Việt Nam là nước sở hữu điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi thích hợp cho sự phát triển nông nghiệp. Để gia tăng năng suất, chất lượng của nguồn thực phẩm, bài viết dưới đây cung cấp tới bạn những thông tin về nông nghiệp hữu cơ, kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ.
Mục lục bài viết
1. Canh tác hữu cơ là gì?
Trong phương pháp canh tác hữu cơ, điều cơ bản là đất, nước phải sạch (không bị nhiễm độc tố do tồn dư phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,…không bị nhiễm chất thải Công nghiệp độc hại). Và dinh dưỡng, phòng bệnh cho cây trồng phải sử dụng các chế phẩm sinh học 100% từ thiên nhiên. Do đó sẽ không còn tồn dư hóa chất độc hại trong sản phẩm.
Trải qua hơn 50 năm, với cuộc cách mạng trong nông nghiệp bằng cách ứng dụng kỹ thuật trong phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã làm gia tăng đáng kể năng suất cây trồng nhưng càng ngày càng bộc lộ mặt trái của sự lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật … đã dẫn đến sự tàn phá môi trường, ô nhiễm nguồn đất, nước và đặc biệt gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Do đó hiện nay, qua tổng kết những nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học đã khuyến cáo, lựa chọn phương pháp canh tác thân thiện với môi trường ( như canh tác hữu cơ)
Canh tác hữu cơ là phương pháp canh tác “sạch”(thân thiện với môi trường).
Sạch ở đây là không dùng phân bón hóa học, không thuốc bảo vệ thực vật, không thuốc diệt cỏ(khai hoang), không chất kích thích tăng trưởng… Nói chung, phương pháp canh tác này giống như tập quán canh tác hàng trăm năm qua như ông bà ta đã làm trước đây, lúc mà chưa có các loại thuốc bảo vệ mùa màng, các loại phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ, kích thích tố tăng trưởng… như bây giờ, nói đúng hơn canh tác hữu cơ là phương pháp canh tác trên nền tảng canh tác tự nhiên ngày xưanhưng có sự kiểm soát, tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất làcông nghệ sinh học
2. Ví dụ về canh tác hữu cơ:
– Việc cung cấp dưỡng chất cho cây trồng ( phân bón) : áp dụng phân bón hữu cơ sinh học ( chiết suất 100% từ nguồn gốc thiên nhiên : trùn đất, cá, rong tảo…),với mục đích đảm bảo tối thiểu dưỡng chất cho cây trồng phát triển
– Nếu dùng phân chuồng : phân bò, phân heo, phân gà … thì gia súc phải dùng thức ăn từ cánh đồng cỏ tự nhiên( không bón phân hóa học, hóa chất bảo vệ mùa màng…), thức ăn dành cho heo, gà… phải là thức ăn thiên nhiên(không được dùng thức ăn công nghiệp chế biến) thì mới được phép sử dụng, do trong thức ăn công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu từ canh tác hóa học có dư lượng hóa chất.
– Việc bảo vệ mùa màng : áp dụng những tiến bộ khoa học mới như :trồng những loại cây, hoa mà có hương vị xua đuổi côn trùng xung quanh vùng canh tác, nếu trồng lúa thì kết hợp nuôi cá, thả vịt, để giúp giảm côn trùng gây hại, hoặc dùng phương pháo bẫy đèn thu hút côn trùng chứ tuyệt đối không được dùng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học. Trong trường hợp nếu áp lực sâu bệnh quá nặng , người ta áp dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh (chiết suất 100% từ thiên nhiên như các loại thuốc chiết suất từ cây Neem để mà xua đuổi côn trùng).
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống kỹ thuật nuôi trồng kết hợp hướng đến sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh học. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ nghiêm cấm sử dụng sử dụng thuốc trừ sâu bệnh tổng hợp, thuốc kháng sinh, phân bón tổng hợp, sinh vật biến đổi gen, hoóc-môn tăng trưởng hướng tới sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh học, tạo sự cân bằng tự nhiên cho môi trường canh tác. Do đó sản phẩm làm ra từ phương pháp canh tác hữu cơ ngoài việc không ô nhiễm nguồn đất, nước mà còn tuyệt đối an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
Canh tác hữu cơ tiếng Anh là ” Organic farming”.
3. Tìm hiểu về kỹ thuật canh tác hữu cơ:
Dựa trên nền sản xuất nông nghiệp truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học, canh tác hữu cơ ngày càng phát triển để tạo ra các sản phẩm bảo vệ môi trường, tăng sản lượng và chất lượng nông sản. Mô hình này sử dụng các sản phẩm công nghệ như: thuốc diệt cỏ sinh học, phân bón hữu cơ sinh học, thuốc trừ sâu sinh học,… Trên thế giới, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được ứng dụng từ rất lâu. Ở Việt Nam, mô hình này cũng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn, đặc biệt là người tiêu dùng.
Phương pháp canh tác hữu cơ kết hợp kiến thức khoa học của sinh thái học và công nghệ hiện đại với canh tác truyền thống thực hành dựa trên các quá trình sinh học tự nhiên. Phương pháp canh tác hữu cơ được nghiên cứu trong các lĩnh vực sinh thái nông nghiệp (agroecology). Các phương pháp chủ yếu của nông nghiệp hữu cơ bao gồm luân canh cây trồng, sử dụng phân xanh, phân compost, sử dụng thiên địch, cơ giới canh tác. Dưới đây là một số kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ cần chú ý đến.
Đa dạng trồng trọt
Canh tác hữu cơ khuyến khích sự đa dạng cây trồng. Lợi ích của xen canh (nhiều loại cây trồng trong cùng một không gian), thường được sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ. Trồng nhiều loại rau hỗ trợ một phạm vi rộng lớn hơn của côn trùng có ích, các vi sinh vật đất, và các yếu tố khác để có thể tăng thêm sức khỏe cho trang trại tổng thể.
Quản lý đất đai
Canh tác hữu cơ chủ yếu dựa vào sự phân hủy tự nhiên của vật chất hữu cơ, sử dụng các kỹ thuật như ủ phân xanh, phân compost, để thay thế các chất dinh dưỡng lấy từ đất của vụ trước. Ngoài ra, sử dụng một loạt các phương pháp để cải thiện độ phì đất, bao gồm cả luân canh cây trồng, hạn chế làm đất, sử dụng phân compost. Canh tác hữu cơ cũng sử dụng phân động vật, một số phân bón chế biến dạng bột khoáng như phosphate và các loại bột trầm tích biển (một hình thức tự nhiên của kali) cung cấp kali.
Quản lý cỏ dại
Quản lý cỏ dại bằng cách tăng cường các cách tăng cường khả năng cạnh tranh của cây trồng hoặc là trồng xen cây trồng tạo tương tác phytotoxic thực vật tác động lên cỏ dại. Luân canh cây trồng hữu cơ thường xuyên bao gồm cây che phủ ức chế cỏ dại và các loại cây trồng có chu kỳ sống khác nhau để ngăn cỏ dại kết hợp với một cây trồng cụ thể.
Kiểm soát các sinh vật khác
Kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ kiểm soát các sinh vật khác bằng cách: Thu hút động vật ăn thịt có ích để kiểm soát sâu bệnh bằng cách tạo cho chúng vườn cây hoặc môi trường sống thay thế, thường là hình thức của một băng xanh hoặc đám ruộng cây làm ngân hàng động vật (thường là bọ cánh cứng), khuyến khích các vi sinh vật có lợi, luân canh cây trồng đến các địa điểm khác nhau qua các vụ, trong một số năm làm gián đoạn chu kỳ sinh sản sâu bệnh, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và thuốc diệt cỏ sinh học, sử dụng bẫy côn trùng để giám sát và kiểm soát quần thể côn trùng và sử dụng các rào cản vật lý, chẳng hạn như lưới.
Chăn nuôi
Đối với chăn nuôi, vắc-xin bị hạn chế hoặc cấm trong canh tác hữu cơ ở nhiều nơi. Trang trại hữu cơ cố gắng để cung cấp cho động vật điều kiện sống tự nhiên và thức ăn tốt nhất. Yêu cầu tất cả các thức ăn động vật phải được chứng nhận hữu cơ.
Biến đổi gen
Một đặc điểm quan trọng của nông nghiệp hữu cơ là sự từ chối các đối tượng thực vật và động vật biến đổi gen.
Dụng cụ
Nông nghiệp hữu cơ, nông dân canh tác hữu cơ giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Hạn chế sử dụng các loại máy móc cầm tay và động cơ diesel.
Phân bón
Tiêu chuẩn sử dụng phân bón canh tác hữu cơ yêu cầu phân phải là các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ, được khử trùng qua nhiệt độ cao trong phương pháp ủ yếm khí sinh nhiệt. Nếu phân động vật được sử dụng, phải được cách ly 120 ngày trước ngày thu hoạch sản phẩm (nếu sản phẩm cuối cùng tiếp xúc trực tiếp với đất, hoặc cách ly 90 ngày trước thu hoạch nếu sản phẩm thu hoạch không tiếp xúc trực tiếp với đất).
Nông nghiệp hữu cơ là một phương pháp canh tác phối hợp toàn diện với mục tiêu sản xuất hàng hóa chất lượng cao và bảo toàn nguồn dinh dưỡng tự nhiên trong đất, nguồn nước sạch và tính đa dạng sinh học phong phú. Nghệ thuật trong kỹ thuật canh tác hữu cơ đó là việc sử dụng tốt nhất các nguyên tắc và tiến trình sinh thái nhằm mục đích phát triển nông nghiệp bền vững lâu dài.