Khái niệm cạnh tranh, độc quyền là gì? Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường? Cạnh tranh và độc quyền theo Luật cạnh tranh?
Thị trường là một hiện tượng xã hội và nó được ra đời trong những điều kiện lịch sử nhất định. Sự xuất hiện của thị trường gắn liền với sự hình thành, phát triển của hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa – tiền tệ của xã hội loài người. Ban đầu, với trình độ sản xuất thấp kém, sản phẩm làm ra không đáp ứng đủ cho nhu cầu của con người, nền kinh tế mang tính tự cung, tự cấp và không cần có thị trường để trao đổi sản phẩm.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và đã có sự dư thừa. Bên cạnh đó, nhu cầu của con người rất đa dạng và ngày càng phát triển; mà mỗi người (nhóm người) chỉ sản xuất ra một hoặc một số sản phẩm nhất định; do đó họ cần trao đổi những sản phẩm mà mình sản xuất ra để lấy những sản phẩm do người khác sản xuất nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình. Như vậy, bắt đầu xuất hiện có sự cạnh tranh và độc quyền. Vậy cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh té thị trường được quy định như thế nào?
Tổng đài Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Khái niệm cạnh tranh, độc quyền:
– Khái niệm cạnh tranh là một khái niệm rộng và được được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, theo những cách tiếp cận khác nhau, nên có nhiều cách quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế – xã hội phức tạp, khi xem xét dưới góc độ chung nhất của đời sống xã hội thì “Về mặt thuật ngữ cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua để giành ưu thế về phía mình trong một lĩnh vực nào đó của một (hay một nhóm) người đối với những người còn lại.
– Trong nền kinh tế thị trường thì hiện tượng độc quyền trong kinh tế được hình thành chủ yếu từ quá trình cạnh tranh. Thông qua quá trình tích tụ và tập trung tư bản, hiện tượng độc quyền xuất hiện như một tất yếu khách quan. Sự tích tụ và tập trung tư bản diễn ra không giống nhau ở các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, trên các địa bàn lãnh thổ, vì vậy, mức độ độc quyền ở những trường hợp này cũng khác nhau. Với các nhà sản xuất, kinh doanh khác nhau thì vai trò của họ trên thị trường cũng không giống nhau; mỗi nhà nhà sản xuất, kinh doanh khác nhau thì sức mạnh của sản phẩm mà họ làm ra có ảnh hưởng đến thị trường một cách khác nhau.
2. Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường:
– Kiểm soát độc quyền bằng pháp luật Mặc dù hiện nay, cơ cấu hệ thống pháp luật cạnh tranh của các quốc gia không giống nhau, nhưng nhìn chung họ đều chia pháp luật cạnh tranh thành hai lĩnh vực khác nhau. Đó là pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống hạn chế cạnh tranh (hay còn gọi là kiểm soát độc quyền). Bởi xuất phát từ tính chất, mức độ, mục đích và hậu quả khác nhau của hai nhóm hành vi cạnh tranh trái phép mà pháp luật cản có những phương pháp và mức độ can thiệp khác nhau đối với những hàng vị này.