Trong nông nghiệp chúng ta vẫn hay nhắc tới "canh tác" Tuy nhiên để hiểu rõ như thế nào là canh tác và có một mô hình canh tác phù hợp và hiệu quả là câu hỏi đang được đặt ra? Vậy để hiểu thêm về canh tác là gì? Một số mô hình canh tác nông nghiệp điển hình.
Mục lục bài viết
1. Canh tác là gì?
Canh tác, làm đất hay cày cấy, cày bừa, cày ải là việc thực hiện những công việc nông nghiệp nói chung trong đó chủ yếu là việc trồng trọt, cày, bừa, cấy ải trên đất nông nghiệp để thu hoạch hoa lợi của cây lương thực, hoa màu đáp ứng nhu cầu ăn uống và mưu sinh của con người hoặc nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp.
Quá trình canh tác là việc tác động vào đất bằng cách rung động cơ học theo các hình thức khác nhau chẳng hạn như đào, bới, xới, lật bằng các phương pháp cày xới các con người sử dụng các dụng cụ cầm tay bao gồm xúc, cày, bừa, cuốc, xẻng và cào và sự hỗ trợ của động vật (gia súc) hoặc máy móc cơ giới bao như trâu, bò, ngựa, máy cày, máy kéo, ải, bừa đất kết hợp với việc tưới tiêu thông qua hệ thống thủy lợi và việc bón phân, trừ sâu, trừ cỏ dại.
Làm vườn quy mô nhỏ và sản xuất lương thực quy mô hộ gia đình, sản xuất kinh doanh nhỏ có xu hướng sử dụng các phương pháp quy mô nhỏ hơn nêu trên, trong khi việc canh tác đaị trà có quy mô lớn có xu hướng sử dụng các phương pháp quy mô lớn hơn. Canh tác thường được phân thành hai loại, thâm canh và xen canh, luân vụ.
Cày xới lần đầu tiên được thực hiện thông qua lao động của con người, đôi khi liên quan đến nô lệ. Động vật móng guốc cũng có thể được sử dụng để canh tác đất qua việc chà đạp. Cái cày bằng gỗ sau đó được phát minh. Nó có thể được kéo bởi con la, bò, voi, trâu, ngựa hoặc động vật mạnh mẽ tương tự. Khoa học nông nghiệp hiện đại đã giảm đáng kể việc sử dụng đất canh tác. Cây trồng có thể được phát triển trong nhiều năm mà không có đất canh tác thông qua việc sử dụng thuốc diệt cỏ để kiểm soát cỏ dại, giống cây trồng. Và ngày nay khoa học có phương pháp canh tác để giảm thiểu khí thải nhà kính.
Đất trồng là một hệ thống sống cũng như những phần tử nhỏ tạo nên đất trồng, hàng triệu loài sinh vật khác nhau, cả lớn và nhỏ, mỗi loại đều rất quan trọng trong việc tái tạo lại dinh dưỡng. Nhiều loại sinh vật đất dựa trên thực vật để sống và đổi lại chúng giúp thực vật sinh trưởng tốt. Chăm bón đất trồng với phân ủ và phân chuồng là chăm bón cho tất cả các loại sự sống ở trong đất trồng, đất trồng theo đó sẽ chuyển phân chuồng và phân ủ thành thức ăn để thực vật sinh trưởng. Trong đất phải có những khoảng không khí để rễ cây mạnh khoẻ và cho phép dễ cây đâm xuống dưới để hút nước. Nước phải ngấm đi, nhưng không được quá nhanh.
Canh tác tiếng Anh là ” Culture”.
2. Một số mô hình canh tác nông nghiệp điển hình:
Mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên đệm lót sinh học: Đây là hình thức chăn nuôi mới, sử dụng một số loại men sinh học như chế phẩm men Balasa N01… không phải sử dụng nước rửa chuồng đối với chăn nuôi heo, ít phải thay đệm lót đối với chăn nuôi gia cầm, chi phí xây dựng chuồng trại ít tốn kém, vật nuôi ít bị bệnh ngoài da và bệnh đường hô hấp, nhất là đối với nuôi gia cầm. Tuy nhiên, do đệm lót lên men, tỏa nhiệt, nên phải có biện pháp chống nóng cho vật nuôi, như có hệ thống quạt gió đối với gia cầm hay có bể tắm nước cho heo.
Mô hình Tôm – Lúa: Đây là mô hình thích hợp với vùng giáp nước (giữa vùng ngọt và mặn). Mùa mưa trồng lúa chịu mặn nhẹ 2 – 3‰, mùa khô nuôi tôm. Lúa sẽ hấp thu chất thải do quá trình nuôi tôm thải ra, nên tự làm sạch môi trường. Tuy nhiên muốn mô hình thành công phải có nước ngọt tưới bổ sung vào cuối vụ và phải có giống lúa chịu mặn để canh tác. Lúa trồng theo mô hình này ít bón phân và gần như không sử dụng thuốc hóa học nên chất lượng gạo cao, có thể gọi là loại “gạo sạch”.Mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới: Hiện nay do thời tiết cực đoan, thường hay có mưa giông, mưa đá hoặc nắng hạn khốc liệt, nên trồng rau trong nhà lưới sẽ tránh được thiệt hại và chất lượng rau sẽ tăng cao. Thông thường, nhà lưới phải đi kèm hệ thống tưới phun. Tùy mức đầu tư mà thiết kế xây dựng các kiểu nhà lưới khác nhau, như nhà lưới kín, nhà lưới hở, nhà lưới cố định, nhà lưới di động, v.v…
Mô hình “1 phải 6 giảm” đối với sản xuất lúa
– “1 phải”: Phải sử dụng hạt giống lúa chất lượng cấp Xác nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận, không sử dụng lúa lương thực để làm giống.
– “6 giảm”: Giảm lượng hạt giống; giảm lượng phân đạm; giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; giảm lượng nước tưới; giảm thất thoát sau thu hoạch; giảm khí thải nhà kính.
Khi nông dân sử dụng hạt giống đạt chuẩn chất lượng, nông dân có thể giảm lượng giống từ 50–80% khối lượng so với nguồn giống nông hộ (chất lượng kém) mà năng suất không giảm. Cụ thể, trước đây bà con nông dân thường sạ lúa với số lượng 180–200 kg/ha; hiện nay chỉ sử dụng từ 80–120 kg/ha, tùy theo loại đất và mặt bằng đồng ruộng.
Khi bón thừa phân đạm sẽ dẫn đến cây lúa vươn cao, thân yếu dễ đổ ngã, lá xanh, mềm; tạo môi trường thích hợp cho sâu bệnh phát triển. Để biết nhu cầu phân đạm của từng giống lúa nên sử dụng bảng so màu lá lúa và kiểm tra định kỳ theo hướng dẫn.
Cây lúa chỉ cần nước ở những giai đoạn lúa trỗ, các giai đoạn khác thích hợp với kỹ thuật ngập – khô xen kẽ. Mức nước tối đa mỗi lần bơm ngập gốc lúa là 2–3 cm.Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật làm tăng khả năng kháng thuốc của sâu bệnh, tiêu diệt thiên địch, làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất và cộng đồng dân cư.
Tổn thất trong và sau thu hoạch lúa, gạo khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long khá lớn (10–13%) tổng sản lượng. Khâu phơi sấy khoảng 4,2%, thu hoạch 3%, xay xát 3%, bảo quản 2,6% và vận chuyển 1%.
Trong các nguồn phát thải, khí thải nhà kính nông nghiệp chiếm 14% (trong đó sản xuất lúa chiếm 60% lượng khí thải này). Do sử dụng phân đạm quá cao gây phát thải khí oxit nitơ (N2O), xử lý rơm, rạ chưa đúng cách, làm phát thải khí Mêtan (CH4) và đốt rơm, rạ sau thu hoạch làm phát thải khí Cabonic (CO2).
3. Hiệu quả của mô hình canh tác lúa nước:
Hiệu quả của mô hình khi nông dân thực hiện quy trình “1 phải 6 giảm” đã tiết kiệm được 50% giống, 30–40% phân hóa học, 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật, 20% công lao động; trong khi năng suất tăng 10%, lợi nhuận ròng tăng 10% và giảm 20–30% lượng khí nhà kính so với mô hình canh tác truyền thống.
Mô hình trồng cây trồng cạn ít sử dụng nước: Một số tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long như An Giang, Đồng tháp… đã chuyển một diện tích lớn đất trồng lúa qua trồng một số cây trồng cạn ít sử dụng nước như: bắp vàng, đậu nành và cây mè. Mô hình này đòi hỏi chi phí lao động cao hơn trồng lúa, phải áp dụng cơ giới hóa một số khâu và yêu cầu phải có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Lợi nhuận cao hơn trồng lúa khoảng 1,5 lần.
Mô hình trồng nấm thực phẩm hay dược liệu trong nhà: Nước ta có khí hậu nhiệt đới, nên rất thích hợp cho việc trồng nấm. Nấm thực phẩm hay dược liệu đều là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam. Giá thể để trồng nấm ở Đồng bằng Sông Cửu Long khá dồi dào, nhất là rơm, rạ; hiện nay có máy đóng bánh rơm rất gọn nhẹ, máy nghiền đa năng và một số giá thể khác như lục bình khô, v,v… dịch vụ cung cấp giống và cơ sở chế biến, bao tiêu sản phẩm cũng phát triển, nên có thể phát triển ngành trồng nấm với quy mô ngày càng lớn hơn.
Ngoài ra, còn nhiều mô hình khác ứng phó với biến đổi khí hậu đã và đang được sản xuất thử nghiệm sẽ được nhân rộng trong thời gian tới, nhằm hạn chế tiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với sản xuất và đời sống của nhân dân.