Quy định về chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài? Chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài?
Thương nhân có những vai trò và đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói riêng và toàn xã hội nói chung. Hiện nay, trên thị trường kinh doanh tại Việt nam đã có sự tham gia hoạt động của rất nhiều những chủ thể là thương nhân là người nước ngoài. Thương nhân nước ngoài khi đáp ứng đủ các điều kiện dưới sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam đã được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp, khi hoạt động không hiệu quả hay vi phạm vào điều cấm của pháp luật nước ta thì thương nhân nước ngoài sẽ chấm dứt hoạt động tại nước ta.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quy định về chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài:
Theo quy định tại Điều 23
– Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trong trường hợp hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép.
– Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
– Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật và quy định của giấy phép.
– Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam do thương nhân bị tuyên bố phá sản.
– Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài đối với hình thức Văn phòng đại diện, Chi nhánh và tham gia
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trước khi chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam.
2. Chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài:
Căn cứ pháp lý để chấm dứt hoạt động thương nhân nước ngoài:
–
– Thông tư số 11/2016/TT-BCT quy định biểu mẫu thực hiện
Theo pháp luật hiện nay thì thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.
Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.
2.1. Chấm dứt hoạt động chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:
Các trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh:
Theo quy định tại điều 35
– Chấm dứt hoạt động chi nhánh theo đề nghị của thương nhân nước ngoài.
– Chấm dứt hoạt động chi nhánh khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh.
– Chấm dứt hoạt động chi nhánh khi hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Chi nhánh mà thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn.
– Chấm dứt hoạt động chi nhánh khi hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Chi nhánh mà không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn.
– Chấm dứt hoạt động chi nhánh khi bị thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh theo quy định.
– Chấm dứt hoạt động chi nhánh khi thương nhân nước ngoài, Chi nhánh không còn đáp ứng một trong những điều kiện về cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam.
Thủ tục chấm dứt chi nhánh thương nhân nước ngoài:
Khi thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động, thương nhân nước ngoài phải niêm yết công khai về việc chấm dứt hoạt động tại trụ sở của Chi nhánh đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật.
– Các bước thực hiện chấm dứt chi nhánh thương nhân nước ngoài bao gồm các bước sau:
Bước 1: Soạn hồ sơ chấm dứt và hoàn thành các nghĩa vụ nợ, thuế.
Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 3: Nhận kết quả.
– Nơi nộp hồ sơ:
Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp giấy phép.
– Thời gian thực hiện:
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh.
– Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh:
Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khi chấm dứt hoạt động chi nhánh thương nhân nước ngoài chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:
+ Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Chi nhánh theo mẫu thông báo ban hành kèm theo
+ Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh (đối với trường hợp hết thời gian hoạt động mà không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn) hoặc bản sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh của Cơ quan cấp Giấy phép (đối với trường hợp Chi nhánh bị thu hồi Giấy phép thành lập).
+ Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội.
+ Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động.
+ Bản chính Giấy phép thành lập Chi nhánh.
Thương nhân nước ngoài và người đứng đầu Chi nhánh chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động Chi nhánh.
2.2. Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:
Các trường hợp chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện:
– Thương nhân nước ngoài yêu cầu.
– Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của nước, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó được thành lập hoặc đăng ký hoạt động.
– Thương nhân nước ngoài không xin gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi hết thời hạn hoạt động đã nêu.
– Cơ quan cấp Giấy phép từ chối gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh khi hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép.
– Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật
– Thương nhân nước ngoài hoặc Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không còn đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định tại Điều 7
Hồ sơ tiến hành chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện :
– Theo Điều 36 Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký, trừ trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo Mẫu TB của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số: 11/2016/TT-BCT quy định biểu mẫu thực hiện nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
+ Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (đối với trường hợp hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn.) hoặc bản sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của Cơ quan cấp Giấy phép (đối với trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện).
+ Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội.
+ Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động.
+ Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
Thủ tục tiến hành chấm dứt hoạt động bao gồm các bước sau:
– Bước 1: Thương nhân sẽ cần phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên.
– Bước 2: Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Sở công thương, ban quản lý nơi Văn phòng đại điện được cấp giấy phép.
– Bước 3: Sở Công thương, ban quản lý nhân hồ sơ và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Luật quy định là chỉ được bổ sung hồ sơ tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết.
– Bước 4: Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.