nhân, trên cơ sở hệ thống pháp luật, sử dụng những cách thức, biện pháp phù hợp để thu đầy đủ, kịp thời tất cả số thu đã ghi trong dự toán được phân bổ, kể cả số thu từ các nghiệp vụ vay nợ hay nhận viện trợ của nước ngoài.
– Chấp hành dự toán chi ngân sách là việc chuyển giao, sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch dự toán và đúng chế độ thể lệ hiện hành các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, thông qua hoạt động của cơ quan tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách nhằm thực hiện các chương trình hoạt động của Nhà nước trên mọi lĩnh vực trong năm tài chính. Việc xác định chính xác và hợp lí các nội dung của hoạt động chấp hành ngân sách nhà nước không chỉ hữu ích cho việc xây dựng cơ chế điều chỉnh pháp luật thích hợp, hiệu quả đối với hoạt động ngân sách mà còn tạo tiến đề thuận lợi cho việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước của các chủ thể có liên quan đến hoạt động ngân sách.
3. Trình tự, thủ tục chấp hành ngân sách nhà nước:
3.1. Trình tự, thủ tục tiến hành phân bổ ngân sách nhà nước trong giai đoạn chấp hành ngân sách nhà nước:
– Hoạt động phân bổ ngân sách nhà nước tạo căn cứ pháp tài chính cho các cấp ngân sách thực hiện thu ngân sách, quản lí và thực hiện chi ngân sách. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách, việc phân bổ chỉ tiêu tài chính là căn cứ quan trọng, tạo điều kiện vật chất để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; trách nhiệm tìm kiếm nguồn vật chất bù đắp cho hoạt động của mình (vấn đề này được đặt ra cho các đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị sự nghiệp có thu).
– Trước hết, các chi tiêu phân bổ cho các cấp ngân sách, kể cả ngân sách trung ương và các cấp ngân sách ở địa phương được thực hiện. Đối với các chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước (kể cả chỉ tiêu vay vốn để bù đắp) đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, tiếp tục phân bổ, giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc các cơ quan thu năm trong cấp ngân sách tương đương). Chỉ tiêu này quyết định nội dung hoạt động của cơ quan tài chính, cơ quan kho bạc, cơ quan thuê, cơ quan hải quan trong năm ngân sách. Hiệu quả hoạt động, những vấn đề phát sinh chỉ hình thành khi các cơ quan đó thực hiện chi tiêu do ngân sách đồng cấp giao. Trên cơ sở chỉ tiêu phân bổ, các cơ quan thu có trách nhiệm lập kế hoạch chi tiết các khoản thu theo quý, gửi cơ quan tài chính trước thời điểm bắt đầu quý tiếp theo.
– Các chỉ tiêu chi ngân sách được phân bổ cho đối tượng có yêu cầu phải sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước. Đơn vị dự toán cấp 1 – đơn vị dự toán ngân sách được Thủ tướng Chính phủ hoặc ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách” là đơn vị sử dụng ngân sách có quan hệ trực tiếp và nhận chỉ tiêu tài chính trực tiếp từ một cấp ngân sách, có trách nhiệm phân bổ nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Để bảo đảm chủ động cho các đơn vị thụ hưởng, pháp luật quy định quyết định phân bổ phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm trước năm thực hiện với các nội dung, trình tự thống nhất.
-Kết quả các chi tiêu phân bổ phải được gửi cơ quan tài chính, cơ quan kho bạc để thực hiện hoạt động quản lí ngân sách nói chung, xác định nguồn kinh phí và thời điểm chi trả, căn cứ chi trả thực tế.
3.2. Trình tự, thủ tục chấp hành ngân sách dự toán thu ngân sách nhà nước:
* Chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước từ thuế, phí, lệ phí
– Chủ thể có đủ điều kiện nộp thuế (loại trừ trường hợp chủ nộp các loại thuế phát sinh từng lần như thuế chuyển quyền sử dụng đất đối với cá nhân, thuế thu nhập không thường xuyên…) thực hiện đăng kí thuế với cơ quan thu có thẩm quyền. Đối với các chủ thể nộp lệ phí, phí không thực hiện đăng ký do đây không phải là khoản thu mang tính thường xuyên, ổn định đối với họ.
– Các cơ quan có thẩm quyền thu ngân sách nhà nước ra thông báo thu ngân sách cho đổi tượng nộp
– Trong thời hạn luật định (theo thông báo thuế hoặc theo văn bản pháp luật quy định cho từng loại thu), các chủ thể có liên quan phải thực hiện nghĩa vụ thu, nộp các khoản thu bắt buộc. Pháp luật quy định các biện pháp áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng nghĩa vụ (trích tài khoản hoặc các biện pháp tài chính khác) để bảo bảo số thu ngân sách.
– Đối với các khoản thu từ phí, lệ phí thường được ủy quyền cho các cơ quan không phải là cơ quan tài chính (chẳng hạn như
– Trường hợp phát sinh nghĩa vụ hoàn trả các khoản thu, cơ quan tài chính có trách nhiệm ra lệnh thoái thu hoặc lệnh chi tiền để hoàn trả.
* Chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước từ tài sản do Nhà nước quản lí.
– Thu các khoản thu do Nhà nước đầu tư. . Do hình thức đầu tư đa dạng, vì vậy nguồn thu xuất phát từ quá trình đầu tu cũng đa dạng tương ứng. Chẳng hạn, khoản thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế, thu nhập từ 1 vốn góp của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi nộp thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước..
– Thu từ hoạt động sự nghiệp như giáo dục, nghiên cứu khoa học, phát thanh truyền hình…
– Thu từ tiền bán, cho thuê các loại tài sản của Nhà nước (kể cả cho thuê mặt đất, mặt nước, vùng trời), tiền sử dụng đất…
– Thu từ các tài sản khác.
Do đặc điểm của nguồn thu, cơ quan tài chính có trách nhiệm thực hiện các khoản thu. Theo đó, cơ quan tài chính ra thông báo thu cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ. Việc ra thông báo thu của cơ quan tài chính cho các khoản thu có thời điểm phát sinh khác nhau: có những khoản thu được thông báo và yêu cầu nộp theo định kì; nhiều khoản thu khác thực hiện mang tính cá biệt, không thường xuyên. Trên cơ sở thông báo thu, các tổ chức có trách nhiệm nộp đúng hạn, đầy đủ.
* Chấp hành dự toán thu ngân sách từ vay nợ, viện trợ các khoản thu từ đóng góp của công chúng.
Đối với các khoản thu từ vay nợ thông qua phát hành trái phiêu Chính phủ, công trái xây dựng tổ quốc, việc chấp hành dự toán thu ngân sách được thực hiện theo trình tự sau đây:
– Cơ sở pháp lí để thực hiện các khoản vay là quyết định của Quốc hội và cơ quan có thầm quyền về việc tiến hành vay nợ thông qua phát hành trái phiếu, công trái xây dựng tổ quốc. Tùy thuộc vào nhu cầu của từng cấp ngân sách mà Chính phủ có thể phát hành trái phiếu Chính ‘phủ; ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành trái phiếu chính cấn tin quyền địa phương. Để bù đắp các khoản thiếu hụt tạm thời, bên cạnh yêu cầu phát triển thị trường tiền tệ, Chính phủ có thể phát hành tín phiếu kho bạc (loại trái phiếu có thời hạn dưới 1 năm).
– Căn cứ vào chương trình thực hiện các dự án đầu tư, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản, cơ quan tài chính và cơ quan kho bạc xây dựng phương án phát hành trái phiếu Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Sau khi phương án được phê duyệt, cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước chủ động quyết định khối lượng, thời điểm phát hành từng đợt.
– Tổ chức phát hành theo đúng tiến độ, phương thức và loại trái phiếu đã được chuẩn y. Trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu chính phủ có thể khác nhau đối với từng phương thức phát hành.” Đây là nguồn hàng hóa quan trọng cho thị trường chứng khoán hiện tại và trong tương lai, vì vậy cần có kế hoạch, biện pháp đồng bộ, vừa đáp ứng nhu cầu đầu tư của Nhà nước.
* Tổ chức thu ngân sách nhà nước.
– Ra thông báo thu đôi với các khoản thu mang tính bắt buộc.
– Thực hiện các khoản thu theo nhiệm vụ đầy đủ, kịp thời theo quy định cho từng loại thu.
– Kiểm tra và thực hiện đúng các chứng từ có liên quan đến quá trình thu ngân sách nhà nước.
3.3. Trình tự, thủ tục chấp hành chi ngân sách nhà nước:
* Tuân thủ các điều kiện chi ngân sách nhà nước
– Thứ nhất, đối với chi thường xuyên phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ. Ngoài ra, để tạo chủ động cho cơ quan thu cũng như đơn vị sử dụng ngân sách, pháp luật cũng quy định kinh phí cho thường xuyên cần được chia đều trong năm;
– Thứ hai, đối với chi đầu tư phát triển tuân thủ theo các điều kiện của đầu tư công và xây dựng;
– Thứ ba, đối với khoản chi dự trữ đối v quốc gia phải tuân thủ điều kiện của pháp luật về dự trữ quốc gia; trữ quốc gia;
– Thứ tư, đối với những gói thầu thuộc các nhiệm vụ, chương trình, dự án cần phải đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp phải tổ chức đấu quy định của pháp luật về đấu thầu;
– Thứ năm, đối với những khoản chi cho công việc thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch phải theo quy định về giá hoặc phí và lệ phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
* Thực hiện cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở nguồn kinh phí đã được phân bổ, kế hoạch sử dụng ngân sách đã được xây dựng và thông qua theo trình tự luật định, đơn vị sử dụng ngân sách ra quyết định chi, yêu cầu cơ quan kho bạc chuyển giao kinh phí. Điều 56
Quy định này không chi ra cách thức thực hiện thanh toán trực tiếp hoặc tạm ứng nên có thể suy luận răng, quy trình cụ thể sẽ được ghi nhận hay hướng dẫn bởi các văn bản dưới luật. Tuy vậy, cho đến nay, cách thức thanh toán hoặc tạm ứng có thể được hiểu như sau: Trên cơ sở quyết định chi hợp lệ, kho bạc nhà nước có nghĩa vụ chuyển tiền vào tài khoản hoặc trả tiền mặt cho đơn i sử dụng ngân sách. Để bảo đảm chuyển được kinh phí thực để tới đơn vị sử dụng ngân sách, pháp luật quy định hai cách thức cấp kinh phí: cấp tạm ứng và cấp thanh toán.
* Trình tự, thủ tục chi đầu tư phát triển
– Thứ nhất, cấp phát vốn đầu tư và xây dựng đúng đối tượng là các công trình đã được pháp luật quy định.
– Thứ hai, đơn vị chủ đầu tư phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện cấp phát vốn xây dựng cơ bản như thực hiện các thủ tục về lập dự án đầu tư, xây dựng; dự án đã được ghi trong kế hoạch cấp vốn đầu tư và xây dựng từ ngân sách nhà nước; tổ chức đấu thầu theo quy chế đấu thầu (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
– Thứ ba, tuân thủ trình tự thủ tục cấp phát. Căn cứ vào kế hoạch được duyệt, cơ quan tài chính các cấp thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền về việc cấp phát vốn. Kho bạc nhà nước có trách nhiệm chuyển tiền, thực hiện cấp phát. Chủ đầu tư nhận vốn theo tiến độ thực hiện.
* Trình tự, thủ tục chi thường xuyên.
Đối với các khoản chi tiền lương và khoản chi có tính chất tiền lương, đơn vị sử dụng kinh phí dựa trên danh sách chi trả, bằng đăng kí danh sách cán bộ, công chức, viên chức đã được phê duyệt (áp dụng cả đối với các đơn vị thực hiện khoán biên chế và kinh phí), phát hành “Giấy đề nghị rút dự toán ngân sách nhà nước” gửi cơ quan kho bạc đề nghị chi trả, thanh toán. Kho bạc nhà nước kiểm tra tính hợp lệ của bộ giấy đề nghị rút kinh phí, tiến hành cấp phát thanh toán cho đơn vị sử dụng. Đối với thu nhập của đối tượng thuê ngoài, việc thanh toán còn dựa trên cơ sở hợp đồng của đơn vị sử dụng với bên làm thuê
– Đối với khoản chi thanh toán cho các dịch vụ mua ngoài (mua sắm thiết bị, sửa chữa, xây dựng nhỏ), đơn vị sử dụng ngân sách căn cứ vào chỉ tiêu phân bổ cho nhóm chi, phát hành quyết định chi hợp lệ cùng với hồ sơ, chứng từ liên quan đến dịch vụ mua ngoài đã được cung ứng (dự toán phân bố, quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu, hợp ồng cung ứng hàng hóa dịch vụ, bộ chứng từ hàng hóa dịch vụ).
– Đối với các khoản chi cho an ninh, quốc phòng thực hiện theo những quy định riêng.
– Đối các khoản chi cho hoạt động sự nghiệp, về cơ bản được thực hiện tương tự các khoản chi thường xuyên khác. Riêng đối với hoạt động sự nghiệp phục vụ đường sắt, địa chất, cầu đường, đường thủy, trình tự cấp phát thanh toán cần có thêm các hồ sơ, chứng từ liên quan đến hoạt động đặc thù đó.
* Trình tự, thủ tục chi ủy quyền
– Trong hệ thống ngân sách, một số nhiệm vụ chi pháp luật quy định do ngân sách cấp trên đảm nhiệm, nhưng đối tượng hưởng lợi từ đầu tư ngân sách là ở địa phương. Trường hợp này, ngân sách cấp trên có thể ủy quyền thực hiện chi trả cho ngân sách cấp dưới. Về nguyên tắc, pháp luật định rõ “Trường hợp cơ quan quản lí cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lí nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. Không được dùng ngân sách cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ”
* Trình tự, thủ tục chi cho vay, trả nợ
– Phương thức cho vay có thể được tiến hành cho vay trực tiếp hoặc cho vay ủy thác.
– Đối với trường hợp cho vay trực tiếp, cơ quan tài chính chuyển khoản vay theo hợp đồng cho bên vay.
– Đối với trường hợp cho vay ủy thác, cơ quan tài chính chuyển nguồn vốn cho cơ quan được giao nhiệm vụ cho vay, trên cơ sở đó, cơ quan này thực hiện hoạt động cho vay đối với các đối tượng đủ điều kiện theo quy định của cơ quan tài chính.
– Đối với các khoản trả nợ vay nước ngoài, cơ quan tài chính phát hành lệnh chi tiến trên cơ sở dự toán trả nợ, yêu cầu cơ u cơ quan kho bạc chi trả theo hình thức thanh toán đã thỏa thuận. Cơ quan kho bạc có trách nhiệm xuất quỹ thanh toán trả nợ nước ngoài.
– Đối với khoản trả nợ vay trong nước, tùy theo từng trường hợp mà cơ quan kho bạc thanh toán cho đối tượng thụ hưởng hoặc cơ quan tài chính phát hành lệnh chi tiền, chi trả trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng.