Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là gì? Tội xâm phạm chỗ ở của người khác tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác? Dấu hiệu pháp lý của Tội xâm phạm chỗ ở của người khác? Hình phạt?
Hiến pháp đã quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý và việc khám xét chỗ ở phải tuân theo quy định của pháp luật. Trường hợp xâm phạm chỗ ở của người khác nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự. Vậy Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là gì? Quy định của Bộ luật hình sự đối với tội phạm này như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
–
Khái niệm và quy định của Bộ luật Hình sự về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
1. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là gì?
Chỗ ở của công dân được hiểu là bất kỳ nơi nào đang có người cư trú hợp pháp và được cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương thừa nhận. Chỗ ở của công dân có thể là nơi thường trú, chỗ ở lâu dài (không phân biệt đó là thuộc sở hữu nào như nhà riêng, tập thể, nhà thuê, mượn, hay nhà là nơi di động như thuyền của ngư dân…) nhưng cũng có thể là nơi tạm trú (như phòng ở trong khách sạn hay nhà trọ); có thể là nơi ở cố định hoặc di động, là một tòa nhà gồm cả sân và vườn phụ hay chỉ là một căn phòng hoặc một phần của một phòng, không kể là nhà thuộc sở hữu của họ hay thuê, mượn hoặc ở nhờ.
Xâm phạm chỗ ở của người khác là việc xâm nhập vào chỗ ở không thuộc sở hữu của mình mà không được sự cho phép của chủ nhà.
Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
2. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác tiếng Anh là gì?
Tội xâm phạm chỗ ở của người khác trong tiếng Anh là “Home infringement”.
3. Quy định của Bộ luật hình sự về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
Tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định tại Điều 158
“Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
b) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ;
c) Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ;
d) Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
4. Dấu hiệu pháp lý của Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
4.1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.
Đối tượng tác động của tội xâm phạm về chỗ ở của người khác có thể là nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của ngươi bị hại, có thể là nơi ở nhờ, nơi thuê để ở hoặc bất cứ nơi nào mà người bị hại sử dụng để ở (như nhà kho, thùng xe, trên ghe tàu…).
4.2. Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác được mô tả cụ thể tại khoản 1 điều 158 Bộ luật hình sự 2015, gồm các hành vi sau:
– Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác: là hành vi của người không có thẩm quyền, nhiệm vụ nhưng vì động cơ riêng tư của mình mà đã tự ý vào lục soát, khám xét, tìm kiếm những gì mà người khám có ý định tìm kiếm trong phạm vi chỗ ở của người khác khi chưa được sự cho phép của pháp luật
Hoặc có thể là hành vi của người có thẩm quyền, nhiệm vụ khám chỗ ở nhưng không chấp hành đúng những quy định của pháp luật về căn cứ, thẩm quyền ra lệnh, trình tự thủ tục tiến hành khám xét chỗ ở (ví dụ: không có lệnh khám xét chỗ ở hoặc tuy có lệnh nhưng lệnh đó không hợp pháp hoặc khi thực hiện việc khám không đúng thủ tục…).
Việc khám xét chỗ ở có liên quan đến hành vi phạm tội được tiến hành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, còn việc khám chỗ ở có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính được tiến hành theo
– Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ: là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ một cách miễn cưỡng, trái với ý muốn của họ, trừ những trường hợp thực hiện các quyết định về cưỡng chế, thu hồi…theo quyết định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như quyết định cưỡng chế kê biên tài sản của chấp hành viên…. Tuy nhiên, việc này vẫn phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, nếu không tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật thì có thể bị truy cứu TNHS về tội danh này.
Hành vi đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ thường do những người không có chức vụ, quyền hạn thực hiện như: Chủ nợ xiết nợ, tranh chấp thừa kế, tranh chấp trong trong quan hệ thuê nhà, mượn nhà…
– Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ: là hành vi dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ.
– Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác: là hành vi tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.
4.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện tội phạm này vối lỗi cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
4.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội xâm phạm chỗ ở người khác là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
5. Hình phạt
Khung hình phạt tại khoản 1
Ở khung hình phạt này là khung hình phạt cơ bản, người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khung hình phạt tại khoản 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
– Có tổ chức: Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Người có chức vụ, quyền hạn được hiểu một cách ngắn gọn là “người được giao thực hiện công vụ (mang tính chất hợp pháp) và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ đó”; còn “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” là người phạm tội sử dụng chức vụ với quyền hạn được giao như là một phương tiện để thực hiện phạm tội.
– Phạm tội 02 lần trở lên: “Phạm tội 02 lần trở lên” được hiểu là đã có từ 02 lần phạm tội trở lên mà mỗi lần phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 điều luật tương ứng, đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội: hành vi của một cá nhân, pháp nhân làm ảnh hưởng, đe dọa, hoặc phá vỡ trật tự, kỷ cương của xã hội, khiến cho một bộ phận không nhỏ người dân, một khu dân cư hoặc một cộng đồng dân cư hoang mang, lo sợ, phẫn nộ hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, làm ảnh hưởng, đe dọa hoặc làm phá vỡ quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc xâm phạm đến những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức được mọi người tôn trọng, thừa nhận và tuân thủ.
Khung hình phạt tại khoản 3
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Cấm đảm nhiệm chức vụ là việc
Theo quy định tại Điều 277 Bộ luật hình sự thì người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Như vậy, khái niệm về chức vụ trong luật hình sự tương đối rộng.