Trong kinh doanh, buôn bán hàng hoá trong nước và cả thị trường quốc tế, chào hàng được xem là hình thức đề nghị, đưa ra lời mời để có thể hợp tác mua bán với những người mua hàng. Vậy chào hàng và chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế hiện nay được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chào hàng trong thương mại quốc tế được quy định như thế nào?
1.1. Thế nào là chào hàng trong thương mại quốc tế?
Chào hàng là một hình thức đề nghị giao kết hợp đồng được quy định tại Điều 14
Việc chào hàng được xem là đủ chính xác khi lời đề nghị của bên chào hàng đưa ra thể hiện rõ loại hàng hoá được chào hàng, số lượng và giá cả của hàng hoá được chào hàng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc theo một cách khác để nhằm xác định những yếu tố trên về loại hàng hoá, số lượng và giá cả.
Về bản chất, chào hàng là lời đề nghị ký kết hợp đồng được gửi cho đối tượng xác định. Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Công ước Viên năm 1980 (CISG) thì lời đề nghị chào hàng được gửi cho những người không xác định thì chỉ được xem là lời mời làm chào hàng, trừ trường hợp bên đề nghị chào hàng đã nêu rõ đấy chính là chào hàng.
Như vậy, theo những phân tích trên thì chào hàng là một lời đề nghị để ký kết
– Loại hàng hoá được chào hàng;
– Số lượng hàng hoá bán ra;
– Giá cả của hàng hoá đó.
1.2. Giá trị pháp lý của chào hàng trong thương mại quốc tế:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Công ước Viên năm 1980 (CISG) thì giá trị pháp lý của chào hàng được xác định khi lời đề nghị chào hàng của bên chào hàng tới nơi của người nhận được lời đề nghị và có sự ràng buộc về nghĩa vụ của bên chào hàng đối với những cam kết mà họ đã cam kết trong chào hàng đối với bên nhận được lời đề nghị chào hàng.
Tuy nhiên, trong Công ước Viên năm 1980 (CIS) thì một số trường hợp được quy định là chào hàng không có giá trị pháp lý ràng buộc đối với bên chào hàng. Cụ thể các trường hợp đó được quy định cụ thể thông qua các điều, khoản như sau:
– Chào hàng không đến tay của người được chào hàng. Việc chào hàng không đến tay bên được chào hàng có thể xác định bởi các lí do như sai địa chỉ của bên nhận chào hàng hoặc thất lạc đề nghị chào hàng trong quá trình vận chuyển;
–
– Người nhận được chào hàng nhận được thông báo về việc huỷ ngang lời đề nghị trước khi bên được chào hàng gửi thông báo chấp nhận lời đề nghị của bên chào hàng theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Công ước Viên năm 1980 (CISG).
1.3. Các trường hợp chào hàng vẫn có giá trị pháp lý mà không bị huỷ bỏ:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Công ước Viên năm 1980 (CISG) thì các trường hợp chào hàng vẫn có giá trị pháp lý mà không bị huỷ bỏ được quy định như sau:
– Thứ nhất, chào hàng đã ấn định cụ thể một thời gian xác định để bên được chào hàng chấp nhận lời đề nghị hoặc bằng một cách khác mà các bên lựa chọn thì chào hàng vẫn có giá trị pháp lý mà không bị huỷ bỏ. Việc ấn định thời gian để bên được chào hàng chấp nhận lời đề nghị là cách hành động nhằm tiết kiệm thời gian của hai bên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để bên được chào hàng có một khoảng thời gian cụ thể để suy nghĩ, nghiên cứu và chấp nhận;
– Thứ hai, bên được chào hàng đã xem qua chào hàng và biết đó là loại chào hàng không thể bị huỷ bỏ là hợp lý bên chào hàng đã có hành động một cách hợp lý thì việc chào hàng không thể bị huỷ bỏ. Mặc dù bên chào hàng không ấn định rõ đây là loại chào hàng không thể huỷ bỏ nhưng bên được chào hàng đã xem xét và thấy nội dung của chào hàng là không thể huỷ bỏ hoặc có thể vì lý do khách quan nhất định mà bên được chào hàng đã xem loại chào hàng đó là loại chào hàng không thể bị huỷ bỏ.
– Thứ ba, bên chào hàng quy định trong lời đề nghị của chào hàng là chào hàng không thể bị huỷ bỏ. Theo đó, bên chào hàng không thể vì bất kỳ lý do gì để trốn tránh trách nhiệm của mình với nội dung cũng như những cam kết trong chào hàng.
2. Chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế được quy định như thế nào?
2.1. Thế nào là chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Công ước Viên năm 1980 (CISG) thì chấp nhận chào hàng được quy định là việc bên được chào hàng xác lập việc chấp nhận bằng một lời tuyên bố chấp nhận hoặc bằng một hình thức khác thể hiện sự đồng ý của mình với lời chào hàng của bên chào hàng.
Như vậy, giá trị pháp lý của việc chấp nhận chào hàng được thể hiện qua lời tuyên bố hoặc hành động thể hiện sự đồng ý. Đồng nghĩa với khái niệm này thì mọi sự im lặng hoặc không có hành động của bên được chào hàng thì chào hàng được xem là mặc nhiên không có sự chấp nhận.
2.2. Hiệu lực của chấp nhận chào hàng trong quan hệ thương mại quốc tế:
Hiệu lực của chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Công ước Viên năm 1980 (CISG). Cụ thể hiệu lực của việc chấp nhận chào hàng được xác định kể từ khi bên chào hàng nhận được tuyên bố chấp nhận chào hàng. Việc chấp nhận chào hàng của bên được chào hàng không phát sinh hiệu lực pháp lý ràng buộc nếu việc chấp nhận không được gửi đến bên chào hàng trong thời hạn được ấn định mà bên chào hàng đã quy định trong đề nghị.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bên chào hàng gửi chào hàng đến tay bên được chào hàng không ấn định thời hạn cụ thể chấp nhận chào hàng thì trong một thời hạn được cho là hợp lý, xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc giữa các bên để xác định thời hạn chấp nhận chào hàng được xem là có giá trị pháp lý.
Lưu ý, việc chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận chào hàng ngay từ khi phát sinh ra lời chào hàng trừ một số tình tiết bắt buộc khác theo quy định của pháp luật về thương mại quốc tế.
2.3. Huỷ bỏ việc chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Công ước Viên năm 1980 (CISG) thì bên được chào hàng đã chấp nhận chào hàng nhưng muốn huỷ bỏ việc chấp nhận đó nếu có thông báo tới nơi cho bên chào hàng về việc huỷ bỏ chấp nhận chào hàng tại thời điểm trước hoặc cùng một lúc khi lời chấp nhận chào hàng có hiệu lực.
Như vậy, việc huỷ bỏ chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế chỉ được xác định và cho là có tính hợp pháp khi bên chấp nhận chào hàng có thông báo gửi tới tay của bên chào hàng về việc huỷ tuyên bố chấp nhận chào hàng. Lưu ý thông báo này phải được gửi đến trước hoặc cùng thời điểm chấp nhận chào hàng có hiệu lực.
3. Mối quan hệ của chào hàng và chấp nhận chào hàng:
Chào hàng và chấp nhận chào hàng được biết đến là hai hoạt động đi liền với nhau, có chào hàng mới có chấp nhận chào hàng. Việc chào hàng thực tế là một lời đề nghị ký kết Hợp đồng mua bán hàng hoá và thể hiện ý chí sẽ ràng buộc các bên bằng hợp đồng nếu lời đề nghị của bên chào hàng được chấp nhận. Còn chấp nhận đề nghị chào hàng là việc bên nhận được lời đề nghị chấp nhận, đồng ý mua bán hàng hoá với bên đề nghị và chịu ràng buộc vào nội dung chào hàng. Theo đó, chào hàng và chấp nhận chào hàng được xem là ràng buộc nhau khi hậu quả pháp lý phát sinh sau khi có sự chấp nhận chào hàng là Hợp đồng mua bán hàng hoá. Theo đó, các bên phải biết rõ về loại hàng hoá được buôn bán, số lượng hàng hoá và giá cả của hàng hoá. Từ đó các bên thực hiện theo đúng các nghĩa vụ đã cam kết với nhau trong hợp đồng.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Công ước Viên năm 1980 (CISG)- Công ước của Liên Hợp quốc về mua bán hàng hoá quốc tế.