Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia nhằm mục đích mang lại lợi ích mà hoạt động buôn bán, trao đổi mang lại. Hiện nay, trong quá trình giao kết hợp đồng thương mại quốc tế sẽ xuất hiện khái niệm chào hàng và chấp nhận chào hàng. Vậy chào hàng trong thương mại quốc tế là gì? Quy định về chào hàng trong thương mại quốc tế như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chào hàng trong thương mại quốc tế là gì?
Chào hàng thương mại quốc tế được quy định trong Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980. Theo đó, chào hàng được hiểu là một đề nghị giao kết hợp đồng đồng gửi cho một hoặc nhiều người xác định nếu đáp ứng điều kiện chào hàng đó đủ chính xác và kèm theo chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn ràng buộc mình trong trường hợp có chấp nhận chào hàng đó.
Theo căn cứ trên, một đề nghị giao kết hợp đồng được coi là chào hàng thì phải đáp ứng đủ 3 điều kiện:
– Lời đề nghị mang tính rõ ràng.
– Lời đề nghị mang tính chính xác.
– Lời đề nghị thể hiện ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc bởi chào hàng đó.
Một đề nghị là đủ chính xác nếu khi đủ điều kiện nếu nó nêu rõ ràng hàng hóa và ấn định được số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hay quy định về thể thức xác định những yếu tố này.
Trong đó việc xác định giá cả được xem xét: đối với trường hợp không ấn định rõ ràng và cụ thể hoặc ngụ ý hay không có một căn cứ điều khoản chính xác để xác định giá rõ ràng thì xác định giá thông qua việc xem xét giá trong những điều kiện tương tự của ngành nghề buôn bán hữu quan.
Lưu ý: khi có một đề nghị gửi cho người không xác định chỉ được coi là một lời mời chào hàng.
2. Quy định về chào hàng trong thương mại quốc tế mới nhất:
2.1. Giá trị pháp lý của chào hàng được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 15 Công ước 1980, chào hàng sẽ có hiệu lực tính từ khi chào hàng tới nơi người được chào hàng.
Các trường hợp được coi là chào hàng sẽ không có giá trị pháp lý mang tính ràng buộc đối với người chào hàng. Cụ thể là:
– Chào hàng không đến được tay người được chào hàng.
– Người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng, kể cả chào hàng là loại không hủy ngang.
– Thông báo hủy chào hàng đến tay người được chào hàng trước hoặc cùng một lúc với chào hàng.
– Người được chào hàng nhận được thông báo về việc hủy ngang trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.
2.2. Các trường hợp chào hàng không thể bị hủy ngang:
Tại Khoản 2 Điều 16 Công ước 1980 quy định các trường hợp chào hàng không thể bị hủy ngang gồm:
– Chào hàng chỉ rõ thông qua cách ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hoặc quy định chào hàng không thể hủy ngang.
– Người nhận coi chào hàng là không thể hủy ngang trên cơ sở căn cứ hợp lý và thực hiện hành động theo ý chí đó.
3. Quy định về chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế:
3.1. Thế nào là chấp nhận chào hàng:
Để được coi là chấp nhận chào hàng khi có một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng thể hiện rõ sự đồng ý với chào hàng.
Theo đó một chấp nhận chào hàng không nhất thiết phải được biểu hiện thông qua văn bản, lời nói mà còn có thể được ghi nhận bằng hành vi. Bên cạnh việc các bên cùng nhau ký kết
Chấp nhận chào hàng bằng hành vi có thể được thể hiện ở 3
hình thái chính:
– Chào hàng thể hiện hoặc cho phép rõ ràng việc chấp thuận bằng một hành vi.
– Các bên thông qua các giao dịch tương tự trong quá khứ đã hình thành một thói quen chấp thuận bằng hành vi.
– Thói quen thương mại được thừa nhận rộng rãi như là một hình thức chấp thuận chào hàng.
Như vậy, Điều 18.3 Công ước 1980 cho phép chấp thuận chào hàng bằng hành vi có hiệu lực vào thời điểm hành vi đó được thực hiện mà không cần thông báo cho bên chào hàng, và chỉ có hiệu lực nếu nó thỏa mãn điều kiện hành vi đó đã được thực hiện xong trong thời hạn mà bên chào hàng đã ấn định, hoặc là trong một thời hạn hợp lý như quy định.
Do đó, sự im lặng hoặc bất hợp pháp vì không mặc nhiên được coi là có giá trị coi như một sự chấp nhận. Có thể hiểu, bản thân sự im lặng không thể đảm bảo chắc chắn cho người chào hàng rằng chào hàng của họ đã được chấp nhận. Trong mọi trường hợp, sau khoảng thời gian im lặng, bên nhận chào hàng chắc chắn phải thực hiện một hành vi thể hiện rõ ràng rằng có chấp nhận chào hàng của họ thì mới được xem xét. Bởi trên thực tế, chấp nhận chào hàng bằng hành vi xảy ra tương đối phổ biến, nhất là giữa các bên đã có quan hệ làm ăn lâu năm.
3.2. Hiệu lực của chấp nhận chào hàng:
Kể từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận thì chấp nhận chào hàng có hiệu lực.
Chấp nhận chào hàng sẽ không phát sinh hiệu lực nếu như sự chấp nhận chào hàng không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng. Nếu trường hợp thời hạn không được quy định thì trong một khoảng thời gian hợp lý sẽ căn cứ theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó có xem xét đến tốc độ của phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng.
3.3. Thời hạn của chấp nhận chào hàng:
Theo quy định tại Điều 20 Công ước 1980, thời hạn chấp nhận chào hàng được xác định như sau:
– Thứ nhất, do người chào hàng quy định trong điện tín hay thư bắt đầu được tính từ lúc bức điện giao để gửi đi hoặc dựa vào ngày ghi trên thư. Tuy nhiên nếu trên thư không ghi ngày rõ ràng thì sẽ tính vào dấu trên bưu điện.
– Thứ hai, do người chào hàng quy định bằng điện thoại, bằng telex hoặc bằng phương tiện thông tin liên lạc khác sẽ được tính từ thời điểm người được chào hàng nhận được chào hàng.
Thế nào được coi là chào hàng đã nhận được? Căn cứ tại Điều 24 Công ước 1980 giải thích, một chào hàng hay một thông báo chào hàng hay bất kể sự thể hiện ý chí được coi là “tới nơi” khi:
– Chào hàng được thông tin bằng lời nói với người được chào hàng.
– Chào hàng được giao bằng bất cứ phương tiện nào cho chính người được chào hàng: như tại địa chỉ bưu chính; địa điểm kinh doanh hay tới nơi thường trú của họ nếu trong trường hợp không có địa điểm kinh doanh hay địa chỉ bưu chính.
Lưu ý:
Đối với trường hợp ngày lễ ngày nghỉ, nếu ngày lễ ngày nghỉ rơi vào khoảng thời gian được quy định chấp nhận chào hàng sẽ không được trừ khi tính thời hạn đó. Ngoại trừ trường hợp thông báo chấp nhận được gửi đi nhưng không thể đến địa chỉ người chào hàng, nếu ngày cuối cùng trong thời hạn là ngày lễ, ngày nghỉ thì thời hạn chấp nhận chào hàng được kéo dài đến ngày làm việc kế tiếp đầu tiên.
3.4. Chấp nhận chào hàng muộn:
Chấp nhận chào hàng muộn được hiểu là khi tiến hành đề nghị giao kết hợp đồng mà trả lời việc chấp nhận đề nghị đó sau thời điểm mà người đề nghị đặt ra có giới hạn thời gian trả lời.
Theo quy định tại Điều 21 Công ước năm 1980, nguyên tắc nếu như lời chấp hàng muộn này là sẽ không có hiệu lực. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ, nếu như người chào hàng có ý định muốn giao kết, họ sẽ phải thông báo bằng miệng không chậm trễ cho người nhận chào hàng hoặc gửi cho người này một thông báo về việc đó.
Trường hợp nếu như thư từ hay văn bản do người nhận chào hàng gửi đi có chứa đựng thể hiện sự chậm trễ, tuy nhiên văn bản hay thư từ đó được gửi đi trong điều kiện có sự chuyển giao bình thường, văn bản hay thư từ đó đến tay của người chào hàng kịp thời gian nhưng vì lý do nào đó như bất khả kháng làm cho văn bản, thư từ đó đến trễ hơn thì chấp nhận chào hàng vẫn được coi là đến muộn.
3.5. Quy định về hủy bỏ chào hàng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Công ước 1980, nếu thông báo về việc hủy chào hàng tới nơi người chào hàng trước hoặc cùng một lúc khi chấp nhận có hiệu lực thì chào hàng có thể bị hủy.
Lưu ý rằng quy định hủy bỏ chấp nhận chào hàng này chỉ được áp dụng trong trường hợp trước đó người được chào hàng đã chấp nhận chào hàng kèm thông báo chính thức bằng văn bản đối với người chào hàng tuy nhiên ngay sau đó họ đã thay đổi quyết định của mình là không chấp nhận chào hàng và gửi thông báo hủy cho người chào hàng.