Cuộc thi An toàn giao thông đã chính thức được triển khai cho tất cả các em học sinh THCS và THPT trên toàn quốc để tạo nên một sân chơi bổ ích và thiết thực nhằm góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông trong nhà trường và toàn thể học sinh. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc chi tiết câu hỏi bài dự thi An toàn giao thông cấp THCS cùng với gợi ý đáp án.
Mục lục bài viết
- 1 1. Câu hỏi trắc nghiệm về an toàn giao thông cho học sinh THCS:
- 2 2. Câu hỏi phần tự luận về an toàn giao thông cho học sinh THCS:
- 3 3. Đáp án trắc nghiệm An toàn giao thông vì nụ cười ngày mai cấp THCS:
- 4 4. Đáp án tự luận An toàn giao thông vì nụ cười ngày mai cấp THCS:
- 5 5. Mẫu bài tuyên truyền về an toàn giao thông:
1. Câu hỏi trắc nghiệm về an toàn giao thông cho học sinh THCS:
1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm những phương tiện nào?
A. Người điều khiển xe cơ giới.
B. Người điều khiển xe thô sơ.
C. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
D. Cả 03 đối tượng trên.
=> đáp án D
2. Hành vi đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh môi trường tham gia giao thông đường bộ có bị cấm hay không?
A. Không nghiêm cấm.
B. Bị nghiêm cấm.
C. Bị nghiêm cấm tùy theo các tuyến đường.
D. Bị nghiêm cấm tùy theo loại xe.
=> đáp án B
3. Khi điều khiển xe chạy trên đường người lái xe cần mang theo các loại giấy tờ nào sau đây?
A. Giấy phép lái xe, đăng ký xe, giấy phép lưu hành xe.
B. Giấy phép lái xe, đăng ký xe,
C. Lệnh vận chuyển, đăng ký xe, giấy phép lưu hành xe.
D. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật và giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có)
=> đáp án D
4. Người tham gia giao thông đường bộ phải có trách nhiệm gì khi nghe thấy tín hiệu của các xe ưu tiên?
A. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường.
B. Cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiên.
C. Cả hai loại trách nhiệm trên.
D. Tất cả đều sai.
=> đáp án A
5. Xe gắn máy, môtô 2 bánh được chở nhiều nhất là mấy người?
A. Hai người kể cả người lái.
B. Ngoài người lái xe chỉ được thêm một người ngồi phía sau và một trẻ em.
C. Ngoài người lái xe được chở thêm hai người lớn trong trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người phạm tội.
D. Cả ý B, và ý C.
=> đáp án D
6. Khi đi trên đường, thấy 1 vụ tai nạn giao thông, em làm gì ?
A. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn, báo cho một người lớn nào đó đến để họ tìm người giải quyết, tham gia cấp cứu người bị nạn nếu có thể.
B. Vào xem để thỏa trí tò mò.
C. Bỏ chạy vì sợ.
D. Tất cả các ý trên.
=> đáp án A
7. Khi tham gia giao thông bằng xe máy trên đường, được phép.
A. Chở hàng cồng kềnh.
B. Không đội mũ bảo hiểm.
C. Đi đúng phần đường, chở đúng số người quy định, phải đội mũ bảo hiểm.
D. Tất cả các trường hợp trên.
=> đáp án C
8. Người tham gia giao thông khi phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, phải có những nghĩa vụ gì?
A. Kịp thời báo cáo cho chính quyền địa phương.
B. Kịp thời báo cáo cho cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất, để xử lý.
C. Trong trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết.
D. Tất cả các nghĩa vụ trên.
=> đáp án D
9. Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm gì?
A. Bảo vệ hiện trường, giúp đỡ, cứu chữa kịp thời, bảo vệ tài sản của người bị nạn.
B. Báo tin ngay cho cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất.
C. Cung cấp thông tin sát thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan công an.
D. Tất cả ba trách nhiệm nêu trên.
=> đáp án D
10. Người tham gia giao thông khi phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, phải có những nghĩa vụ gì?
A. Kịp thời báo cáo cho chính quyền địa phương.
B. Kịp thời báo cáo cho cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất, để xử lý.
C. Trong trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết.
D. Tất cả các nghĩa vụ trên.
=> đáp án D
11. Biển này có ý nghĩa gì?
A. Chỉ hướng đi.
B. Biển chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường.
C. Chỉ hướng đường.
D. Tất cả đều sai.
=> đáp án B
12. Biển nào báo hiệu, chỉ dẫn xe đi trên đường này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau?
A. Biển 1
B. Biển 1 và 3
C. Cả 3 biển
D. Tất cả đều sai
=> đáp án B
13. Biển báo hiệu cấm xe môtô hai bánh đi vào?
A. Biển 1
B. Biển 2
C. Cả 2 biển
D. Tất cả đều sai
=> đáp án A
14. Biển nào cấm quay xe:
A. Biển 1
B. Biển 2
C. Cả 2 biển đều đúng
D. Cả 2 biển đều sai
=> đáp án B
15. Biển nào chỉ đường dành cho người đi bộ, các loại xe không được đi vào khi gặp biển này?
A. Biển 1
B. Biển 1 và 3
C. Biển 3
D. Cả ba biển
=> đáp án C
2. Câu hỏi phần tự luận về an toàn giao thông cho học sinh THCS:
16. Câu hỏi tự luận: (Không quá 1000 từ)
Em hãy nêu thực trạng học sinh cấp trung học cơ sở trong việc điều khiển phương tiện xe gắn máy, xe đạp điện khi tham gia giao thông hiện nay. Theo em, để nâng cao ý thức chấp hành Luật ATGT có hiệu quả, chúng ta cần những giải pháp gì?
Một số biện pháp nhằm tăng cường ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh
Việc nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh là vô cùng quan trọng, dưới đây là các biện pháp giúp nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh:
Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về an toàn giao thông, pháp luật về trật tự an toàn giao thông và văn hoá giao thông. Mời Công an huyện hoặc công an xã tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm tuyên truyền Luật ATGT đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường.
Cảnh báo những hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông, các tình huống, nguyên nhân gây tai nạn xe mô tô, xe gắn máy và các biện pháp phòng ngừa tai nạn xe mô tô, xe gắn máy. Từ đó nâng cao trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông.
Cần kết hợp với phụ huynh để hình thành ý thức chấp hành luật giao thông ngay từ trong nhà trường.
Trường học tổ chức ký cam kết với phụ huynh học sinh về đội mũ bảo hiểm cho con khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy và xe đạp điện (đối với bậc Tiểu học, Trung học cơ sở) ; Tổ chức kí cam kết với phụ huynh không giao xe mô tô, xe gắn máy cho học sinh khi chưa đủ tuổi hoặc chưa có bằng lái xe để sử dụng khi tham gia giao thông.
Kết hợp các hoạt động khác như biểu diễn nghệ thuật tuyên truyền an toàn giao thông, tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật an toàn giao thông. ..
3. Đáp án trắc nghiệm An toàn giao thông vì nụ cười ngày mai cấp THCS:
Câu 1. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm nào dưới đây?
A. Nhanh chóng rời khỏi nơi xảy ra tai nạn giao thông.
B. Quay phim, chụp ảnh đăng lên mạng xã hội để nhiều người biết.
C. Cung cấp thông tin về vụ tai nạn cho bạn bè, người thân.
D. Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
=> đáp án D
Câu 2. Phương án nào dưới đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?
A. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
B. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
C. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
D. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng.
=> đáp án D
Câu 3. Khi tránh xe đi ngược chiều, phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?
A. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
B. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi.
C. Xe lên dốc phải nhường đường cho xe đang xuống dốc.
D. Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.
=> đáp án C
Câu 4. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi như thế nào để đúng quy tắc giao thông?
A. Cho xe đi trên bất kì làn đường nào, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và bảo đảm an toàn.
B. Cho xe đi trên bất kì làn đường nào và chỉ được chuyển làn ở những nơi cho phép; khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn
C. Cho xe đi trong một làn đường được đi và chỉ chuyển làn đường ở những nơi được cho phép; khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn
D. Cho xe đi trên làn đường bên trái, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước, chú ý quan sát để đảm bảo an toàn
=> đáp án C
Câu 5. Người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện khi muốn chuyển hướng thì phải làm gì để đúng quy tắc giao thông?
A. Phải tăng tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
B. Phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
C. Phải tăng tốc độ và chuyển hướng ngay.
D. Phải giảm tốc độ và chuyển hướng ngay.
=> đáp án B
Câu 6. Theo quy định hiện hành, đối với người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng không áp dụng cho hành vi vi phạm nào dưới đây?
A. Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
B. Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loạiphương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”
C. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
D. Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
=> đáp án A
Câu 7. Gặp biển nào dưới đây xe đạp không được phép đi vào?
A. Biển 1 và 3.
B. Biển 1 và 4.
C. Biển 2 và 3.
D. Biển 2 và 4.
=> đáp án B
Câu 8. Trong các biển dưới đây, biển nào chỉ dẫn nơi bắt đầu đoạn đường dành cho người đi bộ?
A. Biển 1.
B. Biển 2.
C. Biển 3.
D. Biển 2 và biển 3.
=> đáp án D
Câu 9. Anh A chở chị B tham gia giao thông bằng xe đạp điện. Do anh A quên đội mũ bảo hiểm nên chị B dùng ô che cho anh A khỏi nắng. Đi được một đoạn thì cả hai người bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và xử phạt. Theo quy định hiện hành, hành vi vi phạm trên sẽ chịu mức phạt với tổng tiền là bao nhiêu trong các phương án dưới đây?
A. Từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
B. Từ 250.000 đồng đến 350.000 đồng.
C. Từ 280.000 đồng đến 400.000 đồng.
D. Từ 300.000 đồng đến 350.000 đồng.
=> đáp án A
Câu 10. Trong hình dưới đây, các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
A. Xe khách, xe tải.
B. Xe khách, xe con.
C. Xe con, xe tải
D. Xe khách, xe tải, xe con.
=> đáp án A
4. Đáp án tự luận An toàn giao thông vì nụ cười ngày mai cấp THCS:
Theo em, học sinh có văn hoá khi tham gia giao thông được thể hiện qua các hành động, việc làm nào?
Các hành động thể hiện văn hoá giao thông bao gồm:
Đội mũ bảo hiểm gọn gàng, vừa với đầu
Chấp hành tốt luật an toàn giao thông
Chú ý đèn khi sang màu
Không lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, dàn hàng ngang
Không còi xe ầm ĩ trên đường
Khi đi xe phải luôn đội mũ bảo hiểm;
Không vượt đèn đỏ;
Không lên xe khi chở quá người quy định;
Không cố tình đi qua khi đèn đã chuyển vàng;
Thường xuyên nhắc nhở người thân chấp hành giao thông;
Bảo vệ tài sản khi người tham gia giao thông gặp tai nạn;
Giúp người già và trẻ em sang đường;
Nhắc nhở các phương tiện khác về mức độ nguy hiểm;
Không đi lấn vào làn đường của phương tiện khác;
Không đi xe trên vỉa hè;
Nhường đường cho phương tiện khác trước;
Em đã và sẽ làm thế nào để gương mẫu thực hiện và góp phần nâng cao ý thức văn hoá khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường em? Hãy phân tích một biện pháp mà em thấy hiệu quả nhất?
Gợi ý 1
Trước tiên em sẽ chấp hành nghiêm chỉnh luật khi tham gia giao thông và giúp mọi người thấy những tác hại khi vi phạm (như mất tài sản, ảnh hưởng sức khoẻ, mạng sống, xã hội kém văn minh. ..) để tuyên truyền cho mọi người cùng chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến “văn hoá giao thông trong thanh niên, học sinh” và kiến thức ATGT, kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích (bao gồm cả phòng chống tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn đuối nước. ..) đến các bạn học sinh.
Rà soát các điểm trông giữ xe để không cho phép các bạn học sinh đi xe mô tô đến trường và liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh để kiểm tra ý thức của từng em khi tham gia giao thông.
Xây dựng những buổi sinh hoạt ngoại khoá để nâng cao văn hoá giao thông bao gồm ý thức và thái độ của từng người khi tham gia giao thông, như: Tự tin, bình tĩnh, ưu tiên nhường đường cho người lớn tuổi, trẻ em; Luôn xin lỗi khi có tai nạn; đội mũ bảo hiểm cho phụ nữ và trẻ em khi tham gia giao thông. ..
Gợi ý 2
Cách xây dựng văn hoá giao thông và nâng cao ý thức tham gia giao thông của từng người chính là ngay cả những việc nhỏ nhặt nhất. Mũ bảo hiểm khi muốn nhắc nhở nhỏ người khác thì bản thân mình phải là tấm gương và là người đi đầu trong việc thực hiện chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông cũng như thể hiện mình là người có văn hoá khi tham gia giao thông theo cách:
– Phải có đủ giấy tờ theo quy định khi tham gia giao thông.
– Phải đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng.
– Đi đúng làn đường, phần đường, vạch sơn… theo quy định và luôn có thái độ chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông.
– Không uống rượu bia, đi nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, điều khiển phương tiện không đầy đủ giấy tờ quy định; không lấn chiếm vỉa hè, lề đường và hành lang bảo vệ an toàn giao thông; không có thói hư tật xấu trong cư xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông; không để xảy ra tai nạn khi tham gia giao thông. ..
Ngoài việc bản thân phải là tấm gương đi đầu trong việc chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông đường bộ, em cùng với các bạn cán bộ lớp luôn nhắc nhở, tuyên truyền để các bạn nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cũng như các quy tắc ứng xử khi tham gia giao thông. Trong thực tế, em thấy các bạn đã có rất nhiều tiến bộ khi tham gia giao thông trên đường.
5. Mẫu bài tuyên truyền về an toàn giao thông:
Mỗi khi chúng ta được xem báo chí, hoặc nghe các tin tức về tai nạn giao thông cũng khiến cho chúng ta có cảm giác đau đớn khôn nguôi. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng ở các nước đang phát triển như việt nam. Mỗi năm hàng ngàn người bị thương vong vì tai nạn giao thông. Vậy cho nên khi tham gia giao thông chúng ta cần phải nêu cao ý thức của mình đó là lớp trẻ, những “chủ nhân tương lai của đất nước”.
Với các học sinh thpt như chúng tôi việc khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp hoặc xe đạp điện thì việc đảm bảo an toàn cho mình và cả người thân là điều rất cần thiết. Chúng ta mỗi khi tham gia giao thông cần phải chấp hành các quy định của pháp luật giao thông. Không đi ngược chiều, không chạy hàng hai hàng 3. Khi qua ngã ba, ngã tư có tín hiệu đèn giao thông cần phải dừng ngay. Đi vào làn đường dành cho xe đạp và xe đạp điền. Nếu không chúng ta sẽ phải hứng chịu những tai nạn thảm khốc và đó sẽ là một nỗi đau của nhiều người thân yêu xung quanh chúng ta.
Chúng ta không chỉ phải tham gia giao thông an toàn, các bạn còn là những tuyên truyền viên trực tiếp đến cho bạn bè và người thân trong việc chấp hành giao thông. Nếu khi phát hiện hành vi phạm tội bạn có thể khuyên, hoặc khiển trách khác.