Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Ngữ văn
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Toán học
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tin học
  • GDCD
  • Giáo án
  • Quản lý giáo dục
    • Thi THPT Quốc gia
    • Tuyển sinh Đại học
    • Tuyển sinh vào 10
    • Mầm non
    • Đại học
  • Pháp luật
  • Bạn cần biết

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Giáo dục Lịch sử

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo có đáp án

  • 24/09/202424/09/2024
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    24/09/2024
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Lịch sử luôn là một môn học hay và có ý nghĩa quan trọng đối với các bạn học sinh cấp 3, đặc biệt là lớp 11. Vì vậy, chúng tôi xin gửi tới các bạn đọc Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo có đáp án. Mời các bạn tham khảo nhé.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo có đáp án đặc sắc nhất:
      • 2 2. Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo có đáp án hay nhất: 
      • 3 3. Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo có đáp án dành cho học sinh giỏi:

      1. Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo có đáp án đặc sắc nhất:

      Câu 1. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn

      A. hình thành.

      B. phát triển.

      C. phát triển đến đỉnh cao.

      D. khủng hoảng, suy thoái.

      Đáp án đúng là: D

      Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy thoái và phải đối mặt với sự xâm lược, chiếm đóng của thực dân phương Tây.

      Câu 2. Trong thời gian đầu, để xâm nhập vào Đông Nam Á, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng thủ đoạn nào?

      A. Khống chế chính trị, ép kí hiệp ước bất bình đẳng.

      B. Sử dụng hoạt động buôn bán, truyền giáo.

      C. Truyền bá học thuyết “Đại Đông Á”.

      D. Dùng vũ lực để thôn tính đất đai.

      Đáp án đúng là: B

      Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á. Trong thời gian đầu, quá trình này được tiến hành thông qua các hoạt động buôn bán và truyền giáo. Thông qua các thương điểm, các nước châu Âu mở rộng giao thương và từng bước chuẩn bị cho quá trình xâm lược.

      Câu 3. Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực

      A. có đất đai rộng lớn nhưng dân cư thưa thớt.

      B. có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.

      C. không có sự quản lí của các nhà nước phong kiến.

      D. là điểm bắt đầu của “con đường tơ lụa trên biển”.

      Đáp án đúng là: B

      Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.

      Câu 4. Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu quá trình xâm nhập, xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?

      A. Mỹ tấn công, đánh chiếm Phi-líp-pin.

      B. Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca.

      C. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng (Việt Nam).

      D. Thực dân Anh đánh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a.

      Đáp án đúng là: B

      Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca. Sự kiện này đã mở đầu quá trình xâm chiếm, áp đặt sự thống trị, biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

      Câu 5. Đến cuối thế kỉ XIX, nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Hà Lan?

      A. Mi-an-ma.

      B. Phi-líp-pin.

      C. In-đô-nê-xi-a.

      D. Cam-pu-chia.

      Đáp án đúng là: C

      Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Hà Lan đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược In-đô-nê-xi-a.

      Câu 6. Từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, Phi-líp-pin đặt dưới ách thống trị của

      A. thực dân Anh.

      B. thực dân Tây Ban Nha.

      C. thực dân Pháp.

      D. thực dân Bồ Đào Nha.

      Đáp án đúng là: B

      Giữa thế kỉ XVI, Philíppin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha (1898), Philíppin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.

      Câu 7. Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của Mỹ?

      A. Việt Nam.

      B. In-đô-nê-xi-a.

      C. Phi-líp-pin.

      D. Cam-pu-chia.

      Đáp án đúng là: C

      Đến đầu thế kỉ XX, Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của Mỹ

      Câu 8. Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập?

      A. Phi-líp-pin.

      B. Lào.

      C. Cam-pu-chia.

      D. Xiêm.

      Đáp án đúng là: D

      Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập là Xiêm.

      Câu 9. Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia nào ở Đông Nam Á?

      A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

      B. Xiêm, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.

      C. Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Lào.

      D. Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào.

      Đáp án đúng là: A

      Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

      Câu 10. Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Ma-lai-xi-a và Mi-an-ma đã trở thành thuộc địa của

      A. thực dân Pháp.

      B. thực dân Anh.

      C. thực dân Hà Lan.

      D. thực dân Tây Ban Nha.

      Đáp án đúng là: B

      Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thực dân Anh đã chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a, phía Bắc đảo Booc-nê-ô và Mi-an-ma.

      2. Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo có đáp án hay nhất: 

      Câu 1. Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì

      A. tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao mềm dẻo.

      B. kiên quyết huy động toàn dân đứng lên đấu tranh chống xâm lược.

      Xem thêm:  Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Kết nối tri thức có đáp án

      C. nước Xiêm nghèo tài nguyên, lại thường xuyên hứng chịu thiên tai.

      D. dựa vào sự viện trợ của Nhật Bản để đấu tranh chống xâm lược.

      Đáp án đúng là: A

      Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao mềm dẻo.

      Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?

      A. Mua chuộc và biến các thế lực phong kiến địa phương thành tay sai.

      B. Sử dụng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.

      C. Để cho người bản xứ nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy cai trị.

      D. Đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Đông Nam Á.

      Đáp án đúng là: C

      – Một số chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á:

      + Duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.

      + Nắm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự…

      + Dùng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.

      + Chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.

      Câu 3. Chính sách cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền của chính quyền thực dân phương Tây đã gây ra hệ quả gì cho nhân dân thuộc địa Đông Nam Á?

      A. Giai cấp địa chủ phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn.

      B. Nông dân được chia ruộng đất, hăng hái sản xuất.

      C. Nông dân bị mất ruộng đất và bần cùng hóa.

      D. Giai cấp nông dân bị xóa bỏ hoàn toàn.

      Đáp án đúng là: C

      Chính sách cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền của chính quyền thực dân phương Tây đã gây ra hậu quả: nông dân bị mất ruộng đất và bị bần cùng hóa.

      Câu 4. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình văn hóa của các nước Đông Nam Á dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây?

      A. Đời sống văn hóa không xuất hiện yếu tố mới.

      B. Văn hóa phương Tây du nhập vào Đông Nam Á.

      C. Văn hóa Đông Nam Á chi phối văn hóa phương Tây.

      D. Văn hóa phát triển, bắt kịp với trình độ của phương Tây.

      Đáp án đúng là: B

      Dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây, tình hình văn hoá cũng có nhiều thay đổi. Văn hoá phương Tây du nhập vào Đông Nam Á. Nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật mang phong cách châu Âu xuất hiện. Tôn giáo, luật pháp, giáo dục phương Tây được truyền bá vào khu vực với mục đích chính là để phục vụ nền cai trị của thực dân.

      Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?

      A. Tiêu diệt các thế lực phong kiến địa phương để thâu tóm quyền hành.

      B. Để cho người bản xứ nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy cai trị.

      C. Thâu tóm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự…

      D. Không cho phép người bản xứ tham gia vào bộ máy hành chính.

      Đáp án đúng là: C

      – Một số chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á:

      + Duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.

      + Nắm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự…

      + Dùng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.

      + Chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.

      Câu 6. Nhận thức được mối đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây và nhu cầu phát triển đất nước, từ giữa thế kỉ XIX, triều đình Xiêm đã

      A. thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng.

      B. thực hiện chính sách cấm đạo Thiên Chúa.

      C. tiến hành công cuộc cải cách theo hướng hiện đại.

      D. khước từ mọi quan hệ giao thương với phương Tây.

      Đáp án đúng là: C

      Nhận thức được mối đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây và nhu cầu phát triển đất nước, từ giữa thế kỉ XIX, triều đình Xiêm đã tiến hành công cuộc cải cách theo hướng hiện đại hóa nhằm bảo vệ nền độc lập.

      Câu 7. Từ năm 1892, vua Ra-ma V tiến hành

      A. chuyến công du sang các nước châu Âu.

      B. Chương trình giáo dục theo hướng hiện đại.

      C. cải cách hành chính theo mô hình phương Tây.

      D. chính sách cấm đạo, đàn áp tín đồ Thiên Chúa giáo.

      Đáp án đúng là: A

      Từ năm 1892, vua Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình phương Tây.

      Câu 8. Năm 1897, vua Ra-ma V đã tiến hành

      A. chuyến công du sang các nước châu Âu.

      B. Chương trình giáo dục theo hướng hiện đại.

      C. cải cách hành chính theo mô hình phương Tây.

      D. chính sách cấm đạo, đàn áp tín đồ Thiên Chúa giáo.

      Xem thêm:  Đề cương ôn tập Lịch sử học kì 1 lớp 11 có đáp án chi tiết

      Đáp án đúng là: A

      Năm 1897, Ra-ma V tiến hành chuyến công du sang các nước châu Âu, gặp gỡ đại diện các chính phủ Anh, Pháp, Đức, Nga, nhằm mục tiêu xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí trước đó.

      Câu 9. Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp vì

      A. chế độ phong kiến ở Xiêm vững mạnh, không nước nào có đủ khả năng lật đổ.

      B. triều đình Xiêm chấp nhận “cắt đất cầu hòa” cho cả thực dân Anh và Pháp.

      C. có vị trí nằm giữa khu vực thuộc địa của thực dân Anh và thực dân Pháp.

      D. triều đình Xiêm nhận được sự bảo hộ của cả Anh và Pháp.

      Đáp án đúng là: C

      Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp. Vì, Xiêm có vị trí địa lý nằm giữa khu vực thuộc địa của Anh (Ấn Độ, Miến Điện) và Pháp (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) => cả hai nước đế quốc này đều không muốn đụng độ với nhau ở Xiêm. Anh và Pháp đều nhân nhượng lẫn nhau trong các vấn đề ở Xiêm => Xiêm đã lợi dụng điều đó, sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo để giữ nền độc lập.

      Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)?

      A. Phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ, linh hoạt của người Thái.

      B. Đưa Vương quốc Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

      C. Giúp Xiêm giữ được độc lập, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.

      D. Giúp Xiêm phát triển mạnh mẽ, trở thành nước đế quốc duy nhất ở châu Á.

      Đáp án đúng là: D

      – Ý nghĩa của công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX):

      + Giúp Xiêm giữ được độc lập, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.

      + Đưa Vương quốc Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, từng bước hội nhập với thế giới trong những thập niên tiếp theo.

      + Phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ của người Thái; khả năng ngoại giao khéo léo, sự linh hoạt trong nhận thức và vận dụng các yếu tố thời đại phục vụ cho lợi ích quốc gia.

      3. Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo có đáp án dành cho học sinh giỏi:

      Câu 1. Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) có ý nghĩa như thế nào?

      A. Giành lại chính quyền tự chủ từ tay quân Thanh.

      B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

      C. Tạo điều kiện cho sự thống nhất quốc gia.

      D. Bảo vệ được nền độc lập của đất nước.

      Đáp án đúng là: D

      Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước.

      Câu 2. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

      A. Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược.

      B. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.

      C. Các cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa.

      D. Quân giặc không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt.

      Đáp án đúng là: C

      – Nguyên nhân chủ quan:

      + Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt.

      + Các cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa.

      + Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.

      + Có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh mưu lược, tài giỏi.

      – Nguyên nhân khách quan:

      + Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.

      + Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược, như: đường hành quân xa, thiếu lương thực, không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt,…

      Câu 3. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

      A. Các cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa.

      B. Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt.

      C. Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược.

      D. Sự lãnh đạo của các tướng lĩnh mưu lược, tài giỏi.

      Đáp án đúng là: C

      – Nguyên nhân chủ quan:

      + Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt.

      + Các cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa.

      + Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.

      + Có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh mưu lược, tài giỏi.

      – Nguyên nhân khách quan:

      + Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.

      + Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược, như: đường hành quân xa, thiếu lương thực, không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt,…

      Câu 4. Nguyên nhân quan trọng nhấtkhiến cho cuộc kháng chiến chống quânMinh xâm lược của nhà Hồ (1406 – 1407) thất bại là gì?

      A. Quân Minh có ưu thế hơn về lực lượng, vũ khí.

      B. Nhà Hồ không xây dựng được thành lũy kiên cố.

      C. Nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.

      Xem thêm:  50 câu trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 4 có đáp án mới nhất

      D. Nhà Hồ không có tướng lĩnh tài giỏi, quân đội mạnh.

      Đáp án đúng là: C

      Nguyên nhân quan trọng nhấtkhiến cho cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ (1406 – 1407) thất bại là: nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.

      Câu 5. Từ sự thất bại của Nhà nước Âu Lạc trước quân xâm lược, chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

      A. Củng cố khối đoàn kết toàn dân; cảnh giác trước mọi âm mưu của kẻ thù.

      B. Cầu viện sự giúp đỡ, viện trợ của các lược lượng bên ngoài khi có chiến tranh.

      C. Xây dựng nhiều thành lũy kiên cố; nghiên cứu, chế tạo các loại vũ khí hiện đại.

      D. Luôn hòa hoãn, nhân nhượng với các nước để giữ môi trường hòa bình, ổn định.

      Đáp án đúng là: A

      – Bài học kinh nghiệm rút ra từ sự thất bại của Nhà nước Âu Lạc trước quân xâm lược là: củng cố khối đoàn kết toàn dân; cảnh giác trước mọi âm mưu của kẻ thù.

      Câu 6. Tháng 9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

      A. Đà Nẵng.

      B. Gia Định.

      C. Hà Nội.

      D. Thuận An.

      Đáp án đúng là: A

      Chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/09/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

      Câu 7. Nội dung nào trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) đã vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam?

      A. Nhà Nguyễn phải giải tán các toán nghĩa binh chống Pháp ở Nam Kì.

      B. Bồi thường cho Pháp khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.

      C. Nhà Nguyễn nhượng cho Pháp ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.

      D. Nhà Nguyễn thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.

      Đáp án đúng là: C

      – Trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862): việc triều đình nhà Nguyễn nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn đã xâm phạm nghiêm trọng đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Với điều khoản này, ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn từ chỗ là một bộ phận lãnh thổ của Việt Nam đã trở thành vùng đất của Pháp; triều đình nhà Nguyễn đã từ bỏ quyền làm chủ tại khu vực này.

      Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam (1858 – 1884)?

      A. Nhà Nguyễn thiếu quyết tâm chiến đấu chống thực dân Pháp.

      B. Pháp có ưu thế hơn về vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh.

      C. Nhân dân Việt Nam lo sợ, không kiên quyết đấu tranh chống Pháp.

      D. Các phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết.

      Đáp án đúng là: C

      – Nội dung đáp án C không phải là nguyên nhân khiến cho phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 – 1884 thất bại. Vì:

      + Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, nhân dân Việt Nam đã sát cánh cùng quan quân triều đình kháng chiến (thể hiện rõ nét ở chiến trường Đà Nẵng,…).

      + Ngay cả khi triều đình nhà Nguyễn dao động, hạ lệnh bãi binh, thiếu quyết tâm chiến đâu… nhân dân vẫn anh dũng đứng lên chống Pháp với tinh thần chủ động, không lệ thuộc vào triều đình.

      + Mặt khác, mục tiêu đấu tranh của nhân dân Việt Nam còn từng bước chuyển từ: đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược sang đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và phong kiến đầu hàng.

      Câu 9. Vì sao trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858 – 1884), thực dân Pháp không thể thực hiện thành công kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”?

      A. Lực lượng quân Pháp ít; vũ khí và phương tiện chiến tranh lạc hậu.

      B. Nhân dân Việt Nam quyết liệt chống lại hành động xâm lược của Pháp.

      C. Nhà Nguyễn quyết tâm lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống xâm lược.

      D. Quân dân Việt Nam đẩy lùi được mọi đợt tấn công của thực dân Pháp.

      Đáp án đúng là: B

      – Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858 – 1884), thực dân Pháp không thể thực hiện thành công kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” do: vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam.

      Câu 10. Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến sự thất bại của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?

      A. Tương quan lực lượng quá chênh lệch.

      B. Không có vũ khí hiện đại, thành lũy kiên cố.

      C. Không có tướng lĩnh tài giỏi, quân đội mạnh.

      D. Nhân dân bị khuất phục trước sức mạnh của giặc.

      Đáp án đúng là: A

      – Nguyên nhân thất bại của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam:

      + Không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.

      + Sai lầm trong đường lối kháng chiến của các triều đình phong kiến.

      + Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

      Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo có đáp án thuộc chủ đề Trắc nghiệm Lịch sử, thư mục Lịch sử. Mọi thắc mắc pháp lý, vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư 1900.6568 hoặc Hotline dịch vụ 037.6999996 để được tư vấn và hỗ trợ.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      50 câu trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 4 có đáp án mới nhất

      Việc học lịch sử được coi trọng trong nền giáo dục của nước nhà. Người Việt Nam thì không thể nào không biết lịch sử của nước Việt Nam. Bài viết dưới đây cung cấp cho quý bạn đọc 50 câu trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 4 có đáp án mới nhất. Cùng tìm hiểu nhé:

      ảnh chủ đề

      Đề cương ôn tập Lịch sử học kì 1 lớp 11 có đáp án chi tiết

      Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2023 giới hạn nội dung ôn thi, tóm tắt kiến thức trọng tâm kèm theo các câu hỏi trắc nghiệm ôn luyện. Qua đó giúp các bạn lớp 11 làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và không bị bỡ ngỡ khi bước vào kì thi học kì 1 lớp 11 sắp tới.

      ảnh chủ đề

      Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Kết nối tri thức có đáp án

      Trắc nghiệm Lịch sử 11 kết nối tri thức có đáp án. Nội dung trắc nghiệm được trình bày theo từng bài học, chương học trong sách Lịch sử 11 kết nối tri thức. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

      Xem thêm

      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Thiên Địa Hội là gì? Nghĩa Hoà Đoàn là gì? Có vai trò gì?
      • Tính chất và tóm tắt diễn biến Chiến tranh thế giới thứ nhất
      • Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng 8
      • Chiến tranh lạnh là gì? Tính chất, mục đích chiến tranh lạnh?
      • Em hãy trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
      • Lãnh địa phong kiến là gì? Đặc trưng lãnh địa phong kiến?
      • Thành tựu khôi phục, phát triển kinh tế Miền Bắc 1969-1973
      • Hình thành, phát triển và biến mất của Vương quốc Phù Nam
      • Tóm tắt diễn biến, ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên 1975
      • Mục đích Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Khi nào?
      • So sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây
      • So sánh Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, Việt Nam Quốc dân Đảng và Tân Việt cách mạng đảng
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế uy tín trọn gói
      • Dịch vụ đăng ký thương hiệu, bảo hộ logo thương hiệu
      • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
      • Luật sư bào chữa các tội liên quan đến hoạt động mại dâm
      • Luật sư bào chữa tội che giấu, không tố giác tội phạm
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội chống người thi hành công vụ
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội buôn lậu, mua bán hàng giả
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa trong các vụ án cho vay nặng lãi
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự nơi công cộng
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội trốn thuế, mua bán hóa đơn
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội dâm ô, hiếp dâm, cưỡng dâm
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Tân Hiệp (Kiên Giang)
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc

      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      50 câu trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 4 có đáp án mới nhất

      Việc học lịch sử được coi trọng trong nền giáo dục của nước nhà. Người Việt Nam thì không thể nào không biết lịch sử của nước Việt Nam. Bài viết dưới đây cung cấp cho quý bạn đọc 50 câu trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 4 có đáp án mới nhất. Cùng tìm hiểu nhé:

      ảnh chủ đề

      Đề cương ôn tập Lịch sử học kì 1 lớp 11 có đáp án chi tiết

      Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2023 giới hạn nội dung ôn thi, tóm tắt kiến thức trọng tâm kèm theo các câu hỏi trắc nghiệm ôn luyện. Qua đó giúp các bạn lớp 11 làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và không bị bỡ ngỡ khi bước vào kì thi học kì 1 lớp 11 sắp tới.

      ảnh chủ đề

      Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Kết nối tri thức có đáp án

      Trắc nghiệm Lịch sử 11 kết nối tri thức có đáp án. Nội dung trắc nghiệm được trình bày theo từng bài học, chương học trong sách Lịch sử 11 kết nối tri thức. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

      Xem thêm

      Tags:

      Trắc nghiệm Lịch sử


      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      50 câu trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 4 có đáp án mới nhất

      Việc học lịch sử được coi trọng trong nền giáo dục của nước nhà. Người Việt Nam thì không thể nào không biết lịch sử của nước Việt Nam. Bài viết dưới đây cung cấp cho quý bạn đọc 50 câu trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 4 có đáp án mới nhất. Cùng tìm hiểu nhé:

      ảnh chủ đề

      Đề cương ôn tập Lịch sử học kì 1 lớp 11 có đáp án chi tiết

      Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2023 giới hạn nội dung ôn thi, tóm tắt kiến thức trọng tâm kèm theo các câu hỏi trắc nghiệm ôn luyện. Qua đó giúp các bạn lớp 11 làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và không bị bỡ ngỡ khi bước vào kì thi học kì 1 lớp 11 sắp tới.

      ảnh chủ đề

      Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Kết nối tri thức có đáp án

      Trắc nghiệm Lịch sử 11 kết nối tri thức có đáp án. Nội dung trắc nghiệm được trình bày theo từng bài học, chương học trong sách Lịch sử 11 kết nối tri thức. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

      Xem thêm

      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ