Chấm dứt tư cách thành viên thuộc quỹ tín dụng nhân dân. Quy định về vấn đề pháp lý của thành viên quỹ tín dụng.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi đang nghiên cứu về quỹ tín dụng nhân dân và có một thắc mắc như sau, tôi muốn hỏi về những trường hợp mà tư cách thành viên bị chấm dứt theo quy định của pháp luật. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. (Khoản 6 Điều 4
Thành viên quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định tại
Điều kiện để trở thành thành viên quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 06/2017/TT-NHNN và Khoản 17 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN.
Vậy những trường hợp nào chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân, cụ thể Điều 32 Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định về những trường hợp chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân như sau:
– Trường hợp đương nhiên mất tư cách:
+ Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; thành viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định về quỹ tín dụng nhân dân;
+ Thành viên là pháp nhân khi tổ chức đó bị giải thể, phá sản hoặc không có người đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định về quỹ tín dụng nhân dân để cử làm đại diện; thành viên đã chuyển hết vốn góp cho người khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
– Trường hợp tự nguyện: Thành viên tự nguyện và được Hội đồng quản trị chấp thuận chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân và được Đại hội thành viên thông qua theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
>>> Luật sư
– Trường hợp khai trừ: Thành viên bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân do:
+ Không đảm bảo đủ vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định về quỹ tín dụng nhân dân;
+ Có hành vi giả mạo, gian lận hồ sơ thành viên;
+ Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
Việc xử lý vốn góp của thành viên đối với thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo các quy định nêu trên được thực hiện như sau:
a) Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên trong trường hợp đương nhiên mất tư cách:
(i) Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thành viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định tại Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-NHNN: Thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự và các quy định của pháp luật có liên quan;
(ii) Thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản: Thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản;
b) Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên trong trường hợp tự nguyện: Thành viên được chuyển nhượng vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 04/2015/TT-NHNN hoặc được hoàn trả vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Thông tư 04/2015/TT-NHNN;
c) Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên trong trường hợp khai trừ: Thành viên không được chuyển nhượng vốn góp. Việc hoàn trả vốn góp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Thông tư 04/2015/TT-NHNN.
Thành viên chấm dứt tư cách thành viên được hưởng các quyền lợi khác từ quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi (nếu có) theo quyết định của Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về những trường hợp chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân. Rất mong giải đáp được những thắc mắc của khách hàng.