Việc người dân vi phạm pháp luật về giao thông đương nhiên sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật tùy thuộc theo mức độ, tính chất của hành vi vi phạm. Vậy người thực thi pháp luật - các chiến sĩ cảnh sát giao thông vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Cảnh sát giao thông vi phạm pháp luật thì bị xử lý thế nào?
- 2 2. Nghĩa vụ của sĩ quan Công an nhân dân là gì?
- 3 3. Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm đối với Chiến sĩ Công an nhân dân là bao lâu?
- 4 4. Ai là người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân?
1. Cảnh sát giao thông vi phạm pháp luật thì bị xử lý thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 44 Luật Công an nhân dân 2018 có quy định về xử lý vi phạm đối với các đối tượng là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân, công nhân công an vi phạm pháp luật như sau: thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp, gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng của người khác, tài sản hoặc lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải chịu trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, việc thực hiện xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân dựa theo quy định tại Thông tư 16/2016/TT-BCA ngày 08/4/2016.
Tuy nhiên, hiện đang có Dự thảo Thông tư quy định việc xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân của Bộ Công an để hướng dẫn một số quy định tại Luật Công an nhân dân năm 2018 và thay thế cho Thông tư 16/2016/TT-BCA trong xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
2. Nghĩa vụ của sĩ quan Công an nhân dân là gì?
Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan Công an nhân dân dựa theo Điều 31 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:
– Phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước.
– Nghiêm túc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.
– Có các đức tính như: Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
– Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân.
– Tận tụy trong việc phục vụ Nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với Nhân dân.
– Thường xuyên học tập, trau dồi, nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, khoa học – kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.
– Rèn luyện phẩm chất cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và thể lực.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền.
– Trong trường hợp, khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó và báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh.
3. Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm đối với Chiến sĩ Công an nhân dân là bao lâu?
Điều kiện để chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm gồm 03 yếu tố sau:
– Phải hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;
– Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
– Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định.
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về thời hạn xét thăng cấp bậc hàm đối với Chiến sĩ Công an nhân dân như sau:
– Hạ sĩ lên Trung sĩ là 01 năm;
– Trung sĩ lên Thượng sĩ là 01 năm;
– Thượng sĩ lên Thiếu úy là 02 năm;
– Thiếu úy lên Trung úy là 02 năm;
– Trung úy lên Thượng úy là 03 năm;
– Thượng úy lên Đại úy là 03 năm;
– Đại úy lên Thiếu tá là 04 năm;
– Thiếu tá lên Trung tá là 04 năm;
– Trung tá lên Thượng tá là 04 năm;
– Thượng tá lên Đại tá là 04 năm;
– Đại tá lên Thiếu tướng là 04 năm;
– Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thời hạn xét thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương trong bảng lương chuyên môn kỹ thuật do Chính phủ quy định và thời hạn xét thăng cấp bậc hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ.
Bên cạnh đó, thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường sẽ được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm. Trường hợp sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.
Đối với trường hợp xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng thì độ tuổi được quy định là không quá 57 tuổi hoặc trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
Có được thăng cấp bậc hàm trước thời hạn quy định hay không?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Công an nhân dân 2018 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Công an nhân dân sửa đổi 2023 quy định các trường hợp được thăng cấp bậc hàm trước thời hạn gồm:
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, xây dựng Công an nhân dân, nghiên cứu khoa học, công tác, học tập mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm thì được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn.
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm từ 02 bậc trở lên thì được xét thăng cấp bậc hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
Cùng với đó, Chủ tịch nước sẽ ra quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc đối với cấp bậc hàm cấp tướng và Bộ trưởng Bộ Công an sẽ ra quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc từ Đại tá trở xuống.
Đồng thời, Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí, tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Công an nhân dân 2018 để xét thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể tiêu chí, tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 23 Luật Công an nhân dân 2018 để xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc từ Đại tá trở xuống.
4. Ai là người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân?
Căn cứ theo Điều 26 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm, nâng lương sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ; bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trong Công an nhân dân như sau:
Thứ nhất, Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân.
Thứ hai, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về việc phong, thăng, nâng lương các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.
Bên cạnh đó, người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền giáng, tước cấp bậc hàm đó. Đồng thời, mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Công an nhân dân 2018;
– Luật Công an nhân dân sửa đổi 2023.
THAM KHẢO THÊM: