Cấp hộ chiếu phổ thông cho người Việt Nam ở nước ngoài? Trình tự thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông cho người Việt Nam ở nước ngoài?
Hiện nay có thể thấy những cá nhân nhập cảnh, xuất cảnh hiện nay ngày càng tăng do thời kì hội nhập avf nhu cầu sinh sống và di chuyển của con người, Theo đó khi cá nhân nào đó xuất nhập cảnh phải thực hiên thủ tục theo quy định và một trong số đó chính là hộ chiếu. Vậy tại bài viết dưới đây của chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết cho bạn đọc về ” Cấp hộ chiếu phổ thông cho người Việt Nam ở nước ngoài”.
Cơ sở pháp lý: Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019
Luật sư
1. Cấp hộ chiếu phổ thông cho người Việt Nam ở nước ngoài
Căn cứ theo quy định tại điều 16. Cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định cụ thể:
1. Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung, giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này và xuất trình hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam, giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì xuất trình giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ làm căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
2. Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người đó cư trú. Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi.
3. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu và 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần thứ hai trở đi, nếu đủ căn cứ để cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tại nơi tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu trả kết quả cho người đề nghị và
Trường hợp chưa đủ căn cứ để cấp hộ chiếu hoặc cần kéo dài thời gian để xác định căn cứ cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trả lời bằng văn bản cho người đề nghị, nêu lý do.
5. Thời gian kéo dài để xác định căn cứ cấp hộ chiếu theo quy định tại khoản 4 Điều này được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi văn bản theo mẫu về Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an để xác minh theo thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả lời bằng văn bản cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời của Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp hộ chiếu và trả kết quả cho người đề nghị; trường hợp chưa cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trả lời bằng văn bản cho người đề nghị, nêu lý do.
6. Người đề nghị cấp hộ chiếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát
Như vậy theo quy định trên chúng ta có thể thấy pháp luật đưa ra quy định đối với hộ chiếu phổ thông, theo đó chúng ta có thể hiểu như sau:
Thứ nhất đối với thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông thì cá nhân đó phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật về hộ chiếu. Bởi lẽ hộ chiếu phổ thông là hộ chiếu quốc gia, là tài sản của nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được cấp cho công dân có quốc tịch Việt Nam. Theo đó nên hộ chiếu phổ thông được sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam và các nước và cũng được sử dụng thay thế chứng minh nhân dân, chính vì lí do này nên nếu cá nhân không có những thông tin đầy đủ theo quy định thì không thể được cấp hộ chiếu phổ thông.
Thứ hai, Pháp luật có quy định cụ thể nơi cấp hộ chiếu lần 1 là tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người đó cư trú tức là quy định này đã tạo điều kiện tối đa nhất có thể đối với cá nhân trong thực hiện thủ tục và tại lần 2 cũng tương tự như vậy đó là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi cho việc đăng kí cư trú của họ.
Thứ ba, Về thời hạn pháp luật có chia ra các mốc thời hạn khác nhau như đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu, đề nghị cấp hộ chiếu lần hai và Thời gian kéo dài để xác định căn cứ cấp hộ chiếu để cho cá nhân đó co thể dễ dàng thực hiện thủ tục cấp hộ chiếu này
Cuối cùng đó là nhận kết quả đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông thì cá nhân đề nghị phải trả phí theo quy định khi chuyển phát kết quả đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông về nơi nhận.
Kết luận: như chúng ta đã biết thì hộ chiếu nói chung và hộ chiếu phổ thông nói riêng được biết llà một loại giấy tờ tùy thân để xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật. Trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm cá nhân, quốc tịch của người được cấp, Người đề nghị cấp hộ chiếu phải thực hiện đầy đủ những loại hồ sơ và thực hiện theo trình tự pháp luật quy định.
2. Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông cho người Việt Nam ở nước ngoài
2.1. Hồ sơ cấp hộ chiếu phổ thông
+ 01 Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo Mẫu X01;
+ 02 ảnh cỡ 4×6, nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu;
+ Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Thẻ căn cước công dân còn giá trị (xuất trình khi nộp hồ sơ để cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra, đối chiếu);
+ Sổ hộ khẩu (nếu nộp hồ sơ tại nơi thường trú) hoặc Sổ tạm trú (nếu nộp hồ sơ tại nơi tạm trú).
Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì khi tiến hành thủ tục làm hộ chiếu có một số lưu ý sau:
+ Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu phải do cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật khai, ký tên và được Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh.
+ Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
Lưu ý: Từ ngày 01/07/2020, người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn làm hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc hộ chiếu không gắn chíp điện tử.
2.2. Trình tự cấp hộ chiếu phổ thông
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Công dân khai tờ khai bản giấy hoặc nộp tờ khai trực tuyến.
Bước 3: Công dân nộp hồ sơ tại trụ sở làm việc của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh sẽ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, viết biên lai thu tiền và giao giấy biên nhận cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ và chủ nhật).
Bước 4: Nhận hộ chiếu tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh.
Người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông trực tiếp nhận kết quả tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an. Khi đến nhận kết quả mang theo giấy hẹn trả kết quả, biên lai thu tiền và xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để kiểm tra, đối chiếu.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Cấp hộ chiếu phổ thông cho người Việt Nam ở nước ngoài” và các thông tin pháp lý khác liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.