Đống Nam Bộ là vùng phát triển kinh tế trọng điểm nước ta. Cao su là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó đến cây điều, cà phê, hồ tiêu. Bài viết sau đây phân tích rõ hơn về cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và các kiến thức liên quan, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ:
A. điều.
B. cà phê.
C. cao su.
D. hồ tiêu.
Cao su là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó đến cây điều, cà phê, hồ tiêu.
Đáp án: C
2. Lý do cây cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ:
Đông Nam bộ là một trong hai phần thuộc khu vực Miền Nam Việt Nam. Người dân Nam bộ còn gọi khu vực này với một cái tên khác là Miền Đông. Khu vực Đông Nam Bộ có diện tích gần 24 nghìn km2 chiếm đến 7,5 % tổng diện tích cả nước. Khu vực Đông Nam bộ Việt Nam bao gồm 6 tỉnh thành lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và tỉnh Đồng Nai. Trong đó thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai thành phố trực thuộc trung ương lớn nhất cả nước với thủ đô Hà Nội.
Phía đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp Campuchia và phía đông nam giáp biển Đông. Đông Nam Bộ có vị trí đặc biệt: vị trí trung tâm ở khu vực Đông Nam Á, là cầu nối vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long nên có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng. Tạo khả năng giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh và quốc tế. Đông Nam Bộ là nơi thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao, từ công nhân lành nghề đến bác sĩ, kĩ sư, các nhà khoa học,… Nguồn tài nguyên chất xám của vùng rất lớn
Một số cây công nghiệp lâu năm được trồng chủ yêu ở vùng Đông Nam bộ, đặc biệt là cây cao su. Mặc dù chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng:
Trồng trọt:
– Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cao su. Các cây công nghiệp lâu năm khác: cà phê, tiêu, điều…
– Cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá, cây ăn qủa cũng được chú ý phát triển.
Tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ:
– Cây công nghiệp lâu năm phân bố ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, trong đó tập trung nhiều nhất ở 3 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai gồm: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.
+ Cao su là cây trồng quan trọng và chiếm diện tích lớn nhất. Phân bố chủ yếu ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.
+ Tiếp đến là cây điều, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương.
+ Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Hồ tiêu: Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.
* Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này vì:
– Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải.
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh thích hợp với điều kiện sinh thái của cây cao su.
+ Nguồn nước: thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta).
– Điều kiện kinh tế – xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su.
+ Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Cây cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài). Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.
3. Thuân lợi và khó khăn để phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam bộ:
Một số điều kiện thuận lợi để phát triển trồng cây nồng nghiệp lâu năm tại Đông Nam Bộ
– Địa hình: Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Độ cao địa hình thay đổi từ 200 đến 200 mét, rải rác có một vài ngọn núi trẻ. Nhìn chung địa hình của vùng tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải,… Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên vùng Đông Nam Bộ hình ảnh 2 Cánh đồng ven núi Bà Đen – Tây Ninh
– Khí hậu: Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm. Đặc biệt có sự phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa. Lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 2.000 mm. Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai. Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
– Đất đai: Đất nông nghiệp là một thế mạnh của vùng. Trong tổng quỹ đất có 27,1% đang ược sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Có 12 nhóm đất với 3 nhóm đất rất quan trọng là Đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan, đất xám trên nền phù sa cổ. Ba nhóm đất này có diện tích lớn và chất lượng tốt thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển như cao su, cà phê, điều, lạc, mía, đỗ tương và cây lương thực. Đất chưa sử dụng chiếm 22,7% diện tích đất tự nhiên (so với cả nước là 42,98%). Tỷ lệ đất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất thổ cư khá cao so với mức trung bình của đất nước.
– Tài nguyên rừng:
+Diện tích rừng của Đông Nam Bộ không lớn, còn khoảng 532.200 ha chiếm 2,8% diện tích rừng cả nước và phân bố không đều ở các tỉnh. Rừng trồng tập trung ở Bình Dương, Bình Phước với 15,2 nghìn ha; Bà Rịa – Vũng Tàu 14,3 nghìn ha.
+ Rừng Đông Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp gỗ dân dụng, phòng hộ cho cây công nghiệp, giữ nước, cân bằng sinh thái cho toàn vùng. Đặc biệt rừng quốc gia Cát Tiên là một cơ sở cho nghiên cứu lâm sinh và thắng cảnh. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên vùng Đông Nam Bộ hình ảnh 3 Vườn quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai
– Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước mặt đa dạng, đáng kể là hệ thống sông Đồng Nai là 1 trong 3 con sông lớn của Việt Nam. Lượng nước mưa trung bình 1.500 – 2.000 mm tương ứng với 183 tỷ m3. Ngoài ra còn có một số hồ ở phía Đông, tổng dung tích khoảng 300 triệu m3. Với lượng nước mặt này đủ cung cấp nước cho vùng bao gồm cả cho phát triển công nghiệp.
+ Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, nhưng mực nước sâu từ 50 – 200 mét phân bố chủ yếu khu vực Biên Hoà- Long An, thành phố Hồ Chí Minh.
Nền công nghiệp Vùng Đông Nam bộ vướng mắc một số khó khăn sau:
– Về điều kiện tự nhiên thì Đông Nam Bộ:
+ Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các sông nên quy hoạch xây dựng khó khăn.
+ Đất đai chủ yếu là đất phèn, đất mặn nên canh tác khó, thường xuyên nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bên cạnh đó do không có hệ thống đê ngăn lũ vì cần lũ để thau chua rửa mặn cho đất
+ Trên đất liền ít khoáng sản.
+ Rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp.
+ Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm. Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai. Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
– Về điều kiện kinh tế xã hội:
+ Lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.
+ Mật độ dân số vô cùng cao nên việc giải quyết các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục an sinh xã hội tại đây gặp nhiều khó khăn.
+ Sự phát triển nhanh dẫn đến các vấn đề phân hóa giàu nghèo, chênh lệch đời sống của người dân là rất lớn. + Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.
THAM KHẢO THÊM: