Pháp luật lao động luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên từ khi ký kết hợp đồng đến khi có mong muốn chấm dứt hợp đồng. Vậy cần phải làm gì để chấm dứt hợp đồng lao động sẽ không bị xử phạt?
Mục lục bài viết
1. Chấm dứt hợp đồng lao động thế nào để không bị xử phạt?
Pháp luật luôn tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào quan hệ lao động có thể tự thỏa thuận với nhau về các vấn đề xoay quanh việc xác lập thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Theo đó, các bên có thể chấm dứt hợp đồng lao động đúng theo quy định của pháp luật thông qua các trường hợp như sau:
1.1. Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động:
Theo ghi nhận tại khoản 3 Điều 34
1.2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
1.2.1. Đơn phương chấm dứt hoạt động nhưng phải báo trước:
Nếu không thể thực hiện việc bạn thân với người sử dụng lao động thì người lao động hoàn toàn có thể chọn cách đơn phương chấm dứt hợp đồng tuy nhiên việc đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng phải được thực hiện theo đúng quy định. Mà theo quy định của Bộ luật lao động 2019 người lao động để thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động một cách hợp pháp thì phải tuân thủ việc báo trước. Căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 thì quy định như sau:
+ Khi người lao động có mong muốn chấm dứt hợp đồng lao động đơn phương thì phải báo trước khoảng thời gian là ít nhất 45 ngày kể từ ngày làm việc nếu hợp đồng xác định quan hệ lao động được ký kết giữa các bên là không xác định thời hạn;
+ Trong trường hợp các bên ký hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì phải tuân thủ vững báo cáo ít nhất là 30 ngày;
+ Nếu tham gia lao động thực hiện theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng thì thông báo ít nhất là 3 ngày làm việc;
+ Đối với ngành nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước phải được thực hiện theo quy định của chính phủ đã ban hành. Với quy định nêu trên thì người lao động phải tuân thủ việc báo trước theo đúng thời hạn thì mới có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng theo quy định của pháp luật. Khi chấm dứt hợp đồng đúng theo quy định thì quyền lợi của các cá nhân mới được đảm bảo. Hiện nay, có nhiều cách để người lao động có thể thông báo đến người sử dụng lao động về việc muốn chấm dứt hợp đồng có thể trực tiếp bằng lời nói, bằng văn bản hoặc email xin nghỉ việc.
1.2.2. Người lao động đưa phương chấm dứt hợp đồng lao động không thuộc trường hợp phải báo trước:
Trong quá trình tham gia vào lao động mà người lao động nhận thấy có những hành vi vi phạm của người sử dụng lao động thì hoàn toàn có quyền chấm dứt ngang hợp đồng này và không bị ảnh hưởng đến quyền lợi của mình và hoàn toàn được coi là hợp pháp, cụ thể:
– Sau khi đã ký kết hợp đồng nhưng người lao động lại không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc, không được đảm bảo điều kiện làm việc đã được thỏa thuận giữa các bên trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của bộ luật này;
– Liên quan đến quyền lợi về lương thì không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn theo thỏa thuận trừ quy định tại khoản 4 Điều 97 của bộ luật này;
– Người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi đánh đập hoặc sử dụng các lời nói, hành vi nhục mạ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhân phẩm, danh dự của người lao động thậm chí có tình trạng cưỡng bức lao động thông qua sử dụng bạo lực hoặc đe dọa dùng bạo lực chèn ép về tinh thần để ép buộc người lao động làm việc trái ý muốn của họ;
– Xuất hiện tình trạng quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Trường hợp lao động nữ phải nghỉ việc vì mang thai theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
– Cá nhân đã đạt đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều169 của Bộ luật lao động trừ trường hợp các bên có sự thỏa thuận khác về vấn đề này;
– Ngoài ra, còn liên quan đến lỗi của người sử dụng lao động trong việc cung cấp các thông tin không đúng sự thật gây hiểu nhầm hoặc mục đích lừa dối người lao động được quy định tại Điều 16 của
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên người lao động hoàn toàn có quyền nghỉ việc đơn phương mà không cần báo trước mà vẫn được pháp luật bảo hộ và thừa nhận đây là hành động hợp pháp.
2. Trường hợp hợp đồng lao động bị chấm dứt:
Căn cứ theo Điều 34 Bộ luật lao động năm 2019 thì các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được kể đến như sau:
– Xét đến thời hạn hợp đồng lao động nếu nhận thấy đã hết thời hạn mà các bên thỏa thuận với nhau, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này:
-Ccác bên giao kết hợp đồng làm việc sau khi đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
– Xét đến khả năng và nhu cầu liên quan đến công việc, nếu cả hai đều có sự thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động;
– Cá nhân đang là người lao động khi bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự hoặc bị áp dụng mức tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trong trường hợp này sẽ mặc nhiên chấm dứt;
– Người lao động được xác định là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam khi bị áp dụng hình thức trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Người lao động đã chết hoặc đã bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất tích và ghi nhận là cá nhân đã chết;
– Trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân mà người này cũng đã chết hoặc bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự bị mất tích hoặc đã chết. Trong trường hợp người sử dụng lao động là một tổ chức thì có sự kiện chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn và đăng ký kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo là không còn người đại diện theo pháp luật người được ủy quyền thực hiện quyền nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật;
– Trong trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải thì sẽ chấm dứt hợp đồng lao động;
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này;
– Có phát sinh sự kiện là người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng nằm trong quy định tại Điều 36 của Bộ luật này;
– Trên thực tế, nếu người sử dụng lao động áp dụng hình thức cho thôi việc người lao động theo quy định tại điều 42, Điều 43 của Bộ luật lao động;
– Đối với người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thực hiện lao động thông qua giấy phép lao động nhưng đã hết hiệu lực;
– Nộii dung được ghi nhận trong
3. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật bị xử phạt thế nào?
– Người lao động khi đưa phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật có thể sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc;
– Ngoài ra còn phải có trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động một nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động đã ký kết với nhau đồng thời cũng phải đưa một khoản tiền tương ứng với số tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày mà người lao động vi phạm về việc không báo trước;
– Nếu trong trường hợp tham gia lao động mà người sử dụng lao động đầu tư đào tạo bồi dưỡng kiến thức kinh nghiệm để hỗ trợ người lao động hoàn thành tốt trong các công việc của mình được giao thì phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo này được quy định tại Điều 62 của Bộ luật lao động 2019.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Lao động năm 2019.