Muốn một đồ vật, một công trình được ghi nhận là di vật, cổ vật thì cần thực hiện việc xin cấp giấy chứng nhận.
Điều kiện thực hiện thủ tục:
– Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia không thuộc bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành, bảo tàng cấp tỉnh hoặc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã xếp hạng thực hiện việc đăng ký với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch địa phương nơi cư trú;
– Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đang có tranh chấp về quyền sở hữu chỉ được đăng ký sau khi đã xác định rõ quyền sở hữu hoặc quyền quản lý hợp pháp;
– Chủ sở hữu có trách nhiệm nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ và nộp tại Tổ 1 cửa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Bước 2: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ;
Bước 3:
a) Trách nhiệm của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
– Thành lập Tổ đăng ký di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia và cử một đồng chí trong Ban Giám đốc Sở làm Tổ trưởng;
– Bảo tàng cấp tỉnh hoặc Ban quản lý di tích tỉnh, thành phố làm bộ phận thường trực của Tổ đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và cử các cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ về giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của bảo tàng hoặc ban quản lý di tích tham gia Tổ đăng ký. Trong trường hợp cần thiết, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có thể mời chuyên gia về di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở các cơ quan nghiên cứu tham gia với tư cách là cộng tác viên khoa học;
– Xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
b) Trách nhiệm của Tổ đăng ký:
– Tiếp nhận đơn, xem xét và trả lời chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia về kế hoạch tổ chức đăng ký theo thẩm quyền;
– Tổ chức thẩm định và đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
– Trình Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch kết quả đăng ký và đề nghị Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tin cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
– Quản lý Phiếu đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Sổ đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, phim ảnh và các tài liệu khác có liên quan;
– Tổ đăng ký có thể phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa – thông tin cấp quận, huyện tổ chức việc đăng ký lưu động ở các địa bàn khác nhau thuộc địa phương mình;
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ: Kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ;
Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả khi đến thời gian hẹn.
2. Hồ sơ gồm có:
– Đơn đề nghị đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
– Phiếu đăng ký;
– Sổ đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
– Biên bản giám định của Hội đồng giám định các cấp;
– Giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận nguồn gốc xuất xứ của di vật, cổ vật (nếu có).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Sở văn hóa, thể thao và du lịch cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ nhận được đơn của chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét và trả lời về thời hạn tổ chức đăng ký;
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký, Giám đốc Sở VHTTDL có trách nhiệm cấp giấy phép chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
5. Lệ phí: không có