Khi tham gia vào quan hệ lao động, người lao động có thể gặp sự kiện làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thì có quyền được yêu cầu người sử dụng lao động chi trả tiền trợ cấp dưỡng sức. Vậy, Chậm chi trả tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có bị phạt?
Mục lục bài viết
1. Quyền của người lao động hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những quyền lợi cơ bản của người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động. Căn cứ tại Điều 60 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã quy định rõ về việc giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi khỏe khi cá nhân là người lao động gặp phải tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp trong suốt quá trình thực hiện công việc của mình.
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm trong việc lập danh sách người đã hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động hoặc cá nhân mắc bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa ổn định, phục hồi lại. Sau khi lập danh sách thì sẽ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội thời gian để thực hiện hoạt động này là trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động được xác định là chưa phục hồi được sức khỏe theo đúng quy định tại Khoản 1 của Điều 54 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015;
– Khi tiếp nhận danh sách từ doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động trong thời hạn là 10 ngày kể từ ngày nhận danh sách, cơ quan bảo hiểm xã hội phải nhanh chóng chuyển tiền cho đơn vị sử dụng lao động để đơn vị này thực hiện chi trả trợ cấp dưỡng sức và phục hồi sức khỏe cho người lao động; nếu đã nhận được danh sách yêu cầu từ doanh nghiệp nhưng không giải quyết thì cơ quan bảo hiểm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng;
– Xét về trách nhiệm của người sử dụng lao động sau khi đã được cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển tiền trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe thì trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được tiền doanh nghiệp phải tiến hành chi trả tiền trợ cấp cho người lao động.
Với quy định nêu trên người sử dụng lao động có trách nhiệm hỗ trợ người lao động được hưởng việc trợ cấp dưỡng sức và phục hồi sức khỏe. Đây là quyền lợi cơ bản của người lao động đã được các văn bản pháp luật liên quan quy định cụ thể. Người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau lao động cho người lao động sau khi đã nộp danh sách cho cơ quan bảo hiểm trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến.
2. Chậm chi trả tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp có bị phạt?
Như phân tích trên, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sẽ phải được chi trả theo đúng thời hạn đã được quy định; còn xét trên thực tế nếu việc chậm trễ trả tiền trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao động thì doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hành vi này. Căn cứ theo Khoản 1, Khoản 7 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì nếu có hành vi vi phạm các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thì có thể áp dụng mức phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng nếu tổ chức doanh nghiệp có hành vi vi phạm đối với mỗi người lao động.
Trong trường hợp có rất nhiều người lao động không được trả chế độ trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp thì mức phạt tiền cũng không được quá tối đa là 75 triệu. Và như đã biết thì thời gian để doanh nghiệp, tổ chức thực hiện chi trả ra trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận được tiền trợ cấp do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến.
Việc vi phạm các quy định về chậm trễ trả tiền trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc người sử dụng lao động phải tiến hành chi trả chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo đúng quy định.
Đáng lưu ý rằng: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định phía trên là mức phạt đối với cá nhân còn trong trường hợp nếu tổ chức có hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ là gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Vậy mức phạt tối đa đối với cá nhân là người sử dụng lao động khi có hành vi vi phạm là 2 triệu đồng còn đối với tổ chức là 4 triệu đồng. Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là phải trả chế độ trợ cấp này cho người lao động.
3. Điều kiện để có thể nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thương tật:
Theo quy định tại Điều 54 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì việc dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thương tật của người lao động sẽ được quy định với các nội dung như sau:
Trong quá trình tham gia lao động người lao động phải thực hiện việc điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do nghề nghiệp thì trong thời gian 30 ngày đầu trả lại làm việc sẽ vẫn tiến hành theo dõi sức khỏe nếu nhận thấy sức khỏe chưa hồi phục lại như ban đầu thì có thể được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe với thời gian nghỉ là từ 5 đến 10 ngày trong một lần bị tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp;
– Trong Luật an toàn, vệ sinh lao động cũng đang nhấn mạnh trường hợp nếu người lao động chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động từ Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu chạy lại làm việc thì người lao động vẫn được đảm bảo quyền lợi này và được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi đã hoàn tất việc điều trị bệnh thương tật bệnh tật theo quy định nếu Hội đồng giám định y khoa đã đưa ra kết luận chính thức về khả năng suy giảm lao động của người lao động sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn, lao động bệnh nghề nghiệp.
Đồng thời theo quy định tại Khoản 1 Điều 7
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mức hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp sẽ căn cứ vào Điều 54 của
Với các quy định nêu trên quy định về việc nghỉ dưỡng sức phục vụ sức khỏe của người lao động luôn được đề cao và đảm bảo những quyền lợi tối đa đảm bảo được sức khỏe cho người lao động có thể tiếp tục làm việc cống hiến.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.