Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Bạn cần biết » Câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về sự trung thực, chính trực

Bạn cần biết

Câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về sự trung thực, chính trực

  • 16/01/2023
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    16/01/2023
    Bạn cần biết
    0

    Trung thực, chính trực là đức tính cao quý mà cha ông luôn muốn truyền lại cho con cháu của mình từ đời này sang đời khác. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về đức tính này. Dưới đây là một số ví dụ:

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Trung thực, chính trực là gì?
    • 2 2. Biểu hiện của sự trung thực, chính trực:
    • 3 3. Câu ca dao về sự trung thực, chính trực:
    • 4 4. Tục ngữ, thành ngữ về sự trung thực, chính trực:
    • 5 5. Tham khảo những câu nói, danh ngôn về sự trung thực, chính trực:

    1. Trung thực, chính trực là gì?

    Trung thực, chính trực được hiểu là 1 phẩm chất tốt đẹp của con người. Người trung thực chính trực luôn thành thật, ngay thẳng, không gian dối, không gian lận làm những điều trái với sự thật. Từ đó tạo sự tin cậy với mọi người, góp phần hoàn thiện bản thân với lối sống lành mạnh, tâm thế tự tin ngẩng cao đầu, cuộc sống nhờ đó mà thanh thản, bình yên và hạnh phúc hơn. 

    2. Biểu hiện của sự trung thực, chính trực:

    Không phóng đại: Những người trung thực không bao giờ phóng đại mọi việc lên một cách thái quá, họ chỉ nói những gì là sự thật. Họ sống thật với cảm xúc của chính mình và từ chối nói quá sự thật để thu hút sự chú ý hoặc sự thông cảm từ người khác.

    Lời nói và hành động ăn khớp với nhau: việc nói một đằng, làm một nẻo là sự không trung thực với chính suy nghĩ bản thân, chúng cần ăn khớp để tạo nên niềm tin từ mọi người xung quanh. 

    Luôn giữ lời hứa: giữ lời hứa là sự thành thật, tôn trọng những gì trong quá khứ. Việc thất hứa làm mất giá trị của lời hứa, và phá vỡ niềm tin, niềm hi vọng của người khác. 

    Không biện hộ, thừa nhận khi làm sai, lấy sai lầm của bản thân để học hỏi: Khi làm sai, việc thừa nhận, ko biện hộ lỗi sai của mình cũng là thành thật với bản thân. Người trung thực luôn chịu trách nhiệm về hành động của mình và từ chối đổ lỗi cho người khác về lý do tại sao họ đã làm hoặc không làm điều gì đó. Đây chính là cách quan trọng nhất để xây dựng lòng tin với người khác vì những người trung thực luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân, cố gắng không mắc sai lầm tương tự nữa.

    Không bao che sai phạm của người thân quen; phê phán, lên án những hành vi sai trái, vi phạm.

    3. Câu ca dao về sự trung thực, chính trực:

    (1) Bề ngoài thơn thớt nói cười,
    Mà trong gian hiểm giết người không đao.

    Câu này ngụ ý nói những con người không trung thực, gian trá, giả tạo tốt bụng, vui vẻ bên ngoài để che đậy sự xấu xa, nham hiểm, độc ác bên trong con người.

    (2) Người gian thì sợ người ngay.
    Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo 

    (3) Tu thân rồi mới tề gia
    Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.

    Hai câu (2),(3) cũng ý chỉ những người trung thực, thật thà, họ luôn ngay thằng nên không cần run sợ những điều xấu hoặc kẻ xấu hãm hại.

    (4) Những người tính nết thật thà
    Đi đâu cũng được người ta tin dùng.

    (5) Khôn ngoan chẳng lọ thật thà,
    Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy.

    Hai câu (4),(5) ý chỉ những người trung thực luôn được người đời yêu quý, tin tưởng và trọng dụng. Còn khôn ngoan đến mức khôn lỏi thì khó tránh khỏi sự đố kị của thiên hạ. Từ đó, khuyên răn con người nên học tập đức tính trung thực, chính trực.

    (6) Đừng bảo rằng trời không tai
    Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi.

    Câu này răn dạy, nhắc nhở người đời nên lựa lời mà nói, lời nói ra phải chính xác, không đơm đặt.

    (7) Của phi nghĩa có giàu đâu,
    Ở cho ngay thật, giàu sau mới bền.

    Câu này cũng răn dạy con người nên ngay thẳng, sống thật thà, trung thực thì mới được coi là giàu có.

    (8) Nhà nghèo yêu kẻ thật thà,
    Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần.

    Câu này ngụ ý nói những người làm quan giàu là do nói dối, không thật thà, nịnh quan trên để được hưởng bổng lộc. Còn người nghèo thì lại luôn trung thực không nói dối để nịnh ai.

    (9) Sông sâu còn có kẻ dò,
    Nào ai lấy thước mà đo lòng người.

    Câu này ngụ ý nói lòng sông thì còn có thể đo được, nhưng lòng người thì lại không đáy. Bởi vậy nên những con người không thật thà, trung thực thì không nên tin bởi không biết họ còn toan tính điều gì.

    (10) Đời loạn mới biết tôi trung,
    Tuế hàn mới biết bá tùng kiên tâm.

     (11) Ai ơi! Phải nghĩ trước sau
    Đừng tham lắm của nhà giàu làm chi.

    (12) Nói lời phải giữ lấy lời.
    Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

     (13) Học trò học hiếu học trung
    Học cho đến mực anh hùng mới thôi.

    (14) Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ
    Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom.

    4. Tục ngữ, thành ngữ về sự trung thực, chính trực:

    (1) Thẳng như ruột ngựa.

    Ý nghĩa câu thành ngữ này nói về tính cách của một người, người có tính cách trung thực ngay thẳng, bộc trực, thẳng thắn, nghĩ gì nói đấy, không toan tính, giấu diếm những suy nghĩ trong lòng.

    (2) Thẳng mực tàu đau lòng gỗ.

    Câu này ý nói là nếu ứng xử thẳng thắn sẽ không được lòng nhiều người, nhưng vẫn cần nói sự thật, tôn trọng sự thật.

    (3) Cây vạy hay ghét mực tàu.

    Câu này ý nói những người xấu xa hay ghét những người chín chắn, trung thực.

    (4) Của ngang chẳng góp, lời tà chẳng thưa.

    Câu này ý nói luôn trung thực vào bản thân và không màng đến những lời nói xấu xa, bịa đặt.

    (5) Cây ngay không sợ chết đứng.

    Ngụ ý người trung thực sẽ không bao giờ lo bị vu oan, giá hoạ, làm sai.

    (6) Thật thà ma vật không chết.

    Ý nói người có vẻ ngoài luôn thật thà nhưng thực chất là khôn ranh đến ma cũng chịu thua.

    (7) Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.

    Ý nói người ở địa vị cao, có quyền cao, chức trọng nhưng không ngay thẳng.

    (8) Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng.

    (9) Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.

    Ngụ ý người ngay thẳng, trung thực thì may mắn luôn đến để giúp đỡ những vấn đề trong cuộc sống.

    (10) Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng.

    Câu này ngụ ý ngay thẳng rất quan trọng, một lần nói thật bằng thời gian ăn chạy cả tháng. Việc nói sự thật là cũng đang tích đức cho bản thân.

    (11) Mất lòng trước, được lòng sau.

    Khuyên con người nên trung thực từ đầu dù mất lòng nhưng về sau không có hiểu lầm, trách cứ điều gì.

    (12) Ở cho ngay thẳng giàu sau mới bền

    (13) Ăn ngay nói thẳng.

    (14)  Của ngang chẳng góp, lời tà chẳng thưa.

    (15) Thật thà ma vật không chết.

    (16) Một lần bất tín, vạn lần bất tin.

    5. Tham khảo những câu nói, danh ngôn về sự trung thực, chính trực:

    (1) Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực. 
    – Benjamin Franklin

    (2) Người trung thực có thể bị truy nã, nhưng không thể bị làm mất danh dự.
    – Voltaire

    (3) Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng. 
    – Walter Scott

    (4) Con người trưởng thành qua kinh nghiệm nếu họ đối diện với cuộc đời trung thực và can đảm. Đây là cách tính cách hình thành.
    – Eleanor Roosevelt

    (5) Sự trung thực là viên đá nền của mọi thành công, không có nó, sự tin cậy và khả năng hành động sẽ không tồn tại.
    – Mary Kay Ash

    (6) Lòng trung thực là chương đầu tiên của cuốn sách trí tuệ.
    – Thomas Jefferson

    (7) Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực.
    – William Shakespeare

    (8) Tin tất cả mọi người đều trung thực là ngu xuẩn. Không tin có người trung thực là điều còn tồi tệ hơn.
    – John Adams

    (9) Bạn không trung thực, trừ phi thỉnh thoảng bạn vẫn thấy xấu hổ vì bản thân.
    – William Faulkner

    (10) Thật thà là cách tốt nhất – khi có liên quan đến tiền nong.
    – Mark Twain

    (11) Đại sứ là một người trung thực được cử ra nước ngoài để nói dối và âm mưu vì lợi ích của Tổ quốc.
    – Henry Wotton

    (12) Trong kinh doanh hiện đại, đáng sợ nhất không phải là kẻ gian lận mà là người trung thực không biết mình đang làm gì.
    – William Wordsworth

    (13) Khi nhàn cư phải khiêm cung, khi làm việc phải nghiêm trang thận trọng, giao thiệp với người phải trung thực.
    – Khổng Tử

    (14) Có ba hạng bạn bè ích lợi, và có ba dạng làm nguy hại. Bạn ngay thẳng, bạn trung thực, bạn nghe nhiều học rộng là bạn lợi ích. Bạn làm nhiều bộ tịch, bạn ưa chiều chuộng, bạn gian xảo, nịnh bợ là bạn nguy hiểm.
    – Khổng Tử

    (15) Nơi nào có phẩm giá mà lại không có sự trung thực?
    – Marcus Tullius Cicero

    (16) Những viên đá nền móng cho thành công cân bằng là trung thực, chí khí, chính trực, niềm tin, yêu thương và trung thành.
    – Zig Ziglar

    (17) Đi tìm sự giúp đỡ không có nghĩa là ta yếu kém hay bất tài. Nó thường biểu lộ sự trung thực và trí thông minh ở mức cao.
    – Anne Wilson Schaef

    (18) Vứt bỏ một người bạn trung thực cũng giống như vứt bỏ chính cuộc đời mình
    -Sophocles

    (19) Nếu bạn ân cần, người ta có thể nói bạn là ích kỷ hay có mục đích che giấu: Hãy cứ ân cần.

    Nếu bạn thành công, bạn có thể sẽ kéo đến bạn bè giả tạo hay kẻ thù chân chính: Hãy cứ thành công.

    Nếu bạn trung thực và thẳng thắng, người ta có thể sẽ lừa gạt bạn: Hãy cứ trung thực.

    Điều bạn bỏ ra hàng năm trời để xây dựng, ai đó có thể phá hủy nó chỉ trong một đêm: Hãy cứ xây dựng.

    Nếu bạn tìm thấy sự bình yên và hạnh phúc, người ta có thể ghen tị bạn: Hãy cứ hạnh phúc.

    Điều tốt đẹp bạn làm ngày hôm nay, thường sẽ bị lãng quên khi ngày mai tới: Hãy cứ làm điều tốt.

    Trao cho thế giới điều tốt nhất bạn làm được, và có thể mãi mãi đều chẳng đủ: Hãy cứ trao đi điều tốt nhất có thể.
    -Mẹ Teresa

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ