Cuộc thi về an toàn giao thông được tổ chức ngày càng nhiều nhằm giúp các em rèn luyện ý thức khi tham gia giao thông, hôm nay hãy cùng chúng tôi tham khảo đáp án an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học nhé.
Mục lục bài viết
1. Câu hỏi về an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học chuẩn nhất:
Câu 1: Theo em, để đảm bảo an toàn khi đi bộ em cần chú ý điều gì?
A. Cùng các bạn đi dàn hàng ngang trên đường để người lái xe dễ quan sát thấy.
B. Đi bộ trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường phía bên phải và luôn chú ý quan sát các
phương tiện giao thông
C. Đi bộ dưới lòng đường hoặc sát mép đường phía bên phải và luôn chú ý quan sát các
phương tiện giao thông
Câu 2: Em có thể đi bộ qua đường khi tín hiệu đèn giao thông dành cho người đi bộ chuyển sang màu đỏ không?
A. Không được phép.
B. Chỉ được phép khi đường vắng người, có ít xe tham gia giao thông.
C. Được phép.
Câu 3: Để đảm bảo an toàn khi vui chơi, em nên chơi đùa ở đâu?
A. Trên hè phố hoặc gần đường sắt.
B. Khu vui chơi dành cho trẻ em.
C. Bất cứ nơi nào có bóng mát.
Câu 4: Hành vi đi bộ qua đường nào sau đây là không an toàn?
A. Chú ý quan sát khi đi qua đường tại nơi không có cầu vượt, hầm và vạch kẻ đường dành
cho người đi bộ
B. Đi bộ cùng người lớn qua đường
C. Trèo qua dải phân cách để qua đường nhanh hơn.
Câu 5: Khi đi bộ qua đường tại nơi đường giao nhau không có tín hiệu đèn, em cần phải làm gì để đảm bảo an toàn?
A. Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường => Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có chiếc xe nào đang đến gần => Chạy thật nhanh qua đường.
B. Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường => Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có xe nào đang đến gần => Đi qua đường, phải tập trung quan sát an toàn và giơ cao tay để người điều khiển phương tiện khác nhận
biết.
C. Cả hai phương án trên đều đúng.
Câu 6: Theo em, chơi đùa trên vỉa hè có an toàn không?
A. An toàn, vì trên vỉa hè không có phương tiện giao thông qua lại.
B. Chỉ những nơi có vỉa hè rộng mới an toàn.
C. Không an toàn, vì em có thể va vào người đi bộ, cây cối hoặc mải chơi chạy xuống lòng đường rất dễ xảy ra tai nạn.
Câu 7: Em nên lựa chọn mũ bảo hiểm như thế nào để có thể bảo vệ phần đầu của mình?
A. Mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng và vừa với cỡ đầu của mình.
B. Mũ bảo hiểm người lớn và đảm bảo chất lượng.
C. Mũ bảo hiểm nào cũng được, miễn là vừa với cỡ đầu của mình.
Câu 8: Theo em khi ngồi sau xe đạp có nên đội mũ bảo hiểm không?
A. Khi ngồi sau xe đạp cũng nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.
B. Không cần, vì xe đạp đi với tốc độ chậm.
C. Chỉ đội khi trời nắng.
Câu 9: Các em có thể đứng lên phía sau người điều khiển xe máy, xe đạp khi nào?
A. Khi xe đi chậm
B. Khi đường vắng người
C. Không được đứng lên phía sau người lái xe vì sẽ ảnh hưởng đến thao tác điều khiển xe và dễ bị ngã xuống đường khi phanh gấp
Câu 10: Theo em, khi ngồi trên xe máy, em ngồi phía trước người lái xe thì có an toàn không?
A. Có an toàn
B. Không an toàn
C. Có an toàn nếu xe có chỗ để chân rộng.
2. Câu hỏi hội thi An toàn giao thông tiểu học chính xác nhất:
1. Khái niệm “Người điều khiển giao thông” được hiểu như thế nào là đúng?
A. Là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông
B. Là người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt
C. Là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt
D. Tất cả đều đúng
2. Các hành động nào dưới đây khi tham gia giao thông là đúng?
A. Ngồi trên xe ô tô nghiêm túc không mở cửa thò đầu hoặc tay, chân ra ngoài.
B. Ngồi sau xe máy dang hai tay, chân khi xe chạy trên đường.
C. Bám vào sau xe ô tô khi xe đang chạy.
D. Tất cả đều đúng
3. “Người tham gia giao thông đường bộ” gồm những thành phần nào?
A. Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ
B. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật
C. Người đi bộ trên đường bộ
4. Khi đi xe máy trên đường, số người ngồi trên xe thế nào là không đúng quy định?
A. Chở 1 người ngồi sau.
B. Chở 1 người lớn và 2 trẻ em dưới 11 tuổi ngồi sau.
C. Chở 2 người lớn ngồi sau.
D. Tất cả đều đúng
5. Đường nào là đường không an toàn?
A. Đường có vạch đi bộ qua đường.
B. Đường có trải nhựa hoặc bê – tông và có dải phân cách cố định.
C. Đường có nhiều cây cối và nhà cửa che khuất tầm nhìn.
D. Tất cả đều đúng
6. Khi tham gia giao thông tại nơi đường đang được sửa chữa, người lái xe cần phải làm gì ?
A. Vẫn điều khiển xe chạy với tốc độ bình thường.
B. Giảm tốc độ, quan sát biển chỉ dẫn hoặc người chỉ và thực hiện theo.
C. Tìm chỗ nào đó để lách xe đi qua càng nhanh càng tốt.
D. Tất cả đều đúng
7. Em được người lớn chở bằng xe máy đi trên đường, em phải ngồi thế nào cho an toàn ?
A. Đội mũ bảo hiểm và ngồi trước người lớn.
B. Đội mũ bảo hiểm, ngồi sau người lớn và bám chắc vào người lớn.
C. Đội mũ bảo hiểm và ngồi sau người lớn.
D. Tất cả đều đúng
8. Xe sau có thể vượt lên bên phải xe khác đang chạy phía trước trong trường hợp nào?
A. Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.
B. Khi xe điện đang chạy giữa đường.
C. Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
D. Tất cả những trường hợp trên.
9. Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Đi bên phải theo chiều đi của mình.
B. Đi đúng phần đường quy định.
C. Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
D. Tất cả các ý trên.
10. Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
A. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
B. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông.
C. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.
D. Tất cả đều đúng.
11. Những loại xe nào khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ?
A. Xe chữa cháy, xe hộ đê, xe công an, xe quân đội.
B. Xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương.
C. Xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương, xe hộ đê, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường.
D. Tất cả đều đúng.
12. Mọi hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ được xử lý như thế nào?
A. Phải được xử lý nghiêm minh.
B. Phải được xử lý kịp thời.
C. Phải được xử lý đúng pháp luật.
D. Cả ba ý trên.
3. Đảm bảo an toàn giao thông mang lại lợi ích gì?
3.1. Khái niệm an toàn giao thông:
An toàn giao thông được hiểu là hành vi ứng xử có văn hóa của con người khi tham gia giao thông bao gồm chấp hành luật giao thông và phải có ý thức khi tham gia giao thông.
An toàn giao thông còn là sự an toàn của người tham gia giao thông đường bộ, hàng hải và hàng không trong việc tuân thủ và chấp hành luật giao thông.
3.2. Đảm bảo an toàn giao thông mang lại lợi ích gì?
Hiện tai nạn giao thông ở nước ta đang ở mức cảnh báo, gây tác hại lớn trước mắt và lâu dài; Chỉ vì ATGT không được thực hiện mà con số thiệt hại do TNGT ngày càng nhiều. Vì vậy, đảm bảo an toàn giao thông hiện nay là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Khi an toàn giao thông được đảm bảo sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
- Đảm bảo tính mạng con người, hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản, tiền bạc cho cá nhân và gia đình.
- An toàn giao thông gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống, giữ gìn trật tự xã hội và góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
- Ngoài các biện pháp lâu nay vẫn sử dụng như băng rôn, truyền thông, đưa tin trên truyền hình, hiện các cơ quan chức năng còn tổ chức các chương trình tập huấn truyền thông, tọa đàm, đối thoại, tọa đàm và hội thảo. Hội thi tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, đường thủy và hàng không trong cộng đồng dân cư, học sinh…
- Việc đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền giúp người dân nâng cao nhận thức, có ý thức chấp hành pháp luật, có văn hóa khi tham gia giao thông. Đây là yếu tố quan trọng góp phần duy trì, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông trên phạm vi toàn quốc.