Quyền hưởng dụng? Chấm dứt và hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng?
Như chúng ta đã biết thì quyền hưởng dụng là một loại quyền được ghi nhận tại
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Quyền hưởng dụng
Tại điều 258. Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng bộ luật dân sự 2015 có nêu rõ:
” Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.”
Các quy định tại điều 258
Ví dụ như quyền hưởng dụng được phát sinh bởi hành vi pháp lý giữa những người đang sống hoặc di chúc. Hành vi pháp lý tạo lập có thể là hợp đồng có đền bù hoặc không đền bù theo quy định của pháp luật. Di chúc có thể thiết lập quyền này cho người sống, chẳng hạn người để lại di chúc vẫn muốn giữ tài sản cho người này nhưng cho người khác hưởng dụng tài sản đó trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ Ông Nguyễn Văn Nam viết di chúc để lại tài sản cho cháu đích tôn, nhưng muốn bố mẹ của nó (con trai và con dâu của ông Nam) có quyền hưởng dụng tài sản đó trong thời gian hai người đó còn sống. Quyền này phát sinh bởi hành vi pháp lý gọi là quyền hưởng dụng ước định.
Ngoài ra pháp luật dân sự còn quy định rõ các căn cứ xác lập quyền hưởng dụng theo di chúc là một quy định tiến bọ trong bộ luật dân sự 2015 trong việc khai thác tài sản của người đã chết bằng việc hưởng dụng, mà không phải là người được chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản theo thừa kế. Như vậy theo quy định của pháp luật thì căn cứ xác lập quyền hưởng dụng theo di chúc đã tạo ra điều kiện để có thể thực hiện duy trì khối di sản của người chết để lại và bảo đảm quyền của những người thừa kế theo pháp luật, khi người hưởng dụng đầu tiên qua đời hoặc hết thời hạn hưởng dụng tối đa theo luật định là 30 năm. Chủ thể hưởng dụng có thể là cá nhân, có thể là pháp nhân.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 260
Như vậy có thể đưa ra kết luận về vấn đề quyền hưởng dụng đó là tài sản được quy định trong bộ luật dân sự năm 2015 là một bước cải cách trong tư duy lập pháp tại Việt Nam về lĩnh vực dân sự quy định cụ thể. Quyền hưởng dụng được hiểu là vật quyền, cho nên quyền hưởng dụng có thể là đối tượng của giao dịch dân sự, người hưởng dụng được quyền thu lợi từ việc hưởng dụng đó. Hưởng dụng được hiểu theo nghĩa đó là quyền của người không phải là chủ sở hữu của tài sản, nhưng có quyền hưởng dụng các lợi ích do tài sản mang lại trên căn cứ hợp đồng hoặc do pháp luật quy định
2. Chấm dứt và hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng
2.1. Chấm dứt quyền hưởng dụng
Căn cứ theo quy định tại điều 265. Chấm dứt quyền hưởng dụng Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể:
Quyền hưởng dụng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết.
2. Theo thỏa thuận của các bên.
3. Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng.
4. Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định.
5. Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn.
6. Theo quyết định của
7. Căn cứ khác theo quy định của luật.
Như vậy, theo quy định trên pháp luật đề ra có 07 trường hợp chấm dứt quyền hưởng dụng, có thể hiểu về những trường hợp này đó là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc sở hữu của người khác trong một thời hạn nhất định do đó, khi hết thời hạn này, quyền hưởng dụng đương nhiên chấm dứt. Bên cạnh đó có những trường hợp mà khi chưa hết thời hạn, quyền hưởng dụng cũng có thể chấm dứt nếu người hưởng dụng và chủ sở hữu của tài sản thoả thuận châm dứt quyền hưởng dụng hoặc nếu người hưởng dụng tự từ bỏ, không thực hiện quyền của mình. Quyền hưởng dụng là quyền đối vật, do đó, khi tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn thì quyền hưởng dụng không còn đối tượng để tác động, khai thác nên sẽ chấm dứt. Trên thực tế, có những trường hợp người hưởng dụng được chuyển giao cà quyền sở hữu tài sản nên họ trở thành chủ sở hữu tài sản và chấm dứt tư cách người có quyền hưởng dụng đối với tài sản này. Ngoài ra, theo quyết định của toà án hoặc các căn cứ khác theo quy định của luật thì quyền hưởng dụng cũng chấm dứt.
2.2. Hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng
Dựa trên quy định tịa điều 266. Hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể:
“Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm dứt quyền hưởng dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Dựa trên quy định tại điều luật này do chúng tôi nêu ra có thể thấy pháp luậ quy định tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm dứt quyền hưởng dụng như đã nêu ở trên, Ví dụ cụ thể như trường hợp tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn. Bên cạnh đó pháp luật quy định đề ra quy định như trên có vẻ như mới chỉ hướng tới trường hợp quyền hưởng dụng được trao cho một chủ thể, nếu quyền hưởng dụng được trao cho nhiều chủ thể đối với một tài sản thì hệ quả sẽ giải quyết như thế nào vẫn chưa được luật Dân sự đề cập tới. Theo đó, cần có quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự theo hướng bổ sung trường hợp có nhiều người cùng hưởng dụng đối với một tài sản thì khi xuất hiện căn cứ chấm dứt quyền hưởng dụng đối với người nào thì chỉ chấm dứt đối với người đó.
Kết luận, dựa trên những điiều đã phân tích như trên có thể thấy quyền hưởng dụng là một nội dung mới, lần đầu tiên được ghi nhận và quy định trong bộ luật dân sự năm 2015 quy định. Việc quy định về quyền hưởng dụng đã góp phần bảo vệ hữu hiệu quyền dân sự của các chủ thể kinh tế, tạo cơ sở đầy đủ và thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả tài sản góp phần thúc đẩy hơn nữa sự phát triển kinh tế xã hội. Việc ghi nhận tại bộ luật dân sự 2015 tạo cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn như việc hưởng dụng đất ở Việt Nam hiện nay có thể truyền lại cho người thừa kế, nếu không thực hiện trong khoảng thời gian liên tục quá 10 năm thì đó là lý do chấm dứt để đảm bảo không lãng phí tài sản xã hội và coi như người có quyền hưởng dụng không có nhu cầu hưởng dụng. Bên cạnh đó việc ghi nhận này có vai trò quan trọng trong thúc đẩy giao lưu dân sự trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường. Theo đó nên việc đảm bảo tốt hơn cho tài sản trong giao lưu dân sự được tối đa hóa giá trị không chỉ bởi chủ sở hữu mà còn bởi cả người không phải là chủ sở hữu, hạn chế được rủi ro pháp lý, giữ được sự ổn định của các quan hệ dân sự và các quan hệ khác có liên quan.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Chấm dứt và hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng” và căn cứ pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.