Căn cước công dân được xem là giấy tờ tùy thân quan trọng mỗi khi khách hàng thực hiện hoạt động đăng ký và giao dịch khác tại các tổ chức tín dụng. Khi căn cước công dân hết hạn, khách hàng sẽ không thể thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, ngoại trừ trường hợp giao dịch dưới hình thức rút tiền tại cây ATM hoặc mobile banking.
Mục lục bài viết
1. CCCD hết hạn có giao dịch ngân hàng được không?
Căn cước công dân được xem là loại giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi công dân, thể hiện thông tin cơ bản của công dân Việt Nam, trong đó có các thông tin về lai lịch và đặc điểm nhận dạng, căn cước công dân là một trong những loại giấy tờ được sử dụng trong các giao dịch trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thẻ căn cước công dân còn có thể được sử dụng thay cho hộ chiếu trong nhiều trường hợp khác nhau. Trên thực tế, trong quá trình thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, nhiều khách hàng không để ý dẫn đến trường hợp căn cước công dân hết hạn. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Căn cước công dân hết hạn có giao dịch ngân hàng được hay không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 385 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng dân sự. Theo đó, hợp đồng được xem là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. Đồng thời, điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, giao dịch dân sự sẽ có hiệu lực khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cơ bản sau đây:
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
– Các chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
– Mục đích và nội dung tham gia vào các giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật, không vi phạm điều cấm và không trái đạo đức xã hội;
– Hình thức của giao dịch dân sự cũng sẽ được xem là một trong những điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 22 của
– Văn bản chính bị tẩy xóa hoặc sửa chữa, thêm bớt một số nội dung không hợp lệ;
– Văn bản chính bị cũ, hỏng, nát, không còn xác định được nội dung;
– Bản chính bị đóng các loại dấu mật của các cơ quan và tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật, tuy nhiên ghi rõ rằng văn bản đó không được phép sao chụp;
– Bản chính có chứa đựng các nội dung trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, tuyên truyền và kích động chiến tranh, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa, có hành vi xuyên tạc lịch sử của dân tộc, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm, xúc phạm uy tín của các tổ chức và cá nhân trong xã hội, vi phạm quyền công dân;
– Bản chính cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cung cấp, có công chứng hoặc chứng thực tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự;
– Các loại giấy tờ và văn bản do các cá nhân tự lập tuy nhiên không có xác nhận và đóng dấu của các cơ quan có thẩm quyền.
Về căn cước công dân, căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Luật căn cước công dân năm 2023 có quy định về người được cấp thẻ căn cước. Cụ thể bao gồm:
– Người được cấp thẻ căn cước được xác định là công dân mang quốc tịch Việt Nam;
– Công dân mang quốc tịch Việt Nam trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ cần phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân;
– Đối với công dân Việt Nam trong độ tuổi dưới 14 tuổi thì có thể sẽ được cấp thẻ căn cước công dân theo nhu cầu của họ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Luật căn cước công dân năm 2023 có quy định về giá trị sử dụng của thẻ căn cước. Cụ thể như sau:
– Thẻ căn cước công dân sẽ có giá trị chứng minh và căn cước và các thông tin khác có liên quan đến cá nhân sau khi đã được tích hợp vào thẻ căn cước, sử dụng thông tin đó để thực hiện các thủ tục hành chính và các dịch vụ công, giao dịch và các hoạt động khác trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Theo căn cước sẽ được sử dụng thay thế cho các loại giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước ngoài ký kết với nhau điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc cho phép công dân Việt Nam sử dụng thẻ căn cước thay thế cho các loại giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau theo nguyên tắc có đi có lại;
– Thẻ căn cước hoặc mã số định danh cá nhân được sử dụng để cơ quan và cá nhân kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ, sau đó cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
– Nhà nước sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho những người được cấp thẻ căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Luật căn cước công dân năm 2023 có quy định về độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước công dân. Cụ thể như sau:
– Công dân mang quốc tịch Việt Nam trước đó đã được cấp thẻ căn cước công dân sẽ phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ khi họ đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi hoặc 60 tuổi;
– Thẻ căn cước đã thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại trong khoảng thời gian 02 trước độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước công dân theo các mốc độ tuổi phân tích nêu trên, thì thẻ này sẽ có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước công dân tiếp theo.
Tổng hợp các điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, trường hợp căn cước công dân của bạn đã quá hạn sử dụng thì sẽ không có giá trị chứng minh nhân thân trong các giao dịch dân sự, trong đó bao gồm cả các giao dịch được thực hiện tại ngân hàng. Căn cước công dân được xem là loại giấy tờ tùy thân quan trọng nhất mỗi khi khách hàng thực hiện hoạt động giao dịch tại các ngân hàng khác nhau trên lãnh thổ của Việt Nam.
Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, dẫn đến tình trạng căn cước công dân của khách hàng đã hết hạn. Và theo quy định của pháp luật, đặc biệt là luật căn cước công dân, công dân Việt Nam khi thực hiện các giao dịch tại ngân hàng bắt buộc sẽ phải xuất trình các loại giấy tờ hợp pháp để chứng minh nhân thân, trong đó có căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.
Do đó, căn cước công dân hết hạn sẽ không được phép sử dụng để giao dịch tại ngân hàng, ngoại trừ trường hợp rút tiền tại cây ATM (với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện nay, khách hàng vẫn có thể được phép rút tiền tại cây ATM mặc dù căn cước công dân của bạn đã hết hạn, tuy nhiên để đảm bảo giá trị pháp lý và tránh trường hợp bị xử phạt không đáng có, bạn cần phải thực hiện thủ tục cấp đổi căn cước công dân tại Công an cấp huyện trong một khoảng thời gian hợp lý nhất).
2. Sử dụng CCCD hết hạn có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cấp/quản lý/sử dụng căn cước công dân. Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng khi thực hiện một trong những hành vi sau đây:
– Không xuất trình các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc các loại giấy tờ xác nhận số chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;
– Không thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, khi sử dụng căn cước công dân hết hạn, người dân hoàn toàn có thể sẽ bị phạt cảnh cáo là thấp nhất, còn có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
3. Biện pháp giao dịch ngân hàng thay thế khi chứng minh nhân dân, căn cước công dân hết hạn:
Trong trường hợp thẻ căn cước công dân hết hạn, chưa thực hiện hoạt động cấp đổi tại cơ quan có thẩm quyền, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để có thể giao dịch tại ngân hàng. Có thể kể đến một số biện pháp giao dịch tại ngân hàng thay thế khi căn cước công dân hết hạn như sau:
– Thực hiện thủ tục cấp đổi căn cước công dân tại cơ quan có thẩm quyền. Công dân có thể lựa chọn một trong những nơi sau đây để làm thủ tục đổi thẻ căn cước công dân khi hết hạn:
+ Cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ công an;
+ Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an cấp huyện và các đơn vị hành chính tương đương;
+ Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn hoặc tại đơn vị, chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết;
+ Cấp đổi trên Cổng dịch vụ công quốc gia của Bộ công an.
– Sử dụng thẻ ATM. Mặc dù hạn chế của việc sử dụng thẻ ngân hàng trong trường hợp này đó là cần phải thực hiện theo quy định về hạn mức, hạn mức giao dịch khi sử dụng thẻ sẽ không được thoải mái bằng cách giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, tuy nhiên sử dụng hình thức rút tiền bằng thẻ là giải pháp tốt nhất khi căn cước công dân của bạn hết hạn. Khách hàng hoàn toàn có thể đến bất cứ cây ATM ngân hàng nào, có thể khác ngân hàng (có thể sẽ phát sinh phí dịch vụ) hoặc cùng ngân hàng để có thể thực hiện giao dịch rút tiền một cách thuận lợi;
– Sử dụng mobile banking để chuyển tiền sang một tài khoản khác. Một trong những cách thức có thể áp dụng khi căn cước công dân của bạn hết hạn đó là bạn sẽ sử dụng ứng dụng của ngân hàng trên điện thoại để có thể chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của người khác, ví dụ như bạn bè, người thân … sau đó nhờ họ thực hiện giao dịch tại ngân hàng giúp cho mình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Căn cước năm 2023;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
– Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;