Cấp dưỡng là một trong những vấn đề mà nhiều cá nhân quan tâm trong quan hệ gia đình. Cấp dưỡng vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình với nhau. Cùng bài viết tìm hiểu về cấp dưỡng và các trường hợp cấp dưỡng theo quy định của luật.
Mục lục bài viết
1. Cấp dưỡng là gì?
Khái niệm cấp dưỡng được quy định tại khoản 24 Điều 3
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.
Đối chiếu quy định pháp luật hiện hành, cấp dưỡng được hiểu là việc chu cấp tiền bạc hoặc tài sản khác giữa người có nghĩa vụ cấp dưỡng với người được cấp dưỡng trên cơ sở giữa họ có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Đối tượng được cấp dưỡng theo quy định pháp luật là người không trực tiếp chung sống với người có nghĩa vụ cấp dưỡng, bao gồm:
– Người chưa thành niên;
– Người đã thành niên mà không có khả năng lao động;
– Người đã thành niên mà không có tài sản để tự nuôi sống bản thân;
– Người gặp khó khăn hoặc túng thiếu;
2. Người cấp dưỡng là gì?
Người cấp dưỡng là người mà pháp luật quy định có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng các nhu cậu, thiết yếu cho cuộc sống của những người không sống chung với mình nhưng có quan hệ huyết thống. quan hệ hôn nhân hoặc có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng trong trường hợp những người đó là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi Sống bản thân, những người mà pháp luật xác định là gặp khó khăn, túng thiếu.
Quy định về cấp dưỡng và người cấp dưỡng đã được đề cập từ lâu trong pháp luật dân sự Việt Nam, Theo Điều 144, Điều 145 Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 và Điều 142, Điều 143 Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật năm 1936 thì khi giải quyết việc li hôn, Toà án có thể quyết định về số tiền cấp dưỡng mà người chồng phải trả cho người vợ bất kể duyên cớ li nôn là do vợ hoặc chồng. Việc cấp dưỡng sẽ chấm dứt khi người vợ tái giá…
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện đại cũng có quy định về cấp dưỡng, theo các quy định này, người cấp dưỡng là người vợ hay là người chồng tuỳ theo khả năng của mình có nghĩa vụ cấp dưỡng cho phía bên kia trong trường hợp họ gặp khó khăn, túng thiếu, yêu cầu cấp dưỡng khi li hôn. Nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt khi người được cấp dưỡng đi lấy chồng hoặc lấy vợ mới.
Về bản chất, cấp dưỡng thể hiện sự tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai bên vợ, chồng khi đã li hôn mà một bên gặp khó khăn túng thiếu. Dựa trên quan điểm này,
3. Tại sao phải quy định nghĩa vụ cấp dưỡng?
Tại khoản 1 Điều 107
Nghĩa vụ được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Có thể thấy, chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình với nhau. Việc quy định nghĩa vụ cấp dưỡng nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định của con chưa thành niên hoặc con đã thành niên hay các thành viên khác trong gia đình nhưng không có khả năng lao động hoặc không có tài sản nuôi dưỡng mình thì vấn đề cấp dưỡng được đặt ra là hoàn toàn hợp lý. Đồng thời, đặt ra vấn đề cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình sẽ luôn có sự gắn bó chặt chẽ, sâu sắc về tình cảm và trách nhiệm đối với nhau, từ đó kết nối các thành viên sát gần nhau hơn. Để đảm bảo cho tình cảm gia đình tồn tại và phát triển tích cực thì các thành viên trong gia đình có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau.
4. Quy định về trường hợp cấp dưỡng:
Theo quy định tại Chương VII Luật Hôn nhân và gia đình 2014 các trường hợp phải cấp dưỡng đó là:
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con: Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ: Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em: Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của ông bà nội, ông bà ngoại với cháu: Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không cha, mẹ, anh, chị, em cấp dưỡng.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cháu với ông bà nội, ông bà ngoại: Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của Cô, dì, chú, cậu, bác ruột với cháu ruột: Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cháu ruột với cô, dì, chú, cậu, bác ruột: Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng.
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn: Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
5. Quy định về mức cấp dưỡng:
Căn cứ Điều 116 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định mức cấp dưỡng sẽ do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận với nhau. Mức cấp dưỡng sẽ căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được về mức cấp dưỡng thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trong trường hợp khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng này có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được về thay đổi mức cấp dưỡng thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
6. Quy định về phương thức cấp dưỡng:
Căn cứ Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định phương thức cấp dưỡng như sau:
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Như vậy, các bên có thể thỏa thuận với nhau về phương thức cấp dưỡng một lần hoặc theo tháng, theo quý, theo năm như trên để phù hợp với hoàn cảnh của hai bên. Đồng thời, hai bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Trong trường hợp nếu không thỏa thuận được phương thức cấp dưỡng thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
*Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
– Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.