Quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh cây xăng? Cây xăng găm hàng đợi lên giá để trục lợi bị xử lý thế nào?
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, bất ổn, giá xăng dầu tăng giảm thất thường, nhiều thương nhân kinh doanh xăng dầu đã cố tình găm hàng đợi lên giá để bán. Vây, khi cây xăng găm hàng đợi lên giá để trục lợi bị xử lý thế nào?
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 98/2020/NĐ-CP nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất.
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh cây xăng:
Theo quy định của pháp luật hoạt động kinh doanh cây xăng cũng cần đáp ứng những điều kiện nhất định. Đối với hoạt động kinh doanh cây xăng thì các cá nhân, tổ chức có thể kinh doanh dưới dạng là đại lý bán lẻ xăng dầu hoặc cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Theo đó, dù là đại lý hay cửa hàng cũng cần đáp ứng các điều kiện như:
Thứ nhất, đối với đại lý bán lẻ xăng dầu cần phải đảm bảo về :
– Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
-Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp
-Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
Thứ hai, đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu cần phải đảm bảo về:
-Cửa hàng xăng dầu thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý, nhận quyền bán lẻ xăng dầu, phân phối xăng dầu, kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu ,sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định
– Cửa hàng xăng dầu được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành
– Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy.
Ngoài ra, theo quy định thì loại hình thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ được phép hoạt động nếu đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
-Thiết bị phải được kiểm soát về đo lường và kiểm định an toàn bởi các cơ quan chức năng theo quy định.
– Thiết bị chỉ được hoạt động tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa theo quy định.
– Thiết bị thuộc sở hữu của thương nhân là đại lý bán lẻ xăng dầu ,tổng đại lý kinh doanh xăng dầu ,nhận quyền bán lẻ xăng dầu , phân phối xăng dầu ,đầu mối kinh doanh xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối.
Như vậy, khi muốn kinh doanh cây xăng thì bạn cần đáp ứng được những điều kiện cơ bản như trên.
Ngoài vấn đề về điều kiện hoạt động kinh doanh thì khi thương nhân kinh doanh xăng dầu cũng cần lưu ý đến những quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình hoạt động. Cụ thể, Căn cứ vào Điều 26
-Thương nhân kinh doanh xăng dầu phải kiểm soát cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình.
Khi muốn ngừng kinh doanh thì thương nhân phải gửi thông báo bằng văn bản gửi Sở Công Thương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó ghi rõ lý do ngừng bán hàng, về thời gian ngừng bán hàng.
-Thương nhân kinh doanh xăng dầu phải niêm yết giá bán các loại xăng dầu và bán đúng giá niêm yết.
– Chỉ được treo biển hiệu của thương nhân cung cấp xăng dầu cho cửa hàng là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu. 5. Ghi rõ thời gian bán hàng tại khu vực bán hàng, thuận tiện cho quan sát của người mua hàng tại khu vực bán hàng,
-Sau khi được Sở Công Thương chấp thuận bằng văn bản thì thương nhân kinh doanh xăng dầu mới được ngừng bán hàng, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng
-Thương nhân kinh doanh xăng dầu phải chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu niêm yết, bán ra theo quy định.
-Trước khi ngừng lấy hàng của thương nhân cung cấp cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu, thương nhân sở hữu cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải báo cáo và đề nghị Sở Công Thương điều chỉnh Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu đã cấp cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu trước ba mươi (30) ngày,
Tóm lại, theo quy định này thì các cơ sở kinh doanh xăng dầu không được tự ý đóng cửa, ngừng bán xăng dầu mà phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết.
2. Cây xăng găm hàng đợi lên giá để trục lợi bị xử lý thế nào?
Như đã nêu ở trên khi hoạt động kinh doanh xăng dầu vì một lý do nào đó phải ngừng bán hàng thì thương nhân kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền biết. Hay nói các khác thương nhân kinh doanh xăng dầu không được tự ý đóng cửa cây xăng không bán hàng nhằm mục đích găm hàng để đợi lên giá và trục lợi từ hoạt động này.
Xăng, dầu là mặt hàng thiết yếu của người dân cả nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Việc các cây xăng đóng cửa.tạm ngừng kinh doanh ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.
Theo quy định của pháp luật, nếu các cửa hàng xăng dầu cố ý đầu cơ, găm hàng, chờ lên giá để trục lợi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cây xăng găm hàng đợi lên giá để trục lợi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức phạt hành chính căn cứ cụ thể theo Điều 31,32 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi đầu cơ hàng hóa bị phạt. Theo quy định này các thương nhân kinh doanh xăng dầu găm hàng đợi lên giá để trục lợi sẽ bị phạt theo các mức như sau:
Đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác thì thương nhân kinh doanh xăng đầu sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Đối với một trong các hành vi vi phạm như cắt giảm địa điểm bán hàng; Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó;Bán hàng theo đối tượng, định lượng mua hàng khác với thời gian trước đó;Cắt giảm thời gian bán hàng, cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó thì thương nhân kinh doanh xăng dầu sẽ bị phạt tiền từ 05 -10 triệu đồng.
Đối với một trong các hành vi vi phạm như cắt giảm lượng hàng hóa bán ra trên thị trường;Ngừng bán hàng hóa ra thị trường;Không mở cửa hàng, điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng; Mở cửa hàng, địa điểm giao dịch nhưng không bán hàng mà không có lý do chính đáng thương nhân kinh doanh xăng dầu sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng
Đối với hành vi găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của 03 tháng liền kề trước đó thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật thì thương nhân kinh doanh xăng dầu sẽ phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 03 – 06 tháng.
Cây xăng găm hàng đợi lên giá để trục lợi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 196 Bộ Luật Hình sự 2015, theo quy định này thì thương nhân kinh doanh xăng dầu sẽ bị phạt như sau:
Thương nhân kinh doanh xăng dầu tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, khó khăn về kinh tế… mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá mà Hàng hóa trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng nhằm bán lại để thu lợi bất chính mà mức thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đầu cơ với mức án là: Cá nhân bị phạt tiền từ 30 – 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; pháp nhân bị phạt tiền từ 300 – 01 tỷ đồng.
Thương nhân kinh doanh xăng dầu tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, khó khăn về kinh tế… mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá mà Hàng hóa trị giá từ 1,5 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng nhằm bán lại để thu lợi bất chính mà mức thu lợi bất chính từ từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng; Phạm tội có tổ chức hoặc Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đầu cơ với mức án là: Cá nhân bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 – 07 năm; pháp nhân bị phạt tiền từ 01 – 04 tỷ đồng:
Thương nhân kinh doanh xăng dầu tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, khó khăn về kinh tế… mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá mà Hàng hóa trị giá 03 tỷ đồng trở lên nhằm bán lại để thu lợi bất chính mà mức thu lợi bất chính Thu lợi bất chính 01 tỷ đồng trở lên; Tái phạm nguy hiểm hội thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đầu cơ với mức án là:Cá nhân bị phạt tiền từ 1,5 – 05 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 – 15 năm; pháp nhân bị phạt tiền từ 04 – 09 tỷ đồng:
Ngoài các hình thức phạt như trên thì thương nhân kinh doanh xăng dầu nếu là cá nhân phạm tội có thể còn bị phạt tiền từ 20 – 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm. Thương nhân kinh doanh xăng dầu nếu là pháp nhân thương mại thì bị phạt tiền từ 100 – 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.
Như vậy, theo quy định của pháp luật có thể thấy nếu cây xăng găm hàng đợi lên giá để trục lợi tùy vào mức độ vi phạm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.