Cấp mới, cấp lại giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp được thực hiện tại Sở Công Thương.
I.Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ và nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Công Thương, nhận giấy biên nhận hồ sơ theo qui định;
Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ cho phòng Quản lý Kỹ thuật an toàn – Môi trường thẩm định các điều kiện cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để làm cơ sở đề xuất lãnh đạo Sở giải quyết;
Bước 3: Phòng Kỹ thuật an toàn – Môi trường trình lãnh đạo Sở xem xét ký trình UBND thành phố cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
Bước 4: Phòng Kỹ thuật an toàn – Môi trường chuyển hồ sơ cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng UBND thành phố (bao gồm: Tờ trình và hồ sơ kèm theo dự thảo Quyết định cấp phép để UBND thành phố xem xét ký duyệt);
Bước 5: Phòng Kỹ thuật an toàn – Môi trường liên hệ với Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng UBND thành phố để nhận kết quả (Quyết định cho phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của UBND thành phố) và chuyển về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Công Thương viết biên lai thu phí thẩm định và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp gửi hồ sơ trực tuyến, Tổ chức, cá nhân phải mang hồ sơ (bảng cứng) đến để kiểm tra, nộp phí, lệ phí theo quy định và nhận Giấy phép.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
II.Thành phần, số lượng hồ sơ
* Đối với trường hợp cấp mới giấy phép:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do lãnh đạo ký;
2. Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép thầu do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định pháp luật;
3. Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự;
4. Bản sao Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản đối với các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản; Giấy phép thăm dò, khai thác dầu khí đối với các doanh nghiệp hoạt động dầu khí; Quyết định trúng thầu thi công công trình hoặc Hợp đồng nhận thầu hoặc văn bản uỷ quyền, giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng thi công công trình của tổ chức quản lý doanh nghiệp;
5. Thiết kế thi công các hạng mục công trình xây dựng, thiết kế khai thác mỏ có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với các công trình quy mô công nghiệp; phương án thi công, khai thác đối với các hoạt động xây dựng, khai thác thủ công. Thiết kế hoặc phương án do chủ đầu tư phê duyệt phải thỏa mãn các yêu cầu an toàn theo Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên TCVN 5178:2004 hoặc Quy phạm kỹ thuật an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN-14-06-2006 hoặc Quy phạm kỹ thuật an toàn trong công tác xây dựng TCVN 5308:91 và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng liên quan;
6. Phương án nổ mìn. Phương án nổ mìn phải được lãnh đạo doanh nghiệp ký duyệt hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cho phép;
7. Phương án giám sát ảnh hưởng nổ mìn thỏa mãn các yêu cầu; Kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp đối với kho, phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
8.
* Đối với trường hợp cấp lại giấy phép:
Đối với các tổ chức đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp nhưng không thay đổi về địa điểm, quy mô hoạt động, hồ sơ gồm: báo cáo hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong thời hạn hiệu lực của Giấy phép đã cấp lần trước và các tài liệu quy định trong hồ sơ cấp mới (nếu có sự thay đổi).
Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
III.Thời hạn giải quyết
03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (thời gian thẩm định tại Sở Công Thương, không kể thời gian xem xét ký quyết định của UBND thành phố).
IV.Lệ phí
1. Đối với cấp mới giấy phép: 2.000.000 đồng;
2. Đối với cấp lại giấy phép: 1.000.000 đồng.