Việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam là một trong những đề tài được quan tâm rộng rãi trong thời gian gần đây, khi thị trường lao động ngày càng phát triển. Dưới đây là quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài.
Mục lục bài viết
1. Chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của
– Hết thời hạn hợp đồng lao động, ngoại trừ trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động đã ký kết ban đầu;
– Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động;
– Lao động bị kết án phạt tù tuy nhiên không được hưởng án treo hoặc không được trả tự do căn cứ theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, bị kết án tử hình hoặc bị cấm đảm nhiệm, công việc nhất định được ghi trong hợp đồng lao động theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Người lao động là người nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị trục xuất theo bản án, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;
– Người lao động chết, người lao động bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố đã chết;
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt tồn tại và chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn có thẩm quyền đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo quy định của pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật;
– Người lao động bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải;
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Người sử dụng lao động có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc căn cứ theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 Bộ luật lao động năm 2019;
– Giấy phép lao động của người lao động đã hết hiệu lực đối với trường hợp người lao động là người nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam căn cứ theo quy định tại Điều 156 Bộ luật lao động năm 2019;
– Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc được ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên có hành vi hủy bỏ thoả thuận thử việc đó.
Đồng thời có thể thấy, trường hợp khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động căn cứ theo quy định tại Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019, trường hợp người sử dụng lao động có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động căn cứ theo quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019 thì cần phải đảm bảo về thời gian thông báo trước và việc thông báo đó cần phải được thực hiện bằng văn bản. Cụ thể như sau:
– Phải thông báo trước ít nhất 45 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Phải thông báo trước ít nhất 30 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động có xác định thời hạn với thời gian từ 12 tháng đến dưới 36 tháng;
– Phải thông báo trước ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động có xác định thời hạn với thời gian dưới 12 tháng;
– Đối với một số ngành nghề và công việc đặc thù thì thôi hạn báo trước cần phải được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đó là Chính phủ.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài đang thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 37 của Bộ luật lao động năm 2019, cụ thể như sau:
– Người lao động bị ốm đau, bị tai nạn, bị bệnh nghề nghiệp đang trong quá trình điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, ngoại trừ những trường hợp được quy định cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ lao động năm 2019;
– Người lao động đã nghỉ năm, nghỉ việc riêng và một số trường hợp nghỉ khác của người lao động đã được người sử dụng lao động đồng ý;
– Người lao động nữ đang mang thai, lao động đang trong thời gian nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy có thể nói, khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài thì cần phải thuộc một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được pháp luật lao động quy định, và cần phải đảm bảo quá trình chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài:
Trình tự và thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài được thực hiện như sau:
Bước 1: Người sử dụng lao động lập biên bản xác nhận lý do chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài. Căn cứ vào các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài như đã phân tích nêu trên, thì có thể lập biên bản lý do chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 2: Thực hiện thủ tục thông báo trước cho người lao động nước ngoài trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động sẽ phải thông báo bằng văn bản đã được ký kết hợp đồng lao động với người lao động như sau:
– Người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải thực hiện nghĩa vụ báo trước trong trường hợp: Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau còn thời hạn quy định của pháp luật; hoặc người lao động tự tiện bỏ việc mà không có lý do chính đáng, không có sự đồng ý của người sử dụng lao động trong khoảng thời gian từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
– Đối với các trường hợp còn lại, người sử dụng lao động cần phải báo trước ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn trong khoảng thời gian từ 12 tháng đến 36 tháng, báo trước ít nhất 45 ngày trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, báo trước ít nhất 03 ngày làm việc trong trường hợp hợp đồng lao động có xác định thời hạn với thời gian dưới 12 tháng hoặc chấm dứt hợp đồng vì lý do sức khỏe của người lao động.
Như vậy có thể thấy, người sử dụng lao động cần phải lưu ý quy định của pháp luật về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài để hạn chế những rủi ro không đáng có về vấn đề quản lý an ninh trật tự an toàn xã hội, bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện thủ tục thu hồi giấy phép lao động, thẻ cư trú để chấm dứt quyền và nghĩa vụ của đôi bên. Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP), doanh nghiệp tiến hành thủ tục thu hồi giấy phép lao động như sau:
– Trong thời hạn 15 ngày được tính kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động sẽ thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài, nộp lại Bộ lao động thương binh và xã hội hoặc Sở lao động thương binh và xã hội đã cấp giấy phép lao động đó, kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không được thu hồi;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động để gửi đến người sử dụng lao động;
– Người lao động muốn nhập cảnh vào lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động, thì cần phải thông qua công ty mà họ sẽ làm việc với thư mời, bảo lãnh nhập cảnh. Như vậy có thể nói, trong trường hợp người lao động nước ngoài vào lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động, đã được cấp thẻ tạm trú tuy nhiên chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, công ty và doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc không còn nhu cầu bảo lãnh đối với người nước ngoài trong khoảng thời gian tạm trú trên lãnh thổ của Việt Nam. Đồng thời, doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng để thu hồi thẻ tạm trú của người lao động, sau đó nộp lại cho các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, xin cấp visa 15 ngày để người lao động có thời gian chuẩn bị xuất cảnh ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam.
Bước 3: Thanh toán các khoản phí có liên quan đến quyền lợi của các bên. Căn cứ theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động. Theo đó, ngoài các khoản lương cần phải chi trả cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ phải thanh toán các chi phí theo quy định tại điều luật này. Thời gian để các bên thực hiện trách nhiệm là 14 ngày được tính kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động trên thực tế. Tuy nhiên, đối với những trường hợp đặc biệt thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận kéo dài thời gian này, tuy nhiên không được kéo dài quá 30 ngày. Người sử dụng lao động sẽ phải có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục xác nhận và trả lại các loại giấy tờ, sổ bảo hiểm xã hội mà người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.
3. Chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài có phải làm quyết định thôi việc không?
Hiện nay, không có văn bản quy phạm pháp luật nào ghi nhận như thế nào là quyết định thôi việc. Tuy nhiên có thể hiểu, quyết định thôi việc là quyết định được người sử dụng lao động sử dụng để thông báo cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đó. Căn cứ theo quy định tại Điều 45 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định, người sử dụng lao động sẽ phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của bộ luật lao động, ngoại trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo đó thì có thể thấy, quyết định thôi việc được sử dụng như một loại văn bản thông báo đến người lao động nước ngoài khi người sử dụng lao động có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 34 của Bộ luật lao động năm 2019 thì không cần phải thực hiện thủ tục thông báo. Như vậy có thể thấy, trong một số trường hợp pháp luật quy định không cần phải thực hiện nghĩa vụ thông báo thì người sử dụng lao động cũng sẽ không cần phải làm quyết định thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019.