Có thể chấm dứt ủy quyền quản lý nhà ở trước thời hạn hay không? Nếu có thì phải làm như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi: em có một ngôi nhà. Em đã ủy quyền cho chị của em sử dụng ngôi nhà đó trong thời hạn 5 năm. Đến nay chưa hết thời hạn nhưng em muốn cho người khác thuê căn nhà đó thì có được không? Phải giải quyết như thế nào?
Xin chân thành cảm ơn quý công ty.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 155, Luật Nhà ở 2014 quy định:
“1. Ủy quyền quản lý nhà ở là việc chủ sở hữu nhà ở ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc quản lý, sử dụng nhà ở trong thời hạn được ủy quyền. Việc ủy quyền quản lý nhà ở chỉ được thực hiện đối với nhà ở có sẵn.
2. Nội dung, thời hạn ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở do các bên thỏa thuận và được ghi trong
hợp đồng ủy quyền ; nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn ủy quyền thìhợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày ký hợp đồng ủy quyền.3. Bên ủy quyền quản lý nhà ở phải trả chi phí quản lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
Bạn đã ủy quyền sử dụng quản lý nhà ở trong 5 năm. Bản chất của việc ủy quyền là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người khác thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Việc ủy quyền quản lý nhà ở của bạn sẽ chấm dứt trong các trường hợp quy định tại Điều 157, Luật Nhà ở 2014:
“1. Hợp đồng ủy quyền hết hạn.
2. Nội dung ủy quyền đã được thực hiện.
3. Nhà ở được ủy quyền quản lý không còn.
4. Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở theo quy định tại Điều 158 của Luật này.
5. Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền quản lý nhà ở chết.
6. Bên được ủy quyền quản lý nhà ở mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của
Tòa án .7. Theo thỏa thuận của các bên.”
>>> Luật sư
Trong trường hợp của bạn, bạn có thể thỏa thuận với chị gái chấm dứt việc ủy quyền quản lý nhà. Hoặc có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền trong các trường hợp quy định tại Khoản 1,Điều 158, Luật Nhà ở 2014:
“a. Nếu việc ủy quyền có chi phí quản lý thì bên ủy quyền không phải báo trước cho bên được ủy quyền biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền nhưng phải thanh toán cho bên được ủy quyền chi phí quản lý tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và phải bồi thường thiệt hại cho bên được ủy quyền;
b.Nếu việc ủy quyền không có chi phí quản lý thì bên ủy quyền phải
thông báo cho bên được ủy quyền biết trước ít nhất 30 ngày về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
Theo các căn cứ trên, nếu bạn ủy quyền có trả chi phí quản lý cho chị giái thì bạn không phải báo trước với chị nhưng phải thanh toán chi phí quản lý tương ứng với việc chị bạn đã quản lý nhà ở.
Trong trường hợp bạn ủy quyền không trả chi phí quản lý nhà ở thì bạn phải