Trường hợp hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả? Thẩm quyền và thời hạn hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận? Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả?
Như chúng ta tìm hiểu trong Luật sở hữu trí tuệ và những vấn đề xảy ra trong thực tế thì có thể thấy được quyền tác giả là một trong những quyền của tác giả hay còn gọi là chủ sở hữu quyền tác giả được pháp luật ghi nhận và bảo hộ thông qua việc đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả để từ đó Nhà nước đã thể hiện sự bảo hộ của mình về quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm. Trong cuộc sống thực tại hàng ngày khi sử dụng đến loại Giấy chứng nhận này có thể xảy ra nhiều điều không mong muốn như việc mất, hay trong quá trình cấp trái thẩm quyền thì buộc chủ sở hữu phải đăng ký cấp lại và co quan có thẩm quyền sẽ xem xét cấp lại hoặc hủy trong trường hợp có sai phạm.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Căn cứ pháp lý
Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả.
Mục lục bài viết
1. Trường hợp hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả?
Đối với trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Hoặc trong trường hợp tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã được cấp. Trong các trường hợp này, sau khi nhận được văn bản từ tổ chức, cá nhân thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và ra quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Ngoài ra, trong trường hợp có Bản án, Quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc Quyết định của cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm về việc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Từ những trường hợp trên chúng ta có thể thấy trong pháp luật việc bảo vệ quyền lợi của chủ thể được xem là rất quan trọng và được thực hiện khá phổ biến. Không chỉ riêng đối với con người mà chính những tác phẩm do con người cũng được đăng ký quyền tác giả theo đúng trình tự pháp luật. Tuy nhiên, không phải tác phẩm được đăng ký quyền tác giả là sẽ được coi là chủ sở hữu mà trong một số trường hợp khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhưng khi xem xét lại thuộc những trường hợp cấp trái phép hoặc có yếu tố không được phép cấp buộc phải hủy bỏ.
2. Thẩm quyền và thời hạn hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 55 của Luật sở hữu trí tuệ.
Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ khi nhận được một trong các giấy tờ dưới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) ra quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan:
Bản án, Quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc Quyết định của cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quy định tại Điều 200 của Luật sở hữu trí tuệ về việc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Văn bản của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã được cấp.
Như vậy, trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thuộc vào trường hợp đã cấp nhưng nhận thấy nằm trong trường hợp phải hủy bỏ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thủ tục. Cũng giống như việc cấp giấy chứng nhận thì khi hủy bỏ cũng phải do cơ quan có thẩm quyền thực hiện đó là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì mới có giá trị hiệu lực pháp luật.
3. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả?
Điều 35 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cụ thể như sau: Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trong trường hợp: Giấy chứng nhận bị mất hoặc rách nát.
Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả bao gồm các giấy tờ sau:
+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả (Mẫu số 01 ban hành theo
+ 02 bản sao tác phẩm.
Nộp đơn và hồ sơ trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại thành phố trực thuộc nơi muốn cấp lại. Ngoài ra trong một số trường hợp có thể nộp hồ sơ tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả duy nhất là Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trình tự thủ tục cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền tác giả
Để được cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện theo thủ tục sau đây:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể tự mình hoặc ủy quyền cho tổ chức cá nhân khác nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ như đã nêu ở trên.
Bước 2. Xử lý hồ sơ
Điều 37 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về thời hạn như sau:
– Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
– Trong thời hạn mười hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có trách nhiệm cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Trường hợp từ chối hồ sơ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Phí cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
Điều 40 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp phí khi tiến hành thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định cụ thể về mức phí phải nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả. Cụ thể phí này sẽ phụ thuộc vào đối tượng được bảo hộ quyền tác giả:
Thứ nhất là loại hình tác phẩm với mức thu phí là 100.000 nghìn VNĐ/Giấy chứng nhận:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác gọi chung là loại hình tác phẩm viết
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí;
+ Tác phẩm âm nhạc;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh;
Thứ hai là loại hình tác phẩm với mức thu phí là 300.000 nghìn VNĐ/Giấy chứng nhận:
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
Thứ ba là loại hình tác phẩm với mức thu phí là 400.000 nghìn VNĐ/Giấy chứng nhận:
+ Tác phẩm tạo hình;
+ Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Thứ tư là loại hình tác phẩm với mức thu phí là 500.000 nghìn VNĐ/Giấy chứng nhận:
+ Tác phẩm điện ảnh;
+ Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.
Thứ năm là loại hình tác phẩm với mức thu phí là 600.000 nghìn VNĐ/Giấy chứng nhận: Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính.
Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định trường hợp xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì mức thu bằng 50% mức thu lần đầu.
Như vậy, thông qua nội dung trên có thể thấy được việc tạo ra tác phẩm bằng chính năng lực và sự sáng tạo của mình nếu như không đăng ký quyền tác giả thì sẽ không được công nhận đó là sản phẩm của mình trên mặt hình thức và có thể bị đối tượng khác sao chép, chụp chiếu và coi đó như tác phẩm của họ. Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và khi bị mất hoặc bị hư hỏng thì chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục cấp lại.