Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất phòng chống các đối tượng gây hại cho cây trồng và nông sản, quá trình sản xuất cần phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến môi trường. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề cấp lại giấy chứng nhận sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
Mục lục bài viết
1. Cấp lại giấy chứng nhận sản xuất thuốc bảo vệ thực vật:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về việc cấp hoặc cấp lại giấy chứng nhận sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật là một trong những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và giống cây trồng, vì vậy được đặt dưới sự quản lý vô cùng nghiêm ngặt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quá trình xin cấp giấy chứng nhận sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, hoặc cấp lại giấy chứng nhận cần phải được thực hiện thủ tục phù hợp với quy định của pháp luật, đáp ứng được đầy đủ điều kiện do pháp luật quy định.
Căn cứ theo quy định tại mục 1 Phần II Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, ban hành kèm theo Quyết định 373/QĐ-BNN-BVTV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có quy định về trình tự và thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Theo đó, quá trình cấp lại giấy chứng nhận đã ứng đầy đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân (hay còn được gọi là các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật) trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính cấp lại giấy chứng nhận sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ để làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu theo như phân tích dưới đây. Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ nộp đến cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Cục bảo vệ thực vật (trước 03 tháng tính đến ngày giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật hết hạn).
Bước 2: Cục bảo vệ thực vật sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Thời hạn để kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết yêu cầu của các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp này được xác định là 02 ngày làm việc. Đối với trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 3: Tiến hành hoạt động thẩm định hồ sơ, thành lập đoàn đánh giá thực tế tại các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, cơ quan có thẩm quyền đó là Cục bảo vệ thực vật sẽ thông báo cho các tổ chức, cá nhân những nội dung cần phải sửa đổi, để từ đó bổ sung và hoàn thiện hồ sơ phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 4: Tiến hành hoạt động đánh giá thực tế tại các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Đã đánh giá sẽ thông báo bằng văn bản cho các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trước thời điểm đánh giá 07 ngày làm việc, thời gian đánh giá tại các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật hiện nay là không quá 01 ngày làm việc.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đã ứng đầy đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật cho các cơ sở sản xuất, trong khoảng thời hạn 15 ngày làm việc đối với trường hợp phải thành lập Đoàn đánh giá. Trong trường hợp đánh giá chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đó là Cục bảo vệ thực vật sẽ thông báo bằng văn bản cho các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và những điều kiện không đạt yêu cầu và cho phép khắc phục trong một thời hạn nhất định. Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục hoặc kết quả kiểm tra lại, Cục bảo vệ thực vật sẽ cấp giấy chứng nhận đã ứng đầy đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Trong trường hợp không cấp, Cục bảo vệ thực vật sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
2. Thành phần hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận sản xuất thuốc bảo vệ thực vật:
Theo như phân tích nêu trên, thành phần hồ sơ là một trong những giai đoạn cần thiết để thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Căn cứ theo mục 3 Phần II thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 373/QĐ-BNN-BVTV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có quy định về thành phần hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận đất ứng đầy đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau:
– Đơn đề nghị xin cấp lại giấy chứng nhận đất ẩm đầy đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu do pháp luật quy định, cụ thể là mẫu được ban hành tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư
– Bản thuyết minh và điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật (sau được sửa đổi tại Thông tư 11/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật);
– Kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, các biện pháp ứng phó đối với các sự cố hóa học ban hành kèm theo Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật (sau được sửa đổi tại Thông tư 11/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật), bản chụp đối với các loại giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo vệ môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cung cấp;
– Trường hợp có phòng thí nghiệm thì cần phải nộp bản sao, bản chụp giấy chứng nhận hoặc các tài liệu giấy tờ có liên quan đến việc công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp trong quá trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật;
– Trong trường hợp cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã hoạt động từ 02 năm trở lên, cần phải bổ sung bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận, các loại giấy tờ và tài liệu có liên quan đến việc công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với sản phẩm sau khi sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
3. Thời gian cấp lại giấy chứng nhận sản xuất thuốc bảo vệ thực vật:
Căn cứ theo quy định tại mục 4 Phần II thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn, ban hành kèm theo Quyết định 373/QĐ-BNN-BVTV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có quy định về thời hạn giải quyết đối với thủ tục cấp lại giấy chứng nhận sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Cụ thể như sau:
– 30 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
– 35 ngày làm việc khi nhận được bản báo cáo khắc phục bộ các cơ sở có điều kiện không đạt yêu cầu hoặc kết quả kiểm tra lại, không tính thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và thời gian khắc phục.
Theo đó, tùy thuộc vào từng trường hợp mà thời gian giải quyết hồ sơ đề nghị xin cấp lại giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sẽ dao động từ 30 ngày hoặc 35 ngày. Đối với lệ phí cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, hiện nay đang được xác định là 6.000.000 đồng/lần cũng căn cứ theo quy định tại Quyết định 373/QĐ-BNN-BVTV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 373/QĐ-BNN-BVTV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
– Thông tư 18/2021/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
– Thông tư 11/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.