Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm? Cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm?
Bảo hiểm là phương thức chuyển rủi ro được thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm được kí kết giữa các bên, hiện nay hoạt động kinh doanh bảo hiểm đang rất phát triển vì nhu cầu của con người về bảo hiểm đảm bảo về con người và tài sản để có thể bù đắp khi có rủi ro. Doanh nghiệp bảo hiểm thành lập dựa trên trình tự thủ tục pháp luật quy định để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Dưới đây
Cơ sở pháp lý: Luật kinh doanh bảo hiểm 2019
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Căn cứ theo quy định tại điều 63. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động Luật kinh doanh bảo hiểm 2019 quy định cụ thể:
Các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
1. Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
2. Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 của Luật này;
3. Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
4. Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.
5. Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng để chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.
Như chúng ta đã biết kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm với những hoat động liên quan tới bảo hiểm con người, tài sản nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Theo quy định chúng tôi đưa ra như trên thì pháp luật dã quy định cụ thể về điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, cụ thể được hiểu như sau:
Thứ nhất, điều kiện về vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ, vốn điều lệ trên hực tế có thể xem là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty. Thông qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty. Vốn điều lệ cũng là một trong những cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong đó có hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Thứ hai, điều kiện về hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải đầy đủ nội dung và thông tin trong hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết và liên quan tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Thứ ba, điều kiện về loại hình doanh nghiệp mà khi kinh doanh hoạt động bảo hiểm cá nhân, tổ chức phải thực hiện đăng kí trong hồ sơ thủ tục như công ty cổ phần hay công ty bảo hiểm tư nhân…và phải có điều lệ công ty theo quy định của pháp luật. Điều lệ có vai trò trong việc ấn định quyền hạn và bổn phận của các cổ đông, của các thành viên hội đồng quản trị và mối tương quan giữa các loại cổ đông với nhau. … Trên thế giới, thực tế những quy định trong Bản Điều lệ khá quan trọng trong giải quyết những tranh chấp giữa các cổ đông công ty.
Thứ tư, quy định về điều kiện năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm, có thể hiểu nghiệp vụ ở đây là các công việc liên quan đến việc kinh doanh, tư vấn và phát triển các sản phẩm bảo hiểm bảo gồm tư vấn sản phẩm cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng trong các công việc thanh toán bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, nắm rõ các quy trình khác trong quá trình tham gia bảo hiểm như
Thứ năm, điều kiện về năng lực tài chính có thể hiểu là điều kiện về khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Hay hiểu chính xác, năng lực tài chính chính là khả năng huy động vốn để đáp ứng các hoạt động của doanh nghiệp và khả năng đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp.
2. Trình tự thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo
2.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
– Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
– Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
– Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;
– Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh – Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
– Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành.
Như vậy chúng ta có thể thấy để có thể thực hiện thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm cần phải thực hiện những quy định về hồ sơ chúng tôi đã nêu như trên. Hồ sơ phải có nội dung, thông tin chính xác và đầy đủ.
2.2. Trình tự cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Bước 1: Nộp hồ sơ
Chuẩn bị các bộ hồ sơ phù hợp với loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh mong muốn. Có thể kể đến: Hồ sơ cấp phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm; Hồ sơ cấp phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Hồ sơ cấp phép thành lập công ty cổ phần bảo hiểm.
Bước 2: Xem xét hồ sơ
Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Bộ Tài chính chỉ được từ chối cấp Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến thành lập không đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy phép.
Như vậy dựa trên quy định mà pháp luật đề ra thì thực hiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo trình tự pháp luật quy định.
2.3. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động
+ Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính của Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật về thẩm quyền như trên đối với cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính theo thẩm quyền này cá nhân, tổ chức muốn đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo phải do Bộ tài chính thì mới có hiệu lực
2.4. Thời hạn cấp giấy phép
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động, Bộ Tài chính phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
Giấy phép thành lập và hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Như vậy, đối với cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời ạn theo quy định là 60 ngày, theo đó Bộ tài chính sẽ xem xét hồ sơ của cá nhân, tổ chức về việc giấy phép thành lập và hoạt động để quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
2.5. Lệ phí cấp giấy phép
Doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải nộp lệ phí cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
Trên đây là thông tin do