Hiện nay, thực trạng người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nuôi con nhỏ đang diễn ra hết sức phổ biến. Vậy người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng với lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi không? Cùng tìm hiểu những quy định của pháp luật về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
- 1 1. Có chấm dứt hợp đồng với lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi được không?
- 2 2. Những quyền lợi của lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi:
- 3 3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng với lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi:
- 4 4. Mức xử phạt đối với người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng với lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi:
- 5 5. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi:
1. Có chấm dứt hợp đồng với lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi được không?
Căn cứ Điều 37
– Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Trừ những trường hợp sau là được đơn phương chấm dứt hợp đồng:
+ Người lao động bị ốm đau, tai nạn:
++ Đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
++ Hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
++ Hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
– Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý;
– Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Căn cứ Điều 137
Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động:
+ Đã chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích
+ Không phải là cá nhân và chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người lao động được ưu tiên ký kết hợp đồng mới.
Như vậy, người sử dụng lao động không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Được chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn nếu hai bên có thỏa thuận nhưng phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Mức bồi thường cụ thể cho thời hạn còn lại của hợp đồng do hai bên thương lượng, thỏa thuận và thống nhất.
Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn trong khi lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì lao động nữ có quyền khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết để bảo đảm quyền lợi.
2. Những quyền lợi của lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi:
Pháp luật quy định lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi được hưởng những chế độ đặc biệt đó là:
– Không bị người sử dụng lao động sa thải, kỷ luật hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian đang nuôi con dưới 1 tuổi.
– Không bị xử lý kỷ luật lao động.
– Có quyền từ chối làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong thời gian đang nuôi con dưới 1 tuổi.
– Có quyền được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương cho đến hết thời gian nuôi con dưới 1 tuổi nếu như:
+ Đang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
+ Hoặc đang làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai.
– Được ưu tiên giao kết
– Trong thời gian làm việc được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi và thời gian nghỉ này vẫn được tính lương.
– Nếu lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp.
– Nếu được đóng BHXH bắt buộc và trong trường hợp con bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thì có quyền được nghỉ theo quy định và được hưởng trợ cấp khi con ốm đau.
3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng với lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi:
Theo quy định, người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian nuôi con dưới 1 tuổi. Nếu người sử dụng lao động tự ý chấm dứt thì đó được xem là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Theo đó, người sử dụng lao động phải có những trách nhiệm sau:
– Có trách nhiệm nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết.
– Có trách nhiệm trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.
– Có trách nhiệm trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Nếu người lao động quay trở lại làm việc thì sẽ tiến hành hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm do đang tiếp tục làm việc. Khi quay trở lại làm việc nhưng vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động không còn thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Nếu người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả theo quy định như: tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc theo quy định và tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.
Nếu người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và thỏa thuận được với người lao động thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường cho người lao động theo quy định.
4. Mức xử phạt đối với người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng với lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi:
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động.
Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này như sau:
– Hành vi vi phạm: sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
– Hình phạt chính: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đối với tổ chức thì mức xử phạt là gấp đôi
– Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc doanh nghiệp phải nhận lại người lao động trở lại làm việc.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ sau người sử dụng lao động sẽ không bị phạt nếu vi phạm hành vi này đó là:
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết
– Người sử dụng lao động là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích
– Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động
– Người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật.
5. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi:
Theo quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ một số trường hợp sau đây:
+ Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ;
+ Vi phạm hành chính về xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
+ Vi phạm hành chính về hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử
+ Vi phạm hành chính về quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản
+ Vi phạm hành chính về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước
Như vậy, ngoài những trường hợp nêu trên thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là 02 năm thì thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi là 01 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng.