Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Bạn cần biết » Giáo dục

Câu điều kiện là gì? Các loại câu điều kiện trong tiếng Anh?

  • 17/11/202217/11/2022
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    17/11/2022
    Giáo dục
    0

    Câu điều kiện là gì? Các loại câu điều kiện trong tiếng Anh? Câu điều kiện loại 0, 1, 2, 3, câu điều kiện hỗn hợp? Một số trường hợp khác của câu điều kiện?

      Câu điều kiện là một dạng câu dùng được sử dụng phổ biến trong giao tiếp và văn viết bằng tiếng anh, câu điều kiện giữ một vai trò quan trọng mà khi theo học ngôn ngữ tiếng anh chúng ta cần phải nắm chắc những kiến thức về câu điều kiện; mặc dù đã được biết đến, giảng dạy bởi nhiều chương trình đào tạo nhưng vẫn có nhiều người chưa thể nhận biết chính xác đâu là câu điều kiện trong tiếng anh. Chính vì vậy tại bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về câu điều kiện được sử dụng trong tiếng anh cũng như các vấn đề về ngữ pháp của nó. Vậy câu điều kiện là gì?

      Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Câu điều kiện là gì?
      • 2 2. Các loại câu điều kiện trong tiếng anh:
        • 2.1 2.1. Câu điều kiện loại 0:
        • 2.2 2.2. Câu điều kiện loại 1:
        • 2.3 2.3. Câu điều kiện loại 2:
        • 2.4 2.4. Câu điều kiện loại 3:
        • 2.5 2.5. Câu điều kiện hỗn hợp:
        • 2.6 2.6. Một số trường hợp khác của câu điều kiện:
          • 2.6.1 2.6.1. Unless = If… not:
          • 2.6.2 2.6.2. Một số cụm từ đồng nghĩa thay thế if:
          • 2.6.3 2.6.3. Mệnh đề chứa câu Wish/if only:
          • 2.6.4 2.6.4. Một số cách sử dụng khác:

      1. Câu điều kiện là gì?

      Câu điều kiện là một dạng ngữ pháp được sử dụng phổ biến trong tiếng anh. Đây là câu dùng để diễn đạt, giải thích về một sự việc nào đó có thể xảy ra khi điều kiện nói đến xảy ra. Hầu hết các câu điều kiện đều chứa “if”. Một câu điều kiện có hai mệnh đề.

      – Mệnh đề chỉ kết quả được gọi là mệnh đề chính.

      – Mệnh đề chỉ điều kiện còn được gọi là mệnh đề chứa “if” là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện, nó nêu lên điều kiện để mệnh đề chính thành sự thật.

      Thông thường thì trong câu điều kiện mệnh đề chính sẽ đứng trước và mệnh đề phụ sẽ đứng sau. Tuy nhiên chúng ta có thể đảo mệnh đề phụ lên trước câu và thêm dấu phẩy vào sau mệnh đề phụ để ngăn cách giữa mệnh đề phụ và mệnh đề chính.

      Ví dụ:

      – If it doesn’t rain, we’ll have a picnic tomorrow. (Nếu trời không mưa, chúng ta sẽ đi dã ngoại vào ngày mai.)

      – If I were you, I would love her (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ yêu thương cô ấy.)

      – I will get good results if I focus on the lesson. (Tôi sẽ đạt được kết quả tốt nếu tôi tập trung vào bài học.)

       Trong tiếng anh Câu điều kiện được gọi là Conditional sentences

      2. Các loại câu điều kiện trong tiếng anh:

      2.1. Câu điều kiện loại 0:

      Câu điều kiện loại 0 dùng để diễn tả một sự thật, một chân lý, một thói quen, một điều tất yếu, sẽ xảy ra khi điều kiện nói tới xảy ra trước.

      Câu điều kiện loại 0 cũng được sử dụng khi bạn muốn nhắn nhủ hoặc nhấn mạnh một điều gì đó. Tất cả động từ trong câu điều kiện loại 0 đều được chia ở thì hiện tại đơn.

      Cấu trúc câu điều kiện loại O: If + S + V (s,es), S + V/ V-s/-es

      Ví dụ:

      – If you don’t eat enough nutrients, you will be thin. (Nếu bạn không ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn sẽ gầy.).

      – If she calls me, tell her to wait for me at the office. (Nếu cô ấy gọi cho tôi, hãy nói cô ấy đợi tôi ở văn phòng nhé.) 

      2.2. Câu điều kiện loại 1:

      Câu điều kiện loại 1 (câu điều kiện có thật) dùng để dự đoán một hoạt động, một vấn đề có thể xảy ra ở hiện tại hoặc trong tương lai khi có một điều kiện nhất định xảy ra trước. Trong câu điều kiện loại 1, động từ trong mệnh đề điều kiện được chia hiện tại đơn, trong mệnh đề kết quả chia tương lai đơn.

      Cấu trúc câu điều kiện loại 1: If + S + V (s,es), S + will + V

      Ví dụ:

      – If Duyen has a lot of money, she will buy a new house. (Nếu Duyên có nhiều tiền, cô ấy sẽ mua nhà mới.)

      – If he has a lover he will go out for Christmas. (Nếu anh ấy có người yêu, anh ấy sẽ đi chơi Giáng sinh.)

      2.3. Câu điều kiện loại 2:

      Câu điều kiện loại 2 dùng để diễn tả sự một hoạt động, một vấn đề có thể không thể xảy ra ở hiện tại hoặc trong tương lai dựa vào một điều không có thật ở hiện tại. Trong câu điều kiện loại 2, động từ trong mệnh đề điều kiện được chia ở quá khứ đơn.

      Động từ trong mệnh đề kết quả được dùng theo cấu trúc would/should + động từ nguyên thể.

      Cấu trúc câu điều kiện loại 2: If + S + V(ed), S + would/could/might + V

      Ví dụ: If I could speak Korean, I would live in seoul. (Nếu tôi mà nói được tiếng hàn, tôi sẽ sống ở Seoul.)

      2.4. Câu điều kiện loại 3:

      Câu điều kiện loại 3 dùng để diễn tả một hoạt động, một sự việc sẽ không xảy ra, không có thật ở trong quá khứ bởi điều kiện nói tới đã không xảy ra. Câu điều kiện loại 3 thường dùng để diễn tả sự tiếc nuối, ước muốn, trách móc.

      Trong câu điều kiện loại 3, động từ trong mệnh đề điều kiện được chia thì quá khứ hoàn thành. Động từ trong mệnh đề kết quả được dùng với cấu trúc would/could/might + have + V(pII).

      Cấu trúc câu điều kiện loại 3: If + S + had + V(pII), S + would/could/might + have + V(pII)

      Ví dụ: If I had studied hard, I could have passed the exam. (Nếu tôi học hành chăm chỉ hơn, tôi đã có thể qua bài kiểm tra rồi).

      2.5. Câu điều kiện hỗn hợp:

      Câu điều kiện hỗn hợp trong tiếng Anh dùng để giả thuyết về một hành động, một sự việc sẽ xảy ra ở hiện tại nếu điều kiện nói tới trong quá khứ có thật hoặc giả thiết về một hành động, sự việc sẽ xảy ra trong quá khứ nếu điều kiện nói tới có thật. Câu điều kiện hỗn hợp là sự kết hợp của các loại câu điều kiện cơ bản với nhau và được dùng trong một số trường hợp đặc biệt.

      Hỗn hợp loại 1

      Đây là dạng câu điều kiện hỗn hợp có sự kết hợp giữa câu điều kiện loại 2 và loại 3 dùng để diễn tả giả thiết không có thật trong quá khứ và kết quả không có thật ở hiện tại.

      Cấu trúc của câu điều kiện hỗn hợp loại 1: If + S + Had +V(pII) (loại 3), S + Would + V (loại 2)

      Ví dụ: If we had listened to him we wouldn’t have lost our way. (Nếu chúng ta nghe lời anh ấy, chúng ta đã không bị lạc đường.) (Mệnh đề if loại 3, mệnh đề kết quả loại 2)

      Hỗn hợp loại 2

      Câu điều kiện hỗn hợp loại 2 dùng để diễn tả giả thiết trái hiện tại, và kết quả ngược với quá khứ.

      Cấu trúc câu điều kiện hỗn hợp loại 2: If + S + V(ed) (loại 2), S + Would + Have + V(pII) (loại 3)

      Ví dụ: If I could sing better, I could be a singer. (Nếu tôi có thể hát hay hơn thì tôi đã là ca sĩ rồi) (mệnh đề if loại 2, mệnh đề kết quả loại 3).

      2.6. Một số trường hợp khác của câu điều kiện:

      2.6.1. Unless = If… not:

      Unless được sử dụng thay If… not trong tất cả các loại câu điều kiện.

      Câu điều kiện loại 1: Unless + HTĐ

      Ví dụ: You will be sick if you don’t stop eating => You’ll be sick unless you stop eating.

      Câu điều kiện loại 2: Unless + QKĐ

      Ví dụ: If he wasn’t very ill, he would be at work=> Unless he was very ill, he would be at work.

      Câu điều kiện loại 3: Unless + QKHT

      Ví dụ: Our director would not have signed the contract if she hadn’t had a lawyer present => Our director would not have signed the contract unless she had had a lawyer present.

      2.6.2. Một số cụm từ đồng nghĩa thay thế if:

      Suppose/Supposing (giả sử như): Đặt ra giả thiết.

      Ví dụ: Supposing I don’t arrive till after midnight, will the guest-house still be open? (Giả sử tôi không đến sau nửa đêm, liệu nhà khách có còn mở cửa không?)

      Even if (ngay cả khi, cho dù): Diễn tả một điều kiện dù xảy ra hay không thì hiện mệnh đề chính cũng không thay đổi.

      Ví dụ: We are going to the beach even if it is raining. (Chúng ta sẽ ra bãi biển cho dù nếu trời có mưa)

      As long as, so long as, provided (that), on condition (that) (miễn là, với điều kiện là): Ý chỉ điều kiện để thực hiện mệnh đề chính, không hẳn là giải thiết.

      Ví dụ: You can have a dog as long as you promise to take care of it (Bạn có thể nuôi chó miễn là bạn hứa sẽ chăm sóc nó).

      Without: không có – sử dụng trong trường hợp giả định mệnh đề chính sẽ thay đổi như thế nào nếu không có điều kiện.

      Ví dụ: Without water, life wouldn’t exist. => If there were no water, life wouldn’t exist. (Nếu không có nước, sự sống sẽ không tồn tại).

      2.6.3. Mệnh đề chứa câu Wish/if only:

      Cách sử dụng wish trong tương lai: Dùng để diễn tả mong ước về một điều gì đó trong tương lai.

      Cấu trúc: S + wish (es) + S + would/could + V1

      Ví dụ:

      – He wish he would be a lawyer in the future. (Anh ấy mong muốn mình sẽ trở thành một luật sư trong tương lai).

      – I wish it would rain. The garden really needs some water. (Tôi ước trời sẽ mưa. Khu vườn thực sự cần một ít nước).

      Cách sử dụng wish ở hiện tại. Câu Wish ở hiện tại nói về những mong ước về sự việc không có thật ở hiện tại và có thể là giả định ngược lại so với thực tế.

      Cấu trúc: S + wish (es) + S + V2/ed + …

      Lưu ý: “to be: were/weren’t”

      Ví dụ:

      – I wish I knew what to do. (Tôi ước mình biết phải làm gì).

      – If only I didn’t have too much homework, I could have gone to the movies tonight. She has a lot of homework and she can’t go to the movies. (Giá như tôi không có quá nhiều bài tập, tôi đã có thể đi xem phim tối nay. Cô ấy có rất nhiều bài tập về nhà và cô ấy không thể đi xem phim)

      Cách sử dụng Wish trong quá khứ: Dùng để thể hiện ước muốn về sự việc không có thật ở quá khứ, giả định điều ngược lại so với thực tế đã xảy ra.

      Cấu trúc: S + Wish (es) + S+ QKHT.

      Ví dụ:

      – I wish I’d studied harder when I was at school. He didn’t study harder when he was at school. (Tôi ước mình học chăm chỉ hơn khi còn ở trường. Anh ấy đã không học chăm chỉ hơn khi ở trường).

      – She wishes she could have been there (She couldn’t be there). (Cô ấy ước mình có thể ở đó).

      2.6.4. Một số cách sử dụng khác:

      – Wish + to V

      – Wish + N (đưa ra một lời chúc mừng, mong ước)

      – Wish + O + (not) to V…

      Trên đây, là những thông tin cơ bản về câu điều kiện trong tiếng anh đã được chúng tôi tìm hiểu qua các tài liệu có liên quan và hiểu biết của mình; qua đó giúp người đọc có thêm sự hiểu biết về câu điều kiện được sử dụng trong tiếng anh, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn, mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ với công ty Luật Dương Gia theo thông tin liên lạc được cập nhật trong bài viết, chúng tôi với đội ngũ nhân viên trẻ sôi nổi đầy nhiệt huyết sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Tiếng Anh


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Câu bị động là gì? Kiến thức, bài tập vận dụng câu bị động?

        Câu bị động và một kiến thức ngữ pháp vô cùng quan trọng mà bạn cần nắm chắc trong học phần tiếng Anh và để sử dụng thành thạo tiếng Anh. Cùng bài viết này tìm hiểu cách dùng câu bị động và bài tập áo dụng nhé:

        ảnh chủ đề

        Sau danh từ là gì? Trước danh từ là gì trong Tiếng Anh?

        Danh từ là nền tảng của ngôn ngữ tiếng Anh và có vai trò quan trọng trong việc biểu đạt ý nghĩa, tạo cấu trúc câu, và xây dựng thông điệp trong giao tiếp và viết lách. Hiểu rõ về vai trò và cách sử dụng của danh từ là một phần quan trọng để nắm vững ngữ pháp và sử dụng tiếng Anh một cách hiệu quả.

        ảnh chủ đề

        30 Tết, mùng 1 Tết, mùng 2 Tết, mùng 3 Tết tiếng Anh là gì?

        Ngày Tết đang đến rất gần, bạn tò mò không biết 30 Tết, mùng 1 Tết, mùng 2 Tết, mùng 3 Tết tiếng Anh là gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết để gửi đến bạn bè người thân những câu chúc tết bằng tiếng Anh hay và ý nghĩa nhất.

        ảnh chủ đề

        Body me là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa hot trend Body me?

        Một trong những hot trend đáng chú ý là việc sử dụng "body me".Từ này khiến nhiều người tò mò và tạo nên một trào lưu để châm biếm với việc sử dụng tiếng Anh không chính xác. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

        ảnh chủ đề

        Cap tiểu sử Facebook, Instagram bằng tiếng Anh hay nhất

        Những trích dẫn tiểu sử trên Instagram hoặc Facebook là công cụ hoàn hảo để phát triển một cách thông minh và ngắn gọn để mô tả bản thân bạn. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Cap tiểu sử Facebook, Instagram bằng tiếng Anh hay nhất, mời bạn đọc theo dõi.

        ảnh chủ đề

        Nghiệp vụ tiếng Anh là gì?

        Nghiệp vụ là một khái niệm được sử dụng để chỉ các tác vụ, hoạt động và công việc được thực hiện trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Nó bao gồm tất cả các hoạt động từ khâu tư vấn và lập kế hoạch, cho đến sản xuất, tiếp thị và bán hàng. Nghiệp vụ cũng có thể bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực tài chính, nhân sự và kế toán. Khi một doanh nghiệp hoạt động tốt trong việc thực hiện nghiệp vụ của mình.

        ảnh chủ đề

        Hạch toán tiếng Anh là gì?

        Hạch toán tiếng Anh là gì? Bài viết hôm nay sẽ gửi đến bạn đọc những kiến thức liên quan đến từ hạch toán trong tiếng Anh và cách dùng của chúng. Hi vọng rằng các bạn đón đọc và có thể tìm thấy nhiều kiến thức thú vị và bổ ích qua bài viết về cụm từ hạch toán này. 

        ảnh chủ đề

        Bảo trì tiếng Anh là gì?

        Quản lý bảo trì là quy trình có cấu trúc được đưa ra để đảm bảo tài sản và nguồn lực hoạt động hiệu quả và hiệu quả. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Bảo trì tiếng Anh là gì?, mời bạn đọc theo dõi.

        ảnh chủ đề

        Bản quyền tiếng Anh là gì?

        Bản quyền là quyền tài sản được trao cho tác giả cho phép họ kiểm soát, bảo vệ và khai thác các tác phẩm nghệ thuật của mình. Dưới đây là bài viết về chủ đề về: Bản quyền tiếng Anh là gì?, mời bạn đọc theo dõi.

        ảnh chủ đề

        Kỷ luật tiếng Anh là gì?

        Kỷ luật tiếng Anh là gì? Đây là câu hỏi đang được quý bạn đọc quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây. Cùng theo dõi bài viết của chúng minh để có câu trả lời chính xác nhé.

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|704504|
        "