Có phải các bạn học sinh đang mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ và tìm ra những khái niệm đúng nhất cho những vấn đề được nêu ra ở bài nghị luận xã hội phải không? Thấu hiểu điều đó, tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn các khái niệm cho các vấn đề thường được nêu trong các bài nghị luận xã hội.
Mục lục bài viết
1. Bền bỉ, chăm chỉ:
– Khái niệm:
Bền bỉ và chăm chỉ là hai phẩm chất đáng quý mà mỗi chúng ta cần trang bị cho bản thân để có thể vượt qua được những khó khăn và thử thách của cuộc sống.
“Bền bỉ” ám chỉ sự kiên nhẫn, sức mạnh và khả năng chịu đựng trong một khoảng thời gian dài, không bị dao động bởi những khó khăn hay trở ngại. Người có đức tính bền bỉ không dễ bị nản chí trước khó khăn và luôn kiên định với mục tiêu đã đặt ra, quyết tâm thực hiện đến cùng.
“Chăm chỉ” là khả năng làm việc hăng hái và tập trung vào công việc một cách đều đặn và kiên định. Người chăm chỉ thường làm việc một cách siêng năng, không ngừng nghỉ để đạt được mục tiêu của mình.
Cả hai phẩm chất này thường song hành với nhau và đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
– Nhận định:
+ Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ. (Benjamin Franklin)
+ Bạn càng bền bỉ, càng có nhiều cơ hội điều gì đó có lợi cho bạn sẽ xảy ra. Cho dù khó khăn đến bao nhiêu, càng kiên trì lâu, càng có thể thành công. (Jack Canfield)
2. Cống hiến:
– Khái niệm: Cống hiến được hiểu là một hành động hoặc tình thần hy sinh để đóng góp cho một mục tiêu lớn hơn, thường là vì lợi ích của cộng đồng hoặc của người khác mà không đòi hỏi lợi ích cá nhân lớn. Đây là một phẩm chất tích cực và quý báu, những người có đức tính này luôn được xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Cống hiến có thể thể hiện qua nhiều cách khác nhau, từ việc hiến tặng thời gian, năng lượng và tài sản cho các hoạt động từ thiện, đến việc làm việc chăm chỉ và đóng góp ý kiến xây dựng vào các dự án cộng đồng. Người có tinh thần cống hiến thường là những người có nhân ái, luôn sẵn lòng đóng góp và hỗ trợ để tạo ra một cộng đồng hoặc một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người.
– Nhận định:
+ Thước đo của cuộc đời không phải thời gian, mà là cống hiến (Peter Marshall)
+ Khi bạn không còn cống hiến nữa, bạn bắt đầu chết dần (Eleanor Roosevelt)
3. Chủ quan:
Khái niệm: Chủ quan được hiểu là khi một người có xu hướng đánh giá một tình huống, vấn đề hoặc bản thân mình một cách không khách quan, thường là do quá tin tưởng vào quan điểm cá nhân mà không đánh giá đầy đủ các yếu tố khác. Điều này có thể dẫn đến việc đánh giá sai lầm hoặc đưa ra quyết định không chính xác. Khi ai đó chủ quan, họ có thể bỏ qua hoặc lờ đi thông tin mà không phù hợp với quan điểm của mình, không cân nhắc các quan điểm khác hoặc không đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu rõ hơn về tình hình. Điều này có thể gây ra các hậu quả tiêu cực, đặc biệt là trong việc đưa ra quyết định trong công việc, cuộc sống hoặc giao tiếp xã hội. Vì vậy, việc duy trì sự khách quan trong đánh giá và quyết định là rất quan trọng để tránh những hậu quả không mong muốn của sự chủ quan.
– Nhận định:
+ Thắng lợi tuy lớn nhưng mới chỉ bắt đầu. Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan mà khinh địch. (Chủ tịch Hồ Chí Minh)
+ Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. (Binh pháp Tôn Tử)
4. Đồng cảm:
– Khái niệm: Đồng cảm là khả năng cảm nhận và thấu hiểu được cảm xúc, tình cảm của người khác một cách chân thành và sâu sắc. Khi đồng cảm, bạn sẽ đặt mình vào vị trí của người khác, cảm nhận được những điều họ đang trải qua và chia sẻ cảm xúc đó. Đồng cảm không chỉ là việc hiểu được cảm xúc của người khác mà ta còn nên chia sẻ những cảm xúc đó cùng với họ một cách tự nhiên và chân thành. Nó thường được xem là một phẩm chất quý báu trong giao tiếp và quan hệ giữa con người vì nó giúp tạo ra sự gắn kết và hiểu biết giữa các cá nhân. Điều này thể hiện một tinh thần nhân ái và sự quan tâm đến người khác, góp phần làm cho thế giới trở nên ấm áp và nhân văn hơn.
– Nhận định:
+ Nếu bạn thấy một người không có nụ cười, hãy lấy nụ cười của mình cho người đó. (Khuyết danh)
+ Sự thành công trong cách ứng xử với người khác phụ thuộc vào việc nắm được góc nhìn của người khác với thái độ cảm thông. (Dale Carnegie)
5. Kiên định:
– Khái niệm: Kiên định là khả năng duy trì một quan điểm, một mục tiêu hoặc một hành động một cách vững vàng và không dao động dù có đối mặt với khó khăn, trở ngại hay áp lực từ bên ngoài. Đó là tính cách của người có khả năng giữ vững tinh thần và cam kết của mình dù gặp phải khó khăn hay thách thức. Khi một người kiên định, họ không dễ bị lừa dối hoặc thay đổi ý kiến bởi áp lực từ người khác. Thay vào đó, họ tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình một cách quyết đoán và nhất quán. Kiên định là phẩm chất quan trọng để đạt được thành công vì nó giúp con người vượt qua những thử thách và khó khăn trong hành trình của mình. Nó cũng tạo ra sự đáng tin cậy trong quan hệ và công việc vì người khác có thể tin tưởng vào lời hứa hay cam kết của người kiên định.
– Nhận định:
+ Đừng bao giờ quay đầu lại trừ phi bạn định đi theo đường đó. (Henry David Thoreau)
+ Thất bại chỉ là thành công tạm thời bị trì hoãn, chừng nào lòng can đảm còn tôi luyện cho khát vọng. Thói quen kiên định chính là thói quen chiến thắng. (Herbert Kaufman)
6. Lòng dũng cảm:
– Khái niệm: Dũng cảm là không sợ khó khăn, nguy hiểm, thử thách, dám đương đầu với những thức gây cản trở, làm khó dễ bản thân, dám lao vào những điều mà người khác e sợ. Tinh thần dũng cảm được thể hiện mọi lúc, mọi nơi từ chiến tranh cho đến thời bình. Cho dù hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì sự dũng cảm cũng sẽ phát huy hết giá trị của nó.Dũng cảm là đức tính tốt đẹp, giúp ai sở hữu nó đều trở nên mạnh mẽ, quyết đoán, tự chủ trong nhiều mặt như học tập, làm việc, đời sống. Những người có lòng dũng cảm luôn có những hành động cao đẹp, đem đến cuộc sống văn minh. Dũng cảm giúp con người ta trở nên bình tĩnh, sáng suốt khi giải quyết vấn đề hay khi gặp phải khó khăn. Do đó, người có lòng giúp cảm luôn là chỗ dựa tinh thần cho mọi người xung quanh. Đối với xã hội, lòng dũng cảm giúp hình thành nên một xã hội tử tế và công bằng.
– Nhận định:
+ Đã có lòng dũng cảm, có chí quyết định thì chẳng còn có cái giới hạn nào mà không thể đạt tới được, cũng chẳng còn có cái kết quả nào mà không thể không hy vọng. – Napoléon I
+ Trong thực tế, can đảm là một yếu tố tồn tại hiệu nghiệm hơn là sự hèn nhát (Arnold Toynbee)
+ Người dũng cảm thì trong khi nguy biến cũng cứ vững lòng phán đoán như lúc bình thường (Francois de La Rochefoucauld)
+ Người thiệt dũng cảm là người khi cần mạo hiểm thì bao giờ cũng sẵn lòng mạo hiểm, và định tâm an trí chờ sự nguy hiểm đến nơi (Saint Réal)
7. Hạnh phúc:
– Khái niệm: Hạnh phúc là một khái niệm vô cùng rộng lớn, mỗi con người, mỗi lứa tuổi lại có một quan niệm khác nhau về hạnh phúc. Hạnh phúc vốn tồn tại xung quanh mỗi người, xuất phát từ chính bản thân mỗi người, từ những điều nhỏ bé, dung dị nhất. Dường như có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu quan niệm khác nhau về hạnh phúc.
Hạnh phúc có thể lớn lao mang tầm nhân loại, khi ta mong cho trái đất hết đói nghèo, hết chiến tranh. Nhưng cũng có khi hạnh phúc chỉ nhỏ nhoi đơn giản như hình ảnh một bà mẹ làm việc quần quật suốt ngày để kiếm tiền lo cho con ăn học, thành người, với bà đó là niềm hạnh phúc…
Hạnh phúc không quá lớn lao, xa vời mà đôi khi thật giản dị, gần gũi, quan trọng là ta có đủ hiểu biết để cảm nhận nó hay không. Nó luôn hiện hữu trong đời sống, từng giây phút, từng ngày, với tất cả mọi người. Hạnh phúc chỉ đến với chúng ta khi ta sống lạc quan, nỗ lực hết mình, biết yêu thương, đồng cảm, biết trân trọng những gì mình đang có và cũng không thụ động ngồi một chỗ bằng lòng với mình. Hạnh phúc thật sự phải gắn với cuộc đời chung.
Nhận định:
+ Hạnh phúc là một thứ nước hoa mà khi bạn đã ban phát cho người khác thì được hưởng vài giọt cho chính mình (Emerson)
+ Hạnh phúc dễ tìm nhưng khó giữ (Ngạn ngữ Nga)
+ Trong mọi trường hợp bạn cũng hãy kết hôn đi vì nếu gặp được người vợ tốt thì bạn sẽ được hạnh phúc. Nếu ngược lại, bạn sẽ trở thành nhà triết học (nhà triết học Socrates)
THAM KHẢO THÊM: