Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Kết nối tri thức có đáp án

  • 02/06/202502/06/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    02/06/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Trắc nghiệm Lịch sử 11 kết nối tri thức có đáp án. Nội dung trắc nghiệm được trình bày theo từng bài học, chương học trong sách Lịch sử 11 kết nối tri thức. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Kết nối tri thức có đáp án:
      • 2 2. Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam:
      • 3 3. Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 13 Việt Nam và Biển Đông:

      1. Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Kết nối tri thức có đáp án:

      Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiền đề về kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?

      A. Chế độ phong kiến chuyên chế hoặc chế độ thuộc địa kìm hãm kinh tế tư bản chủ nghĩa.

      B. Chế độ phong kiến chuyên chế đã thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.

      C. Sự cai trị của chính quốc đối với thuộc địa đã thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

      D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời đồng thời với sự xác lập của chế độ phong kiến chuyên chế.

      Đáp án đúng là: A

      Câu 2. Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp được biểu hiện rõ nét thông qua phong trào nào sau đây?

      A. “Phát triển ngoại thương”.

      B. “Phát kiến địa lí”.

      C. “Rào đất cướp ruộng”.

      D. “Cách mạng Xanh”.

      Đáp án đúng là: C

      Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tiền đề chính trị của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?

      A. Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế, thực dân gây bất mãn cho nhân dân.

      B. Sự tồn tại của nhà nước quân chủ lập hiến gây bất mãn cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.

      C. Mâu thuẫn dân tộc gay gắt giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân xâm lược.

      D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới với nhân dân lao động ngày càng sâu sắc.

      Đáp án đúng là: A

      Câu 4. Sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỉ XVIII) xuất phát từ tiền đề chính trị nào sau đây?

      A. Chính sách cai trị của nhà nước quân chủ lập hiến đã xâm phạm quyền lợi của tư sản.

      B. Sự tồn tại của nhà nước phong kiến chuyên chế gây bất mãn cho quần chúng nhân dân.

      C. Chế độ cai trị của thực dân Anh đã gây bất bình cho nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mỹ.

      D. Sự tồn tại của chế độ nô lệ (ở miền Nam) đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế Bắc Mỹ.

      Đáp án đúng là: C

      Câu 5. Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp đã dẫn đến sự ra đời của tầng lớp nào?

      A. Quý tộc phong kiến.

      B. Quý tộc mới.

      C. Chủ nô.

      D. Nông nô.

      Đáp án đúng là: B

      Câu 6. Lực lượng nào sau đây thuộc Đẳng cấp thứ nhất trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?

      A. Giai cấp tư sản.

      B. Nông dân.

      C. Tăng lữ Giáo hội.

      D. Bình dân thành thị.

      Đáp án đúng là: C

      Câu 7. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỉ XVIII) bùng nổ trên cơ sở tiền đề xã hội nào sau đây?

      A. Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với các thế lực phong kiến chuyên chế.

      B. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ Giáo hội và Quý tộc.

      C. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân xâm lược.

      D. Mâu thuẫn giai cấp giữa quý tộc phong kiến với nông dân và bình dân thành thị.

      Đáp án đúng là: C

      Câu 8. Trong cuộc Cách mạng Nê-đéc-lan (thế kỉ XVI), giai cấp tư sản và quý tộc mới đã sử dụng tôn giáo nào làm “ngọn cờ” tư tưởng để tập hợp quần chúng nhân dân?

      A. Thanh giáo.

      B. Anh giáo.

      C. Đạo Tin lành.

      D. Thiên Chúa giáo.

      Đáp án đúng là: C

      Câu 9. Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là

      A. Cải cách tôn giáo.

      B. Văn hóa Phục hưng.

      C. thuyết Kinh tế học cổ điển.

      D. Triết học Ánh sáng.

      Đáp án đúng là: D

      Câu 10. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của G. Rút-xô là

      A. “Bàn về khế ước xã hội”.

      B. “Tinh thần pháp luật”.

      C. “Nhà nước và cách mạng”.

      D. “Những lá thư triết học”.

      Đáp án đúng là: A

      2. Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam:

      Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng ở Việt Nam (năm 938)?

      A. Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.

      B. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.

      C. Quân Nam Hán lực lượng ít, khí thế chiến đấu kém cỏi, vũ khí thô sơ.

      D. Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền cùng các tướng lĩnh khác.

      Đáp án đúng là: C

      Câu 2. Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là

      A. Đinh Bộ Lĩnh.

      B. Lê Hoàn.

      C. Ngô Quyền.

      D. Lý Công Uẩn.

      Đáp án đúng là: B

      Câu 3. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?

      A. Nền độc lập của đất nước Đại Cồ Việt được giữ vững.

      B. Đất nước được thống nhất, thoát ra khỏi chiến tranh loạn lạc.

      C. Khiến cho nhà Tống sợ hãi, từ bỏ tham vọng xâm lược nước ta.

      D. Chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ cho dân tộc.

      Đáp án đúng là: B

      Câu 4. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi

      A. quân dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu anh dũng.

      B. Lê Hoàn đề nghị giảng hòa để giảm bớt hao tổn.

      C. nhà Tống bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.

      D. nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.

      Đáp án đúng là: A

      Câu 5. Sau cuộc tập kích trên đất nhà Tống, Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút quân về nước để

      A. chuẩn bị lực lượng tiến công tiếp.

      B. kêu gọi Chăm-pa cùng đánh Tống.

      C. chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc.

      D. kêu gọi nhân dân rút lui, sơ tán.

      Đáp án đúng là: C

      Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí địa lí chiến lược của Việt Nam?

      A. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.

      B. Nằm trên các trục đường giao thông quốc tế huyết mạch.

      C. Là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo.

      D. Kiểm soát tuyến đường thương mại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á.

      Đáp án đúng là: D

      Câu 7. Việt Nam được coi là “cầu nối” giữa Trung Quốc với khu vực nào?

      A. Đông Bắc Á.

      B. Đông Nam Á.

      C. Tây Nam Á.

      D. Nam Á.

      Đáp án đúng là: B

      Câu 8. Trong lịch sử Việt Nam, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quyết định đối với

      A. sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam.

      B. chính sách đối nội, đối ngoại của đất nước.

      C. chiều hướng phát triển kinh tế của đất nước.

      D. tình hình văn hóa – xã hội của quóc gia.

      Đáp án đúng là: A

      Câu 9. Nhân vật lịch sử nào nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây?

      “Đố ai trên Bạch Đằng giang,

      Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,

      Phá quân Nam Hán tời bời,

      Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?”

      A. Lê Hoàn.

      B. Ngô Quyền.

      C. Trần Hưng Đạo.

      D. Dương Đình Nghệ.

      Đáp án đúng là: B

      Câu 10. Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà Tiền Lê kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân Tống xâm lược (981)?

      A. Tiên phát chế nhân.

      B. Đánh thành diệt viện.

      C. Vườn không nhà trống.

      D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.

      Đáp án đúng là: D

      3. Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 13 Việt Nam và Biển Đông:

      Câu 1. Quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là

      A. Việt Nam.

      B. Lào.

      C. Campuchia.

      D. Thái Lan.

      Đáp án đúng là: A

      Câu 2. Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để

      A. khai thác sản vật (tôm, cá,…).

      B. cứu hộ tàu thuyền gặp nạn.

      C. xem xét, đo đạc thủy trình.

      D. dựng miếu thờ và vẽ bản đồ.

      Đáp án đúng là: C

      Câu 3. Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

      A. Bãi Cát Vàng.

      B. Vạn Lý Hoàng Sa.

      C. Vạn Lý Trường Sa.

      D. Bạch Long Vĩ.

      Đáp án đúng là: D

      Câu 4. Theo ghi chú bản đồ trong bộ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư biên soạn vào thế kỉ XVII, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ nào?

      A. Tư Nghĩa.

      B. Gia Định.

      C. Phú Yên.

      D. Thuận Hóa.

      Đáp án đúng là: A

      Câu 5. Đoạn tư liệu dưới đây đề cập đến nhiệm vụ nào của hải đội Hoàng Sa dưới thời các chúa Nguyễn?

      Tư liệu: “Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng (…) Từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa sa Vinh, mỗi lần có gió Tây – Nam thì thương thuyền của các nước ở phía trong trôi dạt về đấy; gió Đông – Bắc thì thương thuyền phía ngoài đều trôi dạt về đấy, đều cùng chết đói cả. Hàng hóa đều ở nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm, vào tháng cuối mùa đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hóa vật, phần nhiều là vàng, bạc, tiền tệ, súng đạn,…”

      A. Khai thác các sản vật quý (ốc, hải sâm,…).

      B. Canh giữ, bảo vệ các đảo ở Biển Đông.

      C. Cắm mốc chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.

      D. Thu gom hàng hóa của tàu nước ngoài bị đắm.

      Đáp án đúng là: D

      Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh của Biển Đông đối với Việt Nam?

      A. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.

      B. Góp phần bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ,

      C. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.

      D. Là địa bàn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

      Đáp án đúng là: D

      Câu 7. Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế, ngoại trừ ngành

      A. công nghiệp khai khoáng.

      B. đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

      C. giao thông hàng hải.

      D. giao thông đường hàng không.

      Đáp án đúng là: D

      Câu 8. Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng?

      A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.

      B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí.

      C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động….

      D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.

      Đáp án đúng là: B

      Câu 9. Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành du lịch?

      A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.

      B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí.

      C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động….

      D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.

      Đáp án đúng là: C

      Câu 10. Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng của Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam có thể phát triển ngành kinh tế nào?

      A. Khai thác tài nguyên sinh vật biển.

      B. Công nghiệp khai khoáng.

      C. Sửa chữa và đóng tàu.

      D. Giao thông hàng hải.

      Đáp án đúng là: A

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      • Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích em yêu thích
      • Mở bài về hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN
         ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ