Việc nhận nuôi con nuôi đã trở nên phố biến tại nước ta. Nhiều trường hợp sau khi nhận nuôi, cha mẹ nuôi có nhu cầu thay đổi dân tộc cho con nuôi. Vậy theo quy định hiện nay cha mẹ nuôi có thể thay đổi dân tộc cho con nuôi không?
Mục lục bài viết
1. Cha mẹ nuôi có thể thay đổi dân tộc cho con nuôi không?
Chào Luật sư!
Tôi tên là Nguyệt quê ở Đăk Lăk. Tôi có câu hỏi mong Luật sư giải đáp giúp tôi.
Tôi và chồng kết hôn gần chục năm nay nhưng không may mắn nên đến tận bây giờ vẫn chưa có em bé. Mặc dù chúng tôi đã chữa trị nhiều nơi. Vừa rồi vợ chồng chúng tôi có đi rừng thì thấy tiếng khóc, dò theo tiếng khóc thì thấy một bé trai đang bị bỏ rơi nên chúng tôi nhận bé làm con nuôi. Vậy bây giờ chúng tôi muốn đổi lại dân tộc cho con nuôi của chúng tôi được không? Tôi xin cảm ơn.
Chào chị! Chúng tôi gửi chị câu trả lời của chị như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền xác định, xác định lại dân tộc như sau:
– Cá nhân có quyền được được xác định, xác định lại dân tộc của mình.
– Cá nhân khi sinh ra sẽ được xác định dân tộc của mình theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ mà thuộc hai dân tộc khác nhau thì lúc này dân tộc của con sẽ được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ phụ thuộc theo sự thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; nếu trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ không có thỏa thuận thì lúc này dân tộc của con sẽ được xác định theo tập quán; đối với trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.
Trong trường hợp trẻ em được xác định là bị bỏ rơi, hoặc chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi dựa theo sự thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trong trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em sẽ được xác định theo dân tộc của người đó.
Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi hoặc chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì sẽ được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
– Cá nhân vẫn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:
+ Xác định lại dựa theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;
+ Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong những trường hợp mà con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.
+ Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi sẽ phải được sự đồng ý của người đó.
+ Cấm lợi dụng đối với việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.
Như vậy căn cứ theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp của bạn, con nuôi của bạn chưa xác định được cha, mẹ đẻ nên tuỳ vào thỏa thuận của vợ chồng bạn mà có thể đổi dân tộc cho bé. Lưu ý, trong trường hợp con nuôi của bạn từ 15 đến dưới 18 tuổi thì bạn phải được sự đồng ý của con nuôi.
2. Trường hợp nào con nuôi được xác định theo dân tộc của cha mẹ nuôi?
Căn cứ dựa theo quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi như sau:
– Kể từ ngày thực hiện giao nhận con nuôi, thì giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng sẽ có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau dựa theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Dựa theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đối với việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
– Việc thay đổi họ, tên của con nuôi được xác định từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
– Dân tộc của con nuôi được xác định là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
– Trừ những trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi đã có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, lúc này cha mẹ đẻ sẽ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì con nuôi được xác định theo dân tộc của cha mẹ nuôi khi người con nuôi này là trẻ em bị bỏ rơi.
Và khi xác định người con nuôi này đã tìm được cha mẹ đẻ và muốn xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ thì vẫn có thể thực hiện thủ tục thay đổi theo quy định.
3. Hồ sơ cần có để xác định lại dân tộc của con nuôi:
– Hồ sơ phải nộp:
+ Tờ khai để xác định lại dân tộc. Đây là tờ khai thực hiện cho việc đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc được ban hành tại phụ lục của Thông tư
+ Giấy tờ để chứng minh đây là trường hợp được xác định lại dân tộc. Theo đó, thì người yêu cầu có thể nộp các loại giấy tờ như: giấy chấm dứt nhận con nuôi, giấy xác nhận nhận con nuôi, Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của cha hoặc mẹ đẻ và giấy khai sinh của người con.
– Giấy tờ cần xuất trình: Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của cha đẻ hoặc mẹ đẻ.
4. Thẩm quyền xác định lại dân tộc của con nuôi:
Để được cơ quan có thẩm quyền giải quyết xác định lại dân tộc cho con nuôi, người có yêu cầu phải nộp hồ sơ tại một trong các cơ quan sau đây:
– Đối ới công dân Việt Nam là con nuôi được xác định dưới 14 tuổi
+ Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi mà người con nuôi trước đây đã thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh.
+ UBND cấp xã nơi cư trú của người con nuôi đang thực hiện để xin thủ tục xác định lại dân tộc nếu trường hợp không thuận tiện cho việc nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây.
– Đối với công dân Việt Nam là con nuôi được xác định từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của người nước ngoài đã đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
+ UBND cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh trước đây.
+ UBND cấp huyện nơi công dân Việt Nam được xác định từ đủ 14 tuổi trở lên đã thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú) của người này.
5. Thời gian con nuôi được xác định lại dân tộc:
Để được giải quyết xác định lại dân tộc, thời gian giải quyết là:
– Nếu trường hợp hồ sơ được nộp đầy đủ và đúng quy định, hồ sơ xuất trình đầy đủ thì thời gian giải quyết được xác định là 3 ngày,
– Nếu trường hợp cần xác minh them thì thười gian có thể kéo dài them không quá 03 ngày làm việc nên thời gian giải quyết trong trường hợp này là tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, do đó có thể đến 06 ngày làm việc
Theo đó, các bước để giải quyết việc xác định lại dân tộc của con nuôi trong đó gồm:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Người yêu cầu sẽ có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần phải nộp và xuất trình bản gốc các loại giấy tờ cần xuất trình co cán bộ tư pháp hộ tịch.
Bước 2: Thực hiện nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền: Nơi đã làm thủ tục đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của người con nuôi có yêu cầu xác định lại dân tộc.
Bước 3: Cán bộ tư pháp hộ tịch sau khi đã nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, thì sẽ có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ người yêu cầu nộp và xuất trình, xét thấy yêu cầu xác định lại dân tộc là đúng và đã đầy đủ thì ghi nội dung thay đổi dân tộc vào mục tương ứng trong sổ hộ tịch.
Sau khi cán bộ tư pháp hộ tịch ghi xong, thì người yêu cầu sẽ xác định lại dân tộc và sẽ được yêu cầu ký tên vào sổ hộ tịch cùng với cán bộ tư pháp hộ tịch.
Sau khi ký tên xong, thì cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ báo cáo với Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền cấp trích lục cho người yêu cầu xác định lại dân tộc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015
THAM KHẢO THÊM: