Quy định chung về nhập khẩu phế liệu? Điều kiện nhập khẩu phế liệu? Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu?
Các vật liêu được thu hồi,phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ các quá trình sản xuất hoặc sử dụng tiêu dùng làm nguyên liệu cho các quá trình sản xuất khác đó chính là phế liệu, Vậy phế liệu được quy định như thế nào khi muốn nhập khẩu và Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài về Việt Nam được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về thông tin trên
Cơ sở pháp lý:
– Luật Bảo vệ môi trường 2020
– Nghị định Số: 09/VBHN-BTNMT năm 2019 về quản lý chất thảu và phế liệu
Luật sư
1. Quy định chung về nhập khẩu phế liệu
Căn cứ tại Nghị định Số: 09/VBHN-BTNMT năm 2019 về quản lý chất thảu và phế liệu:
1.1. Phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài vào Việt Nam
Tại Điều 55. Phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài vào Việt Nam và đối tượng nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu được lựa chọn làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan quản lý cửa khẩu nhập hoặc cơ quan hải quan nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu (sau đây gọi tắt là cơ sở sản xuất); được lựa chọn địa điểm kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu tại cửa khẩu nhập hoặc tại cơ quan hải quan nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu hoặc tại cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu. Phế liệu nhập khẩu chỉ được phép dỡ xuống cảng khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa (E-Manifest) có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực và còn khối lượng phế liệu nhập khẩu;
b) Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên E-Manifest có Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với phế liệu ghi trên E-Manifest theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 57 Nghị định này.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra các thông tin quy định tại điểm a và b khoản này trước khi cho phép dỡ phế liệu xuống cảng.
2. Tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu đáp ứng các yêu cầu sau đây được phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất:
a) Đáp ứng các yêu cầu và trách nhiệm về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 76 Luật bảo vệ môi trường;
b) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với các dự án đã đi vào vận hành.
Đối với dự án mới xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 16b và Điều 17 Nghị định số
c) Có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc nhập khẩu các phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật bảo vệ môi trường quy định và các Tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu đáp ứng các yêu cầu sau đây được phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật, các trường hợp không tuân thủ sẽ bị xử phạt theo quy định.
1.2. Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
Căn cứ dựa trên điều 56 Nghị định Số: 09/VBHN-BTNMT năm 2019 về quản lý chất thảu và phế liệu quy định về Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất như sau:
– Điều kiện về kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu a) Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
+ Có hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
+ Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;
+ Có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.
– Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
+ Có hệ thống thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
+ Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;
+ Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.
– Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
– Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.
– Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.
– Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
– Chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở của mình theo đúng công suất thiết kế để sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa. Không được nhập khẩu phế liệu về chỉ để sơ chế và bán lại phế liệu. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất chỉ được nhập khẩu phế liệu tối đa bằng 80% công suất thiết kế; số phế liệu còn lại phải được thu mua trong nước để làm nguyên liệu sản xuất.
– Đối với nhựa phế liệu, chỉ được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm hạt nhựa tái chế thương phẩm), trừ các trường hợp dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư và cơ sở sản xuất đang hoạt động được phép nhập khẩu nhựa phế liệu để sản xuất ra hạt nhựa tái chế thương phẩm đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Đối với giấy phế liệu, chỉ được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm bột giấy tái chế thương phẩm).
– Ký hợp đồng trực tiếp với tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
2. Điều kiện nhập khẩu phế liệu
Căn cứ tại Luật Môi trường 2020 quy định:
Tại Điều 71. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
1. Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu;
b) Có giấy phép môi trường;
c) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác;
d) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Như vậy, Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài phải phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định và các quy định khác do Chính phủ quy định chi tiết.
3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu
3.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của Pháp luật và nộp 01 bộ hồ sơ tại Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường vào giờ hành chính của các ngày làm việc trong tuần.
Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đăng ký và trả kết quả tại Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả của sở Tài nguyên và Môi trường.
Bước 3: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ;
Bước 4: Hồ sơ đã đầy đủ thì tiến hành thành lập đoàn kiểm tra cơ sở của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy xác nhận (nếu cần thiết).
Bước 5: Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện.
3.2. Hồ sơ gồm có:
– Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Phiếu xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của thương nhân trực tiếp sản xuất sử dụng phế liệu về kho bãi chứa phế liệu;
– Bản sao Báo cáo giám sát môi trường đợt gần nhất, nhưng không quá 06 tháng tính đến ngày đề nghị cấp Giấy xác nhận (đối với thương nhân sản xuất) hoặc Bản sao các Hợp đồng bán phế liệu của kỳ nhập khẩu trước (đối với thương nhân nhập khẩu phế liệu để phân phối);
– Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo mẫu.
– Cơ quan có thẩm quyền: Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
– Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Phí, lệ phí: không có
Trên đây là thông tin chúng tôi tư vấn về Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu và các thông tin pháp lý liên quan đi kèm.