Cấp thẻ căn cước công dân thì có phải cấp lại hộ chiếu không? Khi cấp mới thẻ căn cước công dân thay CMND thì có cần làm thủ tục thay đổi lại hộ chiếu không?
Ở bất kỳ quốc gia nào cũng có có các chính sách để quản lý dân cư trong đó thì các giấy tờ tùy thân gắn với nhân thân của các công dân cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước cũng như trong cuộc sống. Có rất nhiều loại giấy tờ tùy thân của công dân như căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, mỗi giấy tờ sẽ có một giá trị pháp lý khác nhau, có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau.
Ví như công dân muốn ra nước ngoài thì đầu tiên phải có hộ chiếu, muốn cấp hộ chiếu thì phải có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, thời hạn sử dụng cũng khác nhau. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là khi đổi lại, hoặc cấp mới một trong các giấy tờ này thì các giấy tờ còn lại có phải đổi lại theo không? trình tự thủ tục như thế nào? văn bản nào quy định? có quan trọng không? Khi thay đổi căn cước công dân có phải đổi lại hộ chiếu không? Khi cấp mới thẻ căn cước công dân thay chứng minh nhân dân thì có cần làm thủ tục thay đổi lại hộ chiếu không? Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Quy định về thẻ căn cước công dân
Có thể hiểu căn cước công dân là thông tin cơ bản vềlai lịch, nhân dạng của công dân là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác.
Thẻ Căn cước công dân của công dân bao gồm thông tin sau đây:
+ Các thông tin ở mặt trước thẻ căn cước công dân có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
+Các thông tin ghi ở phần mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
2. Quy định của pháp luật về hộ chiếu
Còn hộ chiếu không còn xa lạ với người dân cũng là một trong những giấy tờ tùy thân của công dân được quốc gia của nước công dân đó cấp là giấy phép được quyền xuất cảnh khỏi đất nước và được quyền nhập cảnh trở lại từ nước ngoài trong đó có sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm cá nhân có quốc tịch của người được cấp. Có thể hiểu hộ chiếu là chứng minh thư quốc tế để đi ra nước ngoài và trở về Việt Nam.
Các thông tin thông thường trên hộ chiếu bao gồm những nội dung như sau:
+ Thông thường số hộ chiếu thường bắt đầu bằng chữ B, C và 7 chữ số ngẫu nhiên tiếp theo
+ Tiếp theo là ghi số của chứng minh thư nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân của công dân trên hộ chiếu.
+ Ảnh 4 x 6, họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, giới tính
+ Nơi cấp hộ chiếu là cục quản lý xuất nhập cảnh
+ Hộ chiếu có thời hạn khác nhau nên tùy loại hộ chiếu sẽ có thời hạn khác nhau thông thường hộ chiếu có thời hạn khoảng 5 đến 10 năm.
+ Các trang để xác nhận thi thực dán visa và đóng dấu xuất nhập cảnh
+ Tên và thông tin của trẻ em ghép chung với hộ chiếu của cha mẹ. Hiện nay, trẻ em dưới 9 tuổi có thể làm hộ chiếu ghép với cha mẹ nhưng thời gian hộ chiếu sẽ ngắn hơn không quá 5 năm. Cho nên không nên làm hộ chiếu ghép mà nên làm hộ chiếu riêng cho trẻ em.
Hiện tại ở Việt Nam có 03 loại hộ chiếu bao gồm: hộ chiếu phổ thông dành cho đa số, hộ chiếu công vụ và ngoại giao dành cho người làm nhà nước theo sự phân công nhiệm vụ của chính phủ.
3. Cấp thẻ căn cước công dân có phải cấp đổi lại hộ chiếu không?
Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
+ Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Thông tư 29/2016/TT-BCA mới nhất là văn bản còn hiệu lực năm 2020 hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
+ 01 tờ khai Mẫu X01 theo mẫu của cơ quan công an có thẩm quyền cấp ;
+ Trường hợp đề nghị sửa chi tiết trang nhân thân trong hộ chiếu (điều chỉnh họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân) của người từ đủ 14 tuổi trở lên thì nộp hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 01 năm và giấy tờ pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đó theo quy định tại thông tư
+ Hộ chiếu cũ của công dân khi yêu cầu cấp lại phải còn thời hạn ít nhất 1 năm.
Người đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu có thể truy cập vào hệ thống điện tử của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh (sau đây viết tắt là trang Web XNC) tại địa chỉ https://www.vnimm.gov.vn để khai tờ khai điện tử theo Mẫu X01. Trong thời gian 10 ngày kể từ khi khai đầy đủ thông tin vào tờ khai điện tử, người đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu sử dụng chức năng đặt lịch hẹn trên trang Web XNC để lựa chọn thời điểm đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh nộp hồ sơ. Sau thời gian này, thông tin về tờ khai điện tử sẽ tự động xóa trên trang Web XNC.
Do đó, nếu Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. Cho nên thẻ căn cước sẽ thay thế cho hộ chiếu khi nhập cảnh. Do sẽ không phải tiến hành cấp đổi hộ chiếu khi cấp căn cước công dân. Nếu không thuộc trường hợp trên thì sẽ phải tiến hành thủ sửa đổi thông tin trên hộ chiếu theo quy định
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư. Tôi có làm hộ chiếu nhưng theo số chứng minh thư 9 số. Nay tôi làm mất chứng minh thư và đi cấp lại. Nhưng được cấp lại là thẻ căn cước 12 số. Vậy tôi có phải đổi lại hộ chiếu không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật căn cước công dân 2014 có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2016. Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Theo quy định tại Điều 20
“Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.”
Theo thông tin bạn cung cấp, do làm mất chứng minh thư và khi đi cấp lại thì lại được cấp thẻ căn cước công dân. Tuy nhiên trước đó, bạn có làm hộ chiếu theo chứng minh thư nhân dân 09 số. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của
Do vậy, đối với thắc mắc của bạn, nếu hộ chiếu của bạn thuộc trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết sử dụng thẻ Căn cước thay hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau thẻ căn cước của bạn sẽ thay thế cho hộ chiếu khi nhập cảnh, xuất cảnh. Do đó, bạn sẽ không phải tiến hành thủ tục cấp đổi hộ chiếu. Nếu không thuộc trường hợp trên thì bạn sẽ phải tiến hành thủ tục sửa đổi thông tin số chứng minh nhân dân trên hộ chiếu theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 1
– Tờ khai (mẫu X01)
– Giấy tờ chứng minh cho việc điều chỉnh thông tin (Bản sao chứng thực thẻ căn cước công dân, Giấy xác nhận số căn cước công dân và Chứng minh thư là của một người)
– Hộ chiếu cũ (còn thời hạn ít nhất 1 năm).