Cảnh sát giao thông xử phạt sai có phải bồi thường cho người dân không? Quyền yêu cầu bồi thường Nhà nước do hành vi sai phạm trong hành chính.
Người bị xử phạt có quyền yêu cầu cảnh sát giao thông bồi thường khi xử phạt sai. Cảnh sát giao thông phải bồi thường cho người bị xử phạt khi có căn cứ chứng minh cảnh sát giao thông xử phạt sai và gây thiệt hại cho người tham gia giao thông. Khi người dân cảm thấy hành vi xử phạt hoặc
Theo đó khi không đồng ý với quyết định xử phạt vi phạm giao thông của cảnh sát giao thông, người vi phạm có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại.
Mục lục bài viết
1. Trình tự Công an giao thông xử phạt hành chính
Khi cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm giao thông cần phải tuân theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Theo đó, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính nói chung bao gồm các bước cơ bản như sau:
* Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:
Theo quy định tại Điều 56
Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính (1) → ra quyết định xử phạt (2) → thi hành quyết định xử phạt (3).
* Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản:
Theo quy định tại Điều 57
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.
Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục. Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính (1) → lập biên bản vi phạm hành chính (2) → tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm (3) → xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt (4) → Giải trình (5)→ chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm (6.1)→ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (6.2) → gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính (7) → thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (8) → cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt (9).
2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 275 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Căn cứ phát sinh nghĩa vụ như sau:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”.
Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15
Như vậy, một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”. Từ những phân tích ở trên, rõ ràng có cơ sở pháp lý cho việc cảnh sát giao thông xử phạt sai phải bồi thường. Vấn đề ở đây là người bị thiệt hại phải chứng minh được:
– Cảnh sát giao thông xử phạt sai;
– Bản thân bị thiệt hại do việc xử phạt sai của cảnh sát giao thông gây ra.
Việc chứng minh mức độ thiệt hại có ý nghĩa quan trọng, làm căn cứ cho việc yêu cầu bồi thường. Mức bồi thường sẽ do 2 bên tự thỏa thuận. Nếu không thể thỏa thuận được, người bị thiệt hại có thể gửi đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện tại tòa án.
3. Quyền và trình tự khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Điều 15, Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính
Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, nếu bạn thấy biên bản vi phạm giao thông của cảnh sát giao thông là trái luật thì bạn có thể thực hiện khiếu nại về vấn đề này. Việc khiếu nại có thể đúng hoặc không đúng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại. Nếu việc khiếu nại không thành công thì bạn cũng không bị xử phạt thêm về lỗi nào khác.
Căn cứ tại Điều 7 Luật khiếu nại năm 2011 quy định về Trình tự khiếu nại như sau:
“Điều 7. Trình tự khiếu nại
Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
Căn cứ theo quy định trên đây thì người bị xử phạt khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của luật Tố tụng Hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của luật Tố tụng Hành chính.
Như vậy, bạn có thể thực hiện khiếu nại trực tiếp tới cơ quan nơi người lập biên bản vi phạm. Cụ thể, bạn có thể tới trụ sở Đội, Trạm cảnh sát giao thông nơi người lập biên bản công tác để khiếu nại.
Ngoài ra căn cứ theo Điều 73
“Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, mặc dù bạn không đồng ý với biên bản vi phạm giao thông đã lập và đang tiến hành thủ tục khiếu nại, bạn vẫn phải thực hiện đóng phạt. Nếu sau đó xác định biên bản vi phạm là trái luật, bạn sẽ được hoàn lại tiền nộp phạt.
Kết luận:
Cảnh sát giao thông có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị xử phạt nếu xử phạt sai và gây thiệt hại cho người bị xử phạt. Người bị xử phạt vẫn phải nộp phạt theo đúng lịch hẹn dù đang tiến hành khiếu nại. Các trình tự thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại đã được quy định rõ ràng theo quy định của Luật Khiếu nại.
Lỗi vi phạm luật giao thông được xác định chủ yếu bởi nhận định của cảnh sát giao thông. Nhận định đó có thể đúng, có thể sai do nhiều yếu tố khách quan tác động và người bị nhận định là vi phạm có quyền khiếu nại. Như vậy, thấy biên bản vi phạm giao thông của cảnh sát giao thông là trái luật thì người bị xử phạt có thể thực hiện khiếu nại về vấn đề này. Việc khiếu nại có thể đúng hoặc không đúng. Tuy nhiên, người bị xử phạt hoàn toàn có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại. Nếu việc khiếu nại không thành công thì cũng không bị xử phạt thêm về lỗi nào khác.
Về trình tự khiếu nại, người bị xử phạt khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của luật Tố tụng Hành chính. Vấn đề yêu cầu cảnh sát giao thông bồi thường khi xử phạt sai thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (bồi thường không theo hợp đồng hay thỏa thuận trước).