Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, rất thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết Cây công nghiệp ngắn ngày chiếm vị trí hàng đầu ở Đông Nam Bộ là? dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Cây công nghiệp ngắn ngày chiếm vị trí hàng đầu ở Đông Nam Bộ là?
A. thuốc lá và lạc.
B. mía và đậu tương.
C. cao su và hồ tiêu.
D. cao su và điều.
Hướng dẫn: Cây công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày của vùng Đông Nam Bộ là mía và đậu tương.
Đáp án: Chọn B
2. Thuận lợi và khó khăn trong việc trồng cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ:
* Thuận lợi
– Địa hình: Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Độ cao địa hình thay đổi từ 200 đến 200 mét, rải rác có một vài ngọn núi trẻ. Nhìn chung địa hình của vùng tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải,… Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên vùng Đông Nam Bộ hình ảnh 2 Cánh đồng ven núi Bà Đen – Tây Ninh.
– Khí hậu: Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm. Đặc biệt có sự phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa. Lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 2.000 mm. Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai. Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
– Đất đai: Đất nông nghiệp là một thế mạnh của vùng. Trong tổng quỹ đất có 27,1% đang ược sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Có 12 nhóm đất với 3 nhóm đất rất quan trọng là Đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan, đất xám trên nền phù sa cổ. Ba nhóm đất này có diện tích lớn và chất lượng tốt thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển như cao su, cà phê, điều, lạc, mía, đỗ tương và cây lương thực. Đất chưa sử dụng chiếm 22,7% diện tích đất tự nhiên (so với cả nước là 42,98%). Tỷ lệ đất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất thổ cư khá cao so với mức trung bình của đất nước.
– Tài nguyên rừng:
+Diện tích rừng của Đông Nam Bộ không lớn, còn khoảng 532.200 ha chiếm 2,8% diện tích rừng cả nước và phân bố không đều ở các tỉnh. Rừng trồng tập trung ở Bình Dương, Bình Phước với 15,2 nghìn ha; Bà Rịa – Vũng Tàu 14,3 nghìn ha.
+ Rừng Đông Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp gỗ dân dụng, phòng hộ cho cây công nghiệp, giữ nước, cân bằng sinh thái cho toàn vùng. Đặc biệt rừng quốc gia Cát Tiên là một cơ sở cho nghiên cứu lâm sinh và thắng cảnh. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên vùng Đông Nam Bộ hình ảnh 3 Vườn quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai
– Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước mặt đa dạng, đáng kể là hệ thống sông Đồng Nai là 1 trong 3 con sông lớn của Việt Nam. Lượng nước mưa trung bình 1.500 – 2.000 mm tương ứng với 183 tỷ m3. Ngoài ra còn có một số hồ ở phía Đông, tổng dung tích khoảng 300 triệu m3. Với lượng nước mặt này đủ cung cấp nước cho vùng bao gồm cả cho phát triển công nghiệp.
+ Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, nhưng mực nước sâu từ 50 – 200 mét phân bố chủ yếu khu vực Biên Hoà- Long An, thành phố Hồ Chí Minh.
* Khó khăn
– Về điều kiện tự nhiên thì Đông Nam Bộ:
+ Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các sông nên quy hoạch xây dựng khó khăn.
+ Đất đai chủ yếu là đất phèn, đất mặn nên canh tác khó, thường xuyên nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bên cạnh đó do không có hệ thống đê ngăn lũ vì cần lũ để thau chua rửa mặn cho đất
+ Trên đất liền ít khoáng sản.
+ Rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp.
+ Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm. Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai. Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
– Về điều kiện kinh tế xã hội:
+ Lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.
+ Mật độ dân số vô cùng cao nên việc giải quyết các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục an sinh xã hội tại đây gặp nhiều khó khăn.
+ Sự phát triển nhanh dẫn đến các vấn đề phân hóa giàu nghèo, chênh lệch đời sống của người dân là rất lớn. + Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.
3. Bài tập vận dụng liên quan:
Câu 1: Cây trồng nào sau đây không được trồng ở vùng Đông Nam Bộ
A. Cao su
B. Chè
C. Cà phê
D. Điều
Câu 2: Cây cao su được trồng nhiều nhất ở những tỉnh:
A. Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.
B. Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương.
C. Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.
D. Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu
Câu 3: Ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở:
A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương.
B. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
C. TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.
D. Biên Hòa, Vũng Tàu, Bình Dương.
Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về nhiệm vụ của các dự án để sự phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ bền vững
A. Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng
B. Hạn chế sản xuất nhỏ, tăng cường sản xuất công nghiệp của nhà nước
C. Bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp cân đối trên địa bàn toàn vùng
D. Tăng cường xuất khẩu khoáng sản thô
Câu 5: Nhiệm vụ quan trọng trong ngành lâm nghiệp đang được các địa phương ở Đông Nam Bộ đầu tư là
A. bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn.
B. tăng sản lượng khỗ khai thác.
C. phát triển công nghiệp sản xuất gỗ giấy.
D. tìm thị trường cho việc xuất khẩu gỗ.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng đặc điểm ngành công nghiệp Đông Nam Bộ
A. Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh.
B. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
C. Cơ cấu sản xuất đa dạng nhưng chưa cân đối.
D. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển.
Câu 7: Đâu không phải là điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự phát triển của cây cao su ở Đông Nam Bộ?
A. Đất badan, đất xám bạc màu tập trung với diện tích lớn.
B. Khí hậu xích đạo nóng ẩm, thời tiết ổn định, ít gió mạnh.
C. Nguồn nước dồi dào từ hệ thống sông, hồ.
D. Địa hình đồng bằng rộng lớn, thấp, bằng phẳng.
Câu 8: Ý nào sau đây không đúng khi nói về nhiệm vụ của các dự án để sự phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ bền vững
A. Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng
B. Hạn chế sản xuất nhỏ, tăng cường sản xuất công nghiệp của nhà nước
C. Bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp cân đối trên địa bàn toàn vùng
D. Tăng cường xuất khẩu khoáng sản thô
Câu 9: Dân cư, xã hội vùng Đông Nam Bộ không có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhiều lao động lành nghề.
B. Nguồn lao động dồi dào.
C. Nhập cư ồ ạt làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường.
D. Dân cư khá thưa thớt ở các tỉnh ven biển.
Câu 10: Thế mạnh khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản ở Đông Nam Bộ không phải dựa trên điều kiện tự nhiên nào?
A. Hải sản phong phú.
B. Biển sát đường hàng hải quốc tế.
C. Thềm lục địa nông, giàu dầu khí.
D. Biển ấm ngư trường rộng.
Câu 11: Nguyên nhân làm cho thủy lợi trở thành vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông, lâm nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
A. mùa khô kéo dài sâu sắc, nhiều vùng thấp bị ngập úng vào mùa mưa.
B. chủ yếu là đất xám phù sa cổ, độ phì kém và khó giữ nước.
C. các vùng chuyên canh cây công nghiệp cần nhiều nước tưới.
D. mạng lưới sông ngòi ít, chủ yếu sông nhỏ ít nước.
Câu 12: Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp của Đông Nam Bộ là
A. Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
B. Tiếp tục tăng cường vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước.
C. Đầu tư theo chiều sâu, có sự liên kết trên toàn vùng, kết hợp với bảo vệ môi trường.
D. Mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
Câu 13: Về mối liên hệ giữa việc khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam với nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên biển Đông của Đông Nam Bộ, cần chú ý
A. Tránh rò rỉ, tràn dầu làm ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng đến ngành thủy sản.
B. Đầu tư phương tiện kĩ thuật khai thác hiện đại, tàu thuyền có công suất lớn.
C. Khai thác hợp lí, tránh làm cạn kiệt tài nguyên.
D. Gắn khai thác với chế biến đề mang lại giá trị xuất khẩu cao.
Câu 14: Chăn nuôi gia súc, gia cầm của vùng được chú trọng phát triển theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi
A. nửa chuồng trại.
B. truồng trại.
C. công nghiệp.
D. bán thâm canh.
Câu 15: Khu công nghiệp Biên Hòa thuộc tỉnh
A. Bà Rịa – Vũng Tàu.
B. Bình Dương.
C. Tây Ninh.
D. Đồng Nai.
THAM KHẢO THÊM: