Khái quát về chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài? Quy định về chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài?
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam với các nước, cơ hội đầu tư ở nước ngoài sẽ tăng lên, việc các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang các nước khác là điều tất yếu. Từ đó đặt ra yêu cầu về cơ chế tạo điều kiện thuận lợi làm sao để không chỉ giúp các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài nâng cao hiệu quả hoạt động mà Việt Nam còn nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế toàn cầu.
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là hoạt động phức tạp, nhà đầu tư không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước đầu tư mà trước hết phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, mà thủ tục và giấy tờ bắt buộc là phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Tức là, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là văn bản pháp lý quan trọng quyết định việc nhà đầu tư có được thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài hay không. Vì vậy khi văn bản này bị chấm dứt hiệu lực, thì các nội dung được quy định trong đó cũng buộc phải chấm dứt. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về các trường hợp chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài? Đây sẽ là câu hỏi trọng tâm được Luật Dương Gia giải quyết trong bài viết dưới đây.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Luật Đầu tư năm 2020.
Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài?
Theo giải thích tại Khoản 13 Điều 3 Luật Đầu tư: “Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.” Đầu tư ra nước ngoài có thể được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp của tổ chức, cá nhân mà theo quy định của pháp luật Việt Nam được phép tiến hành đầu tư.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là văn bản pháp lý được cơ quan có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư đáp ứng điều kiện luật định để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo đúng nội dung được ghi trong Giấy chứng nhận.
Chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là hành vi pháp lý đơn phương của chủ thể có thẩm quyền nhằm kết thúc giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 64 Luật Đầu tư năm 2020.
2. Quy định về chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài?
Chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Điều 64 Luật Đầu tư và Điều 87 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Nội dung được phản ánh trong các quy định này được thể hiện dưới các khía cạnh sau:
Thứ nhất, các trường hợp chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 64 có 7 trường hợp chấm dứt hiệu lực:
Một là, nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư. Đây là trường hợp chấm dứt xuất phát từ ý thức chủ quan, ý chí của nhà đầu tư, lý do quyết định chấm dứt không cần phải xem xét, chỉ cần việc quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư không vi phạm pháp luật nước được đầu tư.
Hai là, hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Trường hợp này cần xem xét quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, thời hạn hoạt động của dự án đầu tư là khoảng thời gian mà nước này quy định cho phép nhà đầu tư hoạt động, mà khi hết khoảng thời gian đó, chủ đầu tư buộc phải chấm dứt hoạt động của dự án.
Ba là, theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp. Các điều kiện này được thiết lập giữa nhà đầu tư và người quản lý dự án đầu tư ở nước tiếp nhận, trường hợp này cũng xuất phát từ ý chí của các bên và được pháp luật tôn trọng và bảo đảm.
Bốn là, nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài. Lúc này, bản chất của việc đầu tư ra nước ngoài bị thay đổi, nhà đầu tư không còn thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài. Hay nói cách khác, Giấy chứng nhận không còn ý nghĩa pháp lý mà nó cần thể hiện.
Năm là, quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Đây là trường hợp khá đặc biệt, nhằm giới hạn thời hạn mà nhà đầu tư phải thực hiện trách nhiệm được ghi trong Giấy phép, cũng là cách để Nhà nước quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài nghiêm ngặt và chặt chẽ.
Sáu là, tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Đây là việc các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Bảy là, theo bản án, quyết định của
Thứ hai, trách nhiệm của nhà đầu tư khi chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Khi thuộc một trong các trường hợp phân tích trên, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.(Khoản 2, Điều 64). Sau khi hoàn thành việc chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận, nhà đầu tư phải chấm dứt hoạt động dự án đầu tư trong thực tế, trong đó đặc biệt là rút nguồn vốn trở về. Quy định về trách nhiệm của nhà đầu tư là minh chứng rõ nhất trong sự tổng hợp các quy định pháp luật của hai hệ thống pháp luật điều chỉnh đối với một chủ thể nhất định.
Thứ ba, hồ sơ chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Như đã nói ở phần trên, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam, mà trước hết, nhà đầu tư phải chuẩn bị các tài liệu theo quy định tại Khoản 1, Điều 87 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, cụ thể:
– Nhà đầu tư nộp 02 bộ Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) gồm các tài liệu sau: (1) Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; (2) Bản gốc các Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã cấp; (3) Quyết định chấm dứt dự án đầu tư tại nước ngoài; (4) Tài liệu chứng minh nhà đầu tư đã hoàn thành việc kết thúc, thanh lý dự án và chuyển toàn bộ tiền, tài sản, các khoản thu từ kết thúc, thanh lý dự án về nước; (5) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư. Đây hầu hết là các tài liệu, giấy tờ đơn giản, gắn liền với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư hoặc các văn bản đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước đó.
Thứ tư, thẩm quyền và trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Thẩm quyền chấm dứt hiệu lực: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 87 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, cụ thể:
– Nhà đầu tư nộp hồ sơ tới Bộ kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên quan đến giao dịch ngoại hối.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định chấm dứt hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gửi nhà đầu tư.
Trách nhiệm phát sinh cụ thể:
– Trường hợp chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài, trước khi thực hiện việc chuyển toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài và chấm dứt dự án, nhà đầu tư phải
– Trường hợp chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư; thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gửi nhà đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. (Khoản 6 Điều 87)
Nhìn chung, trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đề cao vai trò, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc phải phối hợp, thực hiện với các cơ quan khác và các nghĩa vụ xoay quanh trước và sau khi chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.