Chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp viên chức chuyển công tác đến cơ quan khác. Thủ tục giải quyết thôi việc đối với viên chức.
Chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp viên chức chuyển công tác đến cơ quan khác. Thủ tục giải quyết thôi việc đối với viên chức.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có chị hiện đang là viên chức công tác tại trung tâm y tế huyện, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, hai vợ chồng đều công tác xa nhà, hai đứa con còn nhỏ nên chị tôi đã làm đơn xin về địa phương công tác và cũng đã được Giám đốc trung tâm ra quyết định cho chị tôi được về địa phương nhưng trung tâm có yêu cầu chị tôi phải làm bản cam kết với trung tâm, là chị tôi phải hoàn thành tốt nhiệm vụ tại địa phương và không có sự phản ánh của nhân dân tại địa phương như vậy việc trung tâm yêu cầu chị tôi làm cam kết như vậy có đúng với quy định của nhà nước không? Chị tôi có nên làm không? Xin Luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Điều 14 Thông tư 15/2012/TT-BNV quy định về việc chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác như sau:
"1. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc.
2. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc. Văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản."
Theo quy định trên, khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc.
Điều 38
– Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:
+ Viên chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;
+ Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 29 Luật viên chức;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 29 Luật viên chức.
– Thủ tục giải quyết thôi việc
+ Viên chức có nguyện vọng thôi việc có văn bản gửi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc; nếu không đồng ý cho viên chức thôi việc thì trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định 29/2012/NĐ-CP.
+ Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 38 Nghị định 29/2012/NĐ-CP và đồng thời giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP.
>>> Luật sư tư vấn chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức chuyển công tác: 1900.6568
Khi chị bạn muốn thôi việc thì chị bạn làm đơn gửi thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập để giải quyết.
Điều 15 quy định về việc Ký kết hợp đồng làm việc đối với viên chức khi chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập mới như sau:
"Khi viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập mới, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải ký kết hợp đồng làm việc với viên chức và thực hiện chế độ tiền lương phù hợp trên cơ sở căn cứ vào năng lực, trình độ đào tạo, quá trình công tác, diễn biến tiền lương và thời gian đóng bảo hiểm xã hội của viên chức."
Khi viên chức thôi việc phải được cơ quan chủ quản ký văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc và khi chuyển tới cơ quan, đơn vị mới tiến hành ký hợp đồng làm việc mới. Theo như bạn nói thì cơ quan đã ký quyết định cho chị bạn chyển về công tác tại địa phương.
Hiện nay, chưa có quy định quy định về việc khi viên chức xin chuyển công tác sang cơ quan khác phải ký cam kết hoàn thành tốt nhiệm vụ tại cơ quan mới nên việc cơ quan "ép" chị bạn ký cam kết đó là không có căn cứ trừ trường hợp địa phương có quy định cụ thể về vấn đề này và việc ký cam kết dựa trên sự tự nguyện của các bên.