Phiếu lý lịch tư pháp là một trong giấy tờ quan trọng thể hiện lý lịch của một người có hay không có án tích. Vậy cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người đã được xóa án tích được thực hiện thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hiểu biết chung về phiếu lý lịch tư pháp:
Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu được thực hiện bởi cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp cho cá nhân. Những cơ quan có thẩm quyền như trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở tư pháp sẽ cấp giấy tờ này theo yêu cầu của cá nhân để chứng minh cá nhân có hay không có án tích vì đã từng vi phạm pháp luật; đã từng bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản;
Theo quy định tại Điều 41, Điều 42
Hiện nay, Phiếu lý lịch tư pháp gồm 2 loại và mỗi loại khi được sử dụng đều có mục đích khác nhau:
Đây là loại phiếu lý lịch được nhiều người biết đến vì chủ yếu giấy này được cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam. Mục đích chính khi cấp phiếu lý lịch này nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đời sống thông thường như hoàn tất thủ tục hồ sơ xin việc, nếu có mong muốn xin giấy phép lao động thì cũng cần đến loại giấy tờ này, ngoài ra còn được dùng để xin giấy phép hành nghề…
Không chỉ cá nhân là đối tượng được yêu cầu cấp mà Phiếu lý lịch còn được cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để cơ quan này phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Hiện nay, Phiếu lý lịch tư pháp số hai sẽ chỉ được cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và nếu có yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình thì cũng sẽ được xem xét để cấp theo yêu cầu.
2. Cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người đã được xóa án tích:
2.1. Cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp:
Theo quy định, cá nhân tổ chức khi có nhu cầu xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải làm hồ sơ yêu cầu một trong hai cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp là Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở tư pháp tùy từng đối tượng khác nhau, cụ thể theo quy định tại Điều 44
– Trường hợp do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp gồm:
+ Những cá nhân đang là công dân Việt Nam nhưng không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú thì đến cơ quan này để xin cấp;
+ Cá nhân là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
– Sở Tư pháp có trách nhiệm trong việc thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
+ Công dân Việt Nam đang sinh sống thường trú hoặc tạm trú ở trong phạm vi toàn quốc;
+ Công dân có quốc tịch Việt Nam nhưng hiện tại lại đang cư trú ở nước ngoài;
+ Người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam cũng thuộc trường hợp để Sở Tư pháp cấp loại giấy này;
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 15
2.2. Nội dung trong phiếu lý lịch tư pháp khi cấp cho người xóa án tích:
– Theo ghi nhận tại điểm b khoản 2 Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp 2009 sửa đổi 2020 quy định tình trạng án tích được ghi nhận trong nội dung
– Đối với trường hợp nội dung trong
Cá nhân nào trước đây đã có hành vi vi phạm pháp luật và phải thi hành án thì trong phiếu lý lịch tư pháp số 2 vẫn ghi nhận đầy đủ thông tin án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án có thẩm quyền thực hiện việc tuyên bản án, tội danh mà cá nhân này vi phạm, kể cả những điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án
Với nội dung trên, công dân có có án tích và đã được xoá án tích thì nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 không thể hiện thông tin về tình trạng án tích nhưng Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì nội dung thể hiện đầy đủ các thông tin về án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xoá, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án,…
3. Đã được xóa án tích nhưng khi cấp phiếu lý lịch tư pháp vẫn còn án tích thì phải làm như thế nào?
Trong đời sống thường nhật, phiếu lý lịch tư pháp có vị trí nhất định trong việc xác định nhân thân của một người khi người này thực hiện một số công việc, hoạt động nhất định nên nếu có những sai sót trong thông tin được ghi nhận thì cá nhân có quyền được thực hiện khiếu nại. Cụ thể, Tại Điều 52 Luật Lý lịch tư pháp 2009 sửa đổi 2020 đã ghi nhận cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có quyền khiếu nại trong các trường hợp sau đây:
– Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch từ chối cấp phiếu lý lý lịch tư pháp mà không có căn cứ rõ ràng, hành vi từ chối thực hiện là đang trái pháp luật; Đối với trường hợp việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp quá thời hạn quy định dẫn đến xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
– Thứ hai, nếu nhận thấy có căn cứ cho rằng Phiếu lý lịch tư pháp được cấp có nội dung không chính xác, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì công dân có thể làm đơn khiếu nại vì hành vi này;
– Tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được văn bản thông báo việc từ chối hoặc kể từ ngày hết thời hạn giải quyết yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc kể từ ngày nhận được Phiếu lý lịch tư pháp thì cá nhân có thể khiếu lại lần đầu trong vòng 45 ngày khi bị từ chối cấp phiếu lý lịch trái quy định; nếu gặp phải trở ngại khách quan thì thời gian thời hiệu khiếu nại là 60 ngày.
Nếu khiếu nại lần một nhưng vấn đề chưa được giải quyết hoặc không được giải quyết ổn thỏa thì có thể thực hiện khiếu nại lần hai với thời hiệu là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.
Ngoài ra tại Điều 53 Luật Lý lịch tư pháp 2009 sửa đổi 2020 còn có quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại như sau:
– Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
+ Giám đốc Sở Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền thực hiện giải quyết khiếu nại đối với hành vi của mình khi từ chối cấp phiếu trái quy định hoặc nội dung được ghi nhận không chính xác.
Sau khi giải quyết khiếu nại mà cá nhân có yêu cầu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án;
+ Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với hành vi của mình khi từ chối cấp phiếu trái quy định hoặc nội dung được ghi nhận không chính xác.
Cơ quan cấp trên để giải quyết khiếu nại lần hai nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thì thuộc về Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc có thể chọn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
+ Khởi kiện ra Tòa là phương án cuối cùng để cá nhân có thể giải quyêt triệt để vấn đề này nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc xét đến thời hạn giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã không còn mà trên thực tế yêu cầu của công dân không giải quyết
Lưu ý: Thời hạn để Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia giải quyết khiếu nại là trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Đối với thời hạn giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp là 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Lý lịch tư pháp 2009 sửa đổi 2020;
–