Trước khi ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động muốn biết vị trí công việc có phù hợp không thường ký trước hợp đồng thử việc. Thực tế nhiều trường hợp phải chấm dứt hợp đồng thử việc trước thời hạn. Vậy quy định hợp đồng thử việc là gì? Mức lương và thời gian thử việc như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hợp đồng thử việc là gì?
- 2 2. Hợp đồng thử việc trong hợp đồng lao động:
- 3 3. Chấm dứt hợp đồng thử việc trước thời hạn được không?
- 4 4. Chấm dứt hợp đồng thử việc trước thời hạn có được trả lương:
- 5 5. Có được ký hợp đồng thử việc đối với người làm việc theo mùa vụ không?
- 6 6. Nguyên tắc ký kết hợp đồng thử việc trong doanh nghiệp
1. Hợp đồng thử việc là gì?
Trước khi ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có thể ký kết hợp đồng thử việc. Theo đó, khi ký kết hợp đồng thử việc, các bên phải thỏa thuận được nội dung, điều khoản của hợp đồng thử việc phải phù hợp với các quy định của pháp luật về loại hợp đồng này. Thực tiễn cho thấy, nhà làm luật không bắt buộc các bên phải ký kết hợp đồng thử việc, vì vậy khi có sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động đồng ý về việc ký kết hợp đồng lao động thì các bên sẽ bỏ qua giai đoạn thử việc.
Vậy thế nào là hợp đồng thử việc trong lao động?
Theo quy định tại Điều 24
Hợp đồng thử việc gồm các nội dung chính như sau:
+ Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
+ Công việc và địa điểm làm việc;
+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
+ Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
Thử việc là một khoảng thời gian để người lao động có thể nắm bắt, đúc rút kinh nghiệm được công việc mới khi sang công ty. Giai đoạn thử việc quyết định 70% khả năng được tuyển dụng chính thức của người lao động. Điều đó có nghĩa rằng, thử việc được coi là giai đoạn bản lề, góp phần quyết định sự hợp tác giữa người sử dụng lao động với người lao động. Bởi năng lực của người lao động được phản ánh khá chính xác qua giai đoạn này, góp phần tác động đến việc doanh nghiệp có tuyển dụng chính thức người đó hay không.
Căn cứ theo Điều 25
+ Tối đa 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
+ Tối đa 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
+ Tối đa 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
+ Tối đa 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Như vậy, đối với những công việc có tính chất chuyên môn cao, cần một thời gian nhất định để người lao động có thể nắm bắt, làm quen với công việc mới và tự lập khi làm việc một mình. Còn đối với những công việc có tính chất đơn giản thì thời gian thử việc cũng ít hơn, vì người lao động chỉ cần mất ít ngày để có thể nắm bắt công việc của mình. Việc nhà làm luật giới hạn thời gian thử việc nhằm hạn chế hành vi lạm dụng của người sử dụng lao động khi yêu cầu người lao động thử việc trong một thời gian quá dài. Bởi khi người sử dụng lao động yêu cầu người lao động thử việc quá lâu thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương của người lao động.
Căn cứ theo Điều 26 Bộ luật lao động 2019 quy định về tiền lương trong thời gian thử việc, theo đó trong thời gian thử việc người lao động sẽ được trả ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó khi người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động về mức lương được nhận chính thức. Việc nhà làm luật quy định mức lương mà người lao động nhận được trong thời gian thử việc thấp hơn mức lương chính thức, vì vậy, nếu không quy định thời gian thử việc hợp lý thì doanh nghiệp sẽ lạm dụng việc kéo dài thời gian thử việc để trả lương thấp cho người lao động.
Khi kết thúc thời gian thử việc, nếu kết quả mà người lao động làm được trong thời gian thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Theo đó, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.
Thời gian thử việc là khoảng thời gian quan trọng giữa người lao động và người sử dụng lao động trong việc xem xét người lao động làm được việc hay không, nếu công việc không phù hợp với người lao động thì họ cũng có thể chấm dứt hợp đồng lao động bất kì lúc nào mà không cần phải báo trước cho người sử dụng lao động. Vì vậy, đây là khoảng thời gian khá thoải mái đối với người sử dụng lao động và người lao động nhất.
2. Hợp đồng thử việc trong hợp đồng lao động:
Trước khi ký kết hợp đồng lao động, pháp luật cho phép người sử dụng lao động và người lao động được giao kết hợp đồng thử việc. Tuy vậy, phạm vi, nội dung của hợp đồng thử việc phải phù hợp với các quy định của pháp luật về loại hợp đồng này. Trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà nguyên nhân chủ yếu là do không am hiểu các quy định của pháp luật về thử việc nên các bên vẫn còn nhiều sai phạm khi giao kết hợp đồng thử việc.
Phạm vi được giao kết hợp đồng thử việc
Theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Bộ luật lao động 2019 thì không áp dụng thử việc với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Nội dung của hợp đồng thử việc
Theo quy định tại Bộ luật lao động 2019 thì hợp đồng thử việc gồm các nội dung sau:
– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
– Công việc và địa điểm làm việc;
– Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật lao động 2019 thì tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động trong thời gian thử việc do các bên thỏa thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động thông thường.
– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động
Điều 25 Bộ luật lao động 2019 quy định về thời gian thử việc như sau:
“Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.”
Chấm dứt hợp đồng thử việc
Thời gian thử việc sẽ chấm dứt khi hợp đồng thử việc hết thời hạn hoặc trong một số trường hợp khác mà pháp luật có quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc.
Điều 27 Bộ luật lao động 2019 quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:
“1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”
3. Chấm dứt hợp đồng thử việc trước thời hạn được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Tôi có ký hợp đồng thử việc với công ty X trong thời gian 2 tháng. Nhưng trong quá trình làm việc tôi cảm thấy quyền lợi của mình không được đảm bảo, và tôi muốn hỏi tôi có thể chấm dứt hợp đồng thử việc này trước thời hạn được không?
Luật sư tư vấn:
Hợp đồng thử việc là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về thử việc, khi người thử việc đạt được các yêu cầu trong hợp đồng thử việc thì người sử dụng lao động phải nhận họ vào làm việc chính thức.
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Bộ luật lao động 2019 thì trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy nếu không có thỏa thuận khác về quyền chấm dứt hợp đồng thử việc thì các bên có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc bất cứ lúc nào.
4. Chấm dứt hợp đồng thử việc trước thời hạn có được trả lương:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin làm lái xe cho công ty X, Thời gian thử việc theo thỏa thuận là 2 tháng và không ký hợp đồng thử việc. Tôi bắt đầu thử việc tại công ty từ ngày 5/01/2021, ngày 18/02/2021 tôi làm đơn xin thôi việc thì được giám đốc chấp nhận và thỏa thuận lái xe đến hết ngày 21/02/2021. Đến ngày 21/02 tôi không đến công ty, đến ngày 23/02 tôi nhận được văn bản thông báo qua email của tôi là đề nghị tôi xác nhận nghỉ việc để công ty thanh lý hợp đồng với tôi. Nhưng tới ngày hôm nay trong mail tôi có yêu cầu trả lời về việc lương những ngày công tôi làm từ ngày 01/02 đến 19/02. Công ty trả lời không thanh toán cho tôi vì lí do tôi tự ý bỏ việc. Vậy luật sư cho tôi hỏi:
– Việc tôi nghỉ việc như vậy có vi phạm không?
– Công ty không thanh toán lương tôi những ngày công tôi làm có đúng không?
– Nếu công ty sai tôi phải làm như thế nào để đòi lại quyền lợi của mình?
Rất mong luật sư tư vấn. Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn trình bày, bạn thử việc ở công ty 2 tháng bắt đầu từ ngày 05/01/2021, nghĩa là thời hạn thử việc kết thúc vào ngày 05/3/2021. Tuy nhiên khi chưa hết thời hạn thử việc bạn đã nghỉ từ ngày 21/02/2021.
Tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật lao động 2019 có quy định như sau:
“Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”
Như vậy việc anh nghỉ trong thời gian thử việc là không vi phạm pháp luật và không phải bồi thường cho công ty bất kỳ khoản nào.
Về việc công ty không trả lương là vi phạm quy định pháp luật theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động 2019.
“1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.“
Nếu hết thời hạn theo quy định mà công ty không trả lương cho bạn thì bạn có quyền kiến nghị đến công ty yêu cầu công ty phải trả lương cho thời gian thử việc của mình hoặc gửi đơn đến Hội đồng hòa giải cơ sở tại công ty hoặc hòa giải viên lao động quận/huyện nơi công ty dặt trụ sở chính để giải quyết.
Nếu công ty không giải quyết, bạn có quyền gửi đơn khiếu nại đến Thanh tra Sở, Bộ lao động – Thương binh xã hội hoặc khởi kiện đến Tòa án huyện/quận nơi công ty có trụ sở làm việc để yêu cầu tòa buộc công ty phải trả tiền lương cho bạn.
5. Có được ký hợp đồng thử việc đối với người làm việc theo mùa vụ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi Luật sư. Công ty Em là công ty may chuyên may gia công áo khoác với nhìều công đoạn khác nhau và luôn thay đổi theo mỗi một mùa. Tình hình nhân sự thì luôn biến đổi. Nên công ty em có kí Hợp đồng lao động 02 tháng sau khi người lao động đã thử việc xong. Vậy xin hỏi Công ty em làm như vậy có được không?
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a)
b)
Như vậy công ty và người lao động có thể thoả thuận giao kết
Tuy nhiên bạn cần lưu ý nếu hết 02 tháng trên mà người lao động vẫn còn làm việc thì công ty phải thực hiện đúng quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật lao động 2019 như sau:
“2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là
6. Nguyên tắc ký kết hợp đồng thử việc trong doanh nghiệp
Tóm tắt câu hỏi:
Trước đây người bạn của em đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp A năm 2013 có ký hợp đồng thử việc và sau đó ký hợp đồng làm việc có thời hạn. Bạn em làm việc 2 năm xong xin nghỉ bây giờ có nguyện vọng vào làm việc lại đơn vị sự nghiệp A (2021). Vậy Đơn vị sự nghiệp A có ký hợp đồng thử việc lại không? (Vì bạn em đã có kinh nghiệm làm việc 2 năm, công việc trước đó và bây giờ giống nhau)
Luật sư tư vấn:
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn của bạn trước đây đã làm việc tại một đơn vị sự nghiệp A có ký hợp đồng thử việc, sau đó, làm 02 năm xin nghỉ, nay, bạn của bạn có nguyện vọng trở lại làm việc tại đơn vị đó. Trường hợp bạn của bạn xin làm việc lại tại vị trí, chức danh làm việc khác chức danh, vị trí trước đó thì theo quy định, đơn vị tuyển dụng có quyền thử việc theo quy định của Bộ luật lao động 2019. Thời gian thử việc phụ thuộc vào từng vị trí công việc cụ thể theo quy định.