Cây công nghiệp lâu năm có vai trò rất quan trọng và mang lại ý nghĩa kinh tế sâu sắc cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể đóa là cây công nghiệp nào? Xin mời các em học sinh cùng tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi này thông qua bài viết sau Cây công nghiệp lâu năm được phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long là?
Mục lục bài viết
- 1 1. Cây công nghiệp lâu năm được phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long là?
- 2 2. Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi nào trong việc trồng dừa – cây công nghiệp lâu năm?
- 3 3. Tình hình phát triển ngành dừa – cây công nghiệp lâu năm – ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay:
- 3.1 3.1. Tình hình phát triển ngành dừa ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- 3.2 3.2. Những ưu điểm và lợi thế của cây dừa vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
- 3.3 3.3. Những thử thách, hạn chế để phát triển bền vững ngành dừa tại Đồng bằng sông Cửu Long:
- 3.4 3.4. Phương pháp cải thiện ngành dừa ở Đồng bằng sông Cửu Long:
1. Cây công nghiệp lâu năm được phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long là?
Câu hỏi: Cây công nghiệp lâu năm được phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long là loại cây nào?
A. Lúa gạo
B. Dừa
C. Điều
D. Đay
Đáp án: B. Dừa
Giải thích:
+ Dừa là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tại tỉnh Bến Tre – nơi còn được mệnh danh là “xứ dừa”. Dừa tận dụng được toàn bộ cây: từ quả, nước, xơ, gáo, lá đến thân, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Sản phẩm từ dừa rất đa dạng: nước dừa, dầu dừa, kẹo dừa, than hoạt tính, mỹ phẩm, thủ công mỹ nghệ,…
+ Lúa gạo (A) là cây lương thực ngắn ngày.
+ Điều (C) là cây công nghiệp lâu năm nhưng chủ yếu được trồng ở Đông Nam Bộ.
+ Đay (D) là cây công nghiệp ngắn ngày, dùng để lấy sợi.
Vì vậy, đáp án B là đáp án chính xác.
2. Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi nào trong việc trồng dừa – cây công nghiệp lâu năm?
Đồng bằng sông Cửu Long – đặc biệt là các tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng – là vùng trồng dừa lớn nhất cả nước. Sở dĩ cây dừa phát triển mạnh ở đây là nhờ vào những điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội rất thuận lợi, cụ thể như sau:
* Khí hậu nhiệt đới gió mùa, ổn định quanh năm:
+ Nhiệt độ trung bình cao (từ 26 – 28°C), ít biến động giữa các mùa, rất phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây dừa.
+ Lượng mưa dồi dào (trung bình 1.500 – 2.000 mm/năm) giúp dừa phát triển tốt mà không cần tưới tiêu quá nhiều.
+ Dừa là cây chịu hạn và chịu mặn tốt, phù hợp với mùa khô kéo dài** ở đồng bằng sông Cửu Long.
* Địa hình thấp, nhiều kênh rạch, gần biển:
+ Đồng bằng bằng phẳng, có hệ thống sông ngòi chằng chịt và gần biển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc:
-
Cấp nước tự nhiên.
-
Tháo úng khi mùa mưa.
-
Giao thương bằng đường thủy.
+ Cây dừa có khả năng chịu mặn tốt nên vẫn phát triển ổn định ở những vùng nhiễm mặn nhẹ – đặc điểm phổ biến ở các vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long.
* Đất đai phù hợp:
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều loại đất như đất phù sa ven sông, đất cát pha, đất mặn lợ,… đều có thể trồng dừa.
+ Đặc biệt, ở Bến Tre, phần lớn đất có độ tơi xốp, giàu hữu cơ, rất phù hợp cho cây dừa phát triển rễ sâu và sinh trưởng bền vững.
* Kinh nghiệm và truyền thống canh tác của người dân:
+ Người dân đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là Bến Tre, có truyền thống trồng dừa lâu đời với kỹ thuật ghép giống, chăm sóc và thu hoạch dừa ngày càng hiện đại.
+ Việc đa dạng hóa sản phẩm từ dừa (dầu dừa, kẹo dừa, than hoạt tính, mỹ phẩm,…) giúp tăng giá trị kinh tế cho người trồng.
* Cơ sở hạ tầng và thị trường tiêu thụ:
+ Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến dừa quy mô lớn (đặc biệt ở Bến Tre), hỗ trợ bao tiêu đầu ra cho nông dân.
+ Thị trường xuất khẩu dừa ngày càng mở rộng sang châu Âu, châu Á, Mỹ,…
+ Nhà nước và tỉnh có chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu dừa, góp phần thúc đẩy diện tích trồng và chất lượng cây dừa.
Như thế này, chúng ta có thể thấy rằng đồng bằng sông Cửu Long hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên – kỹ thuật – kinh tế – xã hội để phát triển cây dừa một cách bền vững. Với lợi thế này, cây dừa không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần định hình bản sắc của vùng đất miền Tây Nam Bộ.
3. Tình hình phát triển ngành dừa – cây công nghiệp lâu năm – ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay:
3.1. Tình hình phát triển ngành dừa ở Đồng bằng sông Cửu Long:
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích dừa 130.000 ha, chiếm 78,7% diện tích dừa cả nước. Trong đó, 4 tỉnh chủ yếu chiếm 110.630 ha (tương đương 85% diện tích dừa ĐBSCL) gồm Bến Tre (69.000 ha, sản lượng 570.000 tấn), Trà Vinh (19.319 ha, sản lượng 223.318 tấn), Tiền Giang (14.988 ha, sản lượng 106.185 tấn), Vĩnh Long (7.951 ha, sản lượng 112.000 tấn). Do điều kiện thổ nhưỡng thích hợp, phù sa từ các hệ thống sông ngòi đã làm cho dừa của ĐBSCL nói chung và của Việt Nam nói riêng có chất lượng tốt, cơm dày, hàm lượng dầu cao. Bên cạnh đó, giao thông thủy là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển dừa ở ĐBSCL vì chi phí thấp. Do đó ĐBSCL được ví như “Chợ dừa” của cả nước và là nguồn thu nhập của hơn 1,9 triệu hộ nông dân ở ĐBSCL.
Trước năm 2000, công nghiệp chế biến dừa chưa phát triển, người trồng dừa sống phụ thuộc chủ yếu vào việc bán trái dừa khô hoặc bán cơm dừa khô (copra). Sản phẩm từ trái dừa lúc này chủ yếu là dầu dừa thô, kẹo dừa, than thiêu kết, chưa có sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị kinh tế cao để xuất khẩu. Các phần phụ của trái dừa như nước dừa, vỏ dừa đều bỏ đi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên giá một trái dừa chỉ dao động trong khoảng từ 500 -700 đ.
Từ năm 2001, công nghệ chế biến cơm dừa nạo sấy bắt đầu xuất hiện, giá dừa trái tăng lên. Năm 2005, khi đã có 16 nhà máy cơm dừa nạo sấy ra đời cùng với hàng loạt nhà máy chế biến các sản phẩm khác như than gáo dừa, than hoạt tính, thạch dừa, chỉ xơ dừa,… thì giá dừa trái đã tăng lên 1.800 đ/trái, tức tăng 388% và tăng lên 8.175đ/trái vào năm 2010, tức tăng lên 454% sau 5 năm. Như vậy, chỉ sau 10 năm kể từ khi công nghệ chế biến các sản phẩm dừa có giá trị gia tăng cao và giá trị kinh tế cao giá dừa nguyên liệu tăng nhanh và đỉnh điểm là năm 2011, giá dừa đã lên đến 11.900đ/trái. Từ đó đến nay, giá dừa luôn được duy trì ở mức cao nhờ vào sự gia tăng công suất của các nhà máy hiện có, phát triển thêm các sản phẩm mới và thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm dừa.
Đến nay, hầu hết các phần của cây dừa đều được khai thác, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thậm chí được xuất khẩu. Trong sự chuyển mình của ngành dừa, có sự đóng góp không nhỏ các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp tiên phong trong chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ và rất thành công trong việc giúp duy trì và phát triển diện tích dừa, ổn định đời sống người trồng dừa như, Công ty Cổ phần Trà Bắc (Trà Vinh), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre, Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới (Bến Tre), Công ty TNHH Thế giới Việt (Thái Lan), Công ty TNHH chế biến dừa (Malaysia),…
Tuy nhiên, ngành công nghiệp dừa phát triển cũng chưa toàn diện, vẫn còn một số ngành hàng chưa có sản phẩm có giá trị gia tăng cao và còn phụ thuộc vào một thị trường như thạch dừa, chỉ xơ dừa, phần nào cũng chi phối đến ngành công nghiệp dừa. Ngành dừa Việt Nam vẫn bị chi phối bởi ngành dừa thế giới, giá dừa vẫn biến động theo giá dừa thế giới, làm ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của người trồng dừa. Giá dừa có lúc quá cao, các nhà máy không cạnh tranh nổi với thương nhân nước ngoài đã phải tạm ngừng sản xuất, có lúc lại quá thấp, một số nông dân phải đốn dừa để trồng những cây khác có giá trị kinh tế hơn.
3.2. Những ưu điểm và lợi thế của cây dừa vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Cây dừa có giá trị kinh tế: Đầu tư ít, tỉ suất sinh lợi cao, có thể trồng xen với nhiều loại cây, mỗi tháng đều có thu hoạch.
+ Có giá trị xã hội: Tạo ra nhiều việc làm cho nhiều thành phần và nhiều giới, lứa tuổi kể cả trẻ em, người già, người tàn tật.
+ Thích ứng với môi trường: Thích ứng biến đổi khí hậu, phổ thích ứng rộng, độ mặn dao động theo mùa thích hợp cho cây dừa.
+ Cây dừa là cây trồng truyền thống nên các vùng trồng dừa đã hình thành mạng lưới hoàn chỉnh về trồng, thu hoạch, sơ chế, tiêu thụ, chế biến, thích hợp cho hộ không có lao động hoặc ít công lao động. Một số liên kết 3 nhà, 4 nhà đã bắt đầu hình thành các chuỗi cung ứng.
+ Về giống và kỹ thuật canh tác: Các giống dừa bản địa truyền thống có đặc điểm tốt, năng suất cao, cao hơn bình quân chung của các quốc gia trồng dừa trên thế giới.
+ Có Trung tâm nghiên cứu Dừa: Bảo tồn giống, phát triển giống lai phù hợp điều kiện địa phương. Nơi cung cấp giống tin cậy. Người trồng dừa có nhiều kinh nghiệm trong canh tác, thu hoạch, chế biến và có năng khiếu, sáng tạo trong khai thác sử dụng các phần phụ của cây dừa.
+ Có ngành công nghiệp chế biến dừa tiên tiến với các doanh nghiệp chủ lực có năng lực sản xuất đa dạng sản phẩm từ dừa như các nước trồng dừa đi trước hàng trăm năm. Ngoài ra, còn có những sản phẩm truyền thống, đặc trưng chỉ có ở Việt Nam đó là kẹo dừa truyền thống và mặt nạ thạch dừa. Các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tiếp cận nhanh công nghệ mới, phát triển, cải tiến các thiết bị nhập phù hợp điều kiện Việt Nam. Có khả năng chế tạo các loại thiết bị nhỏ, phù hợp với nhu cầu và khả năng của hộ sản xuất và doanh nghiệp nhỏ và vừa (máy đập tước chỉ xơ dừa).
+ Tốc độ phát triển ngành dừa nhanh. Với thời gian ngắn trong khoảng 10 năm nhưng ngành dừa ĐBSCL đã xây dựng được thương hiệu của mình trên thị trường thế giới, cạnh tranh với các thương hiệu uy tín hàng trăm năm như Sri Lanka, Ấn Độ, Philippines, Indonesia.
+ Hiệp hội dừa Bến Tre rất mạnh, tập hợp được các chủ thể trong chuỗi giá trị dừa để hỗ trợ cho ngành dừa, là kênh quan trọng cung cấp các thông tin cho doanh nghiệp, người bán, người mua và nông dân trồng dừa.
+ Có tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái của vùng sông nước đặc trưng mang bản sắc văn hóa xứ dừa.
3.3. Những thử thách, hạn chế để phát triển bền vững ngành dừa tại Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Cây dừa là cây công nghiệp, việc quan tâm đầu tư cho cây dừa thiếu toàn diện, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp (trực thuộc Bộ Công Thương).
+ Diện tích nhỏ lẻ, thiếu công lao động, giao thông nông thôn bị trở ngại do đặc điểm vùng sông nước dẫn đến tình trạng quá nhiều khâu trung gian. Năng suất dừa có cải thiện nhưng tập quán canh tác của nông dân còn theo giá cả, khi giá cao thì đầu tư chăm sóc, khi giá thấp thì thiếu quan tâm, thậm chí còn đốn bỏ làm cho năng suất và sản lượng không ổn định, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển công nghiệp.
+ Giá dừa tăng giảm thất thường, thiếu ổn định, dẫn đến tâm lý hoang mang người dân đốn dừa đi trồng cây khác. Mặc dù cây dừa có tỷ suất lợi nhuận cao, chi phí thấp, thích hợp cho hộ thiếu lao động, nhưng trong thời điểm nhất định, thu nhập tuyệt đối từ cây dừa thiếu tính cạnh tranh với một số cây trồng khác như cây ăn quả, bưởi, trong khi đó vẫn chưa có chính sách bảo hộ mang tính vĩ mô nào để giúp ổn định diện tích dừa.
+ Chưa có các giải pháp hữu hiệu để duy trì phát triển các liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ để khắc phục đặc điểm manh mún, nhỏ lẻ của một loại cây công nghiệp, tạo nên sức mạnh chống lại sự tác động của cơ chế thị trường.
+ Giống dừa được nghiên cứu nhiều nhưng còn quá ít giống được thương mại hóa, trong khi các giống lai đã được khu vực hóa có năng suất/sản lượng chưa thật thuyết phục so với giống địa phương và nguồn giống mới cho sản xuất còn hạn chế, các cơ sở sản xuất giống tin cậy không đủ giống cung ứng theo yêu cầu, nông dân vẫn phải mua giống trôi nổi.
+ Những hỗ trợ, đầu tư nghiên cứu thiếu tính hệ thống và tính liên tục, đặc biệt là nghiên cứu giá trị dinh dưỡng, y học của dừa làm cơ sở dữ liệu cho việc quảng bá và khuyến khích tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa cũng như nghiên cứu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao mang tính định hướng từ xơ dừa, thạch dừa chưa được quan tâm đầu tư. Đồng thời, nhiều nghiên cứu về dừa chưa ứng dụng được trong thực tiễn, dẫn đến không thương mại hóa được kết quả nghiên cứu.
+ Thiếu những cơ chế, chính sách để bảo hộ, phát triển vùng nguyên liệu như khuyến khích tích tụ ruộng đất, phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, thu hút đầu tư vào chế biến dừa ở nông thôn và chính sách bảo hộ/ bảo hiểm giá dừa.
+ Hiệp hội Dừa Việt Nam hình thành 5 năm qua nhưng chưa hỗ trợ được nhiều và liên kết gắn bó với Hiệp hội Dừa Bến Tre, đặc biệt là thiếu thông tin của ngành dừa Việt Nam.
+ Tham gia thành viên APCC là cơ hội duy nhất cho Việt Nam tiếp cận công nghệ và thị trường thế giới, nhưng hiện nay Việt Nam có nguy cơ bị loại khỏi APCC vì đơn vị được chỉ định đại diện cho Việt Nam tại APCC là Công ty cổ phần Dầu thực vật Việt Nam không có kinh doanh và thu lợi nhuận từ cây dừa nên không muốn tiếp tục đóng phí thành viên cho APCC.
+ Trung tâm Dừa Đồng Gò chưa khẳng định được vai trò đối với ngành dừa Bến Tre, năng lực chưa xứng với tiềm năng, là trung tâm giống dừa nhưng chưa cung cấp được giống theo yêu cầu.
3.4. Phương pháp cải thiện ngành dừa ở Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Nhà nước nên hỗ trợ ngân sách cho việc duy trì thành viên của Việt Nam trong APCC để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dừa Việt Nam trong việc hội nhập và tiếp cận công nghệ, thị trường thế giới.
+ Đầu tư nghiên cứu khoa học cho ngành dừa một cách toàn diện, liên tục và trọng tâm, trọng điểm vào sản phẩm cụ thể để làm cơ sở dữ liệu khuyến khích và kích cầu tiêu dùng nội địa.
+ Nghiên cứu phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ vỏ dừa và nước dừa, tránh phụ thuộc vào 1 thị trường như hiện nay. Bên cạnh đó, nghiên cứu sâu về các sản phẩm đã có thương hiệu để khai thác giá trị tăng thêm cho các sản phẩm hiện có như dầu dừa tinh khiết, bột sữa dừa.
+ Thành lập các hiệp hội dừa ở các tỉnh có trồng và chế biến dừa. Nâng cao năng lực hoạt động Hiệp hội dừa Việt Nam đủ tầm là Người đại diện chung, có tiếng nói thống nhất, tập hợp, đoàn kết tất cả các chủ thể trong chuỗi giá trị cây dừa trong cả nước. Đồng thời, là trung tâm cung cấp thông tin của ngành dừa Việt Nam.
+ Đầu tư nâng cấp Trung tâm dừa Đồng Gò thành trung tâm nghiên cứu toàn diện về cây dừa từ bảo tồn giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc, mô hình trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa. Đặc biệt là nghiên cứu công nghệ, thiết bị, chế biến sâu các sản phẩm từ cây dừa, phát triển sản phẩm mới, phát triển thị trường, tổ chức liên kết trong ngành dừa, văn hóa và du lịch dừa, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành dừa,… tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của các tỉnh trồng và chế biến dừa.
+ Tạo điều kiện, ưu tiên hỗ trợ kinh phí đầu tư quy hoạch và phát triển hạ tầng cho từ 1 – 2 khu công nghiệp dành riêng cho ngành chế biến dừa của ĐBSCL.
+ Xác định vị trí quan trọng của cây dừa – cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu cấp thiết và quan trọng của vùng ĐBSCL để có chính sách hỗ trợ tương ứng như:
-
Chính sách bảo hộ/bảo hiểm đặc thù giá dừa, giúp ổn định và phát triển diện tích vườn dừa phù hợp, qua đó đảm bảo nguyên liệu dừa cho công nghiệp chế biến.
-
Chính sách ưu đãi/hỗ trợ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu/chế biến dừa.
-
Chính sách tín dụng: gói tín dụng ưu đãi kịp thời cho nông dân/doanh nghiệp trong những năm giá dừa giảm.
+ Ưu tiên các chương trình hỗ trợ Quốc gia, Khoa học và Công nghệ cho ngành dừa như hỗ trợ nghiên cứu sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao, nghiên cứu cung cấp thông tin đầy đủ về giá trị dinh dưỡng, y học của dừa để khuyến khích tiêu dùng nội địa (tránh phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu khi giá dừa giảm). Đầu tư xây dựng chỉ dẫn địa lý và bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài cho sản phẩm dừa. Đầu tư cho ngành công nghiệp cơ khí để khuyến khích cơ giới hóa ngành dừa cũng như đầu tư cho Quỹ phát triển KH&CN quốc gia để đầu tư sản xuất sản phẩm mới, đổi mới công nghệ,…
THAM KHẢO THÊM: