Lực lượng cảnh sát giao thông là một trong những bộ phận quan trọng trong công an nhân dân, đây được xem là lực lượng có vai trò đảm bảo công tác trật tự an toàn giao thông, phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự xã hội. Vậy cảnh sát giao thông được phát tối đa bao nhiêu tiền?
Mục lục bài viết
1. Cảnh sát giao thông được phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 76 của
– Chiến sĩ công an nhân dân đang trong quá trình thi hành công vụ sẽ có thẩm quyền như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đường sắt;
– Thủ trưởng các đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, trưởng trạm, đội trưởng của các chiến sĩ công an nhân dân trong quá trình thi hành công vụ sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 1.500.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đường sắt;
– Trưởng công an cấp xã, trưởng Đồn công an, trưởng trạm Công an tại cửa khẩu, tại các khu vực chế xuất, tiểu đoàn trưởng của Tiểu đoàn cảnh sát cơ động sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 2.500.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đường sắt, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Trưởng công an cấp huyện, trưởng phòng nghiệp vụ thuộc cơ quan có thẩm quyền đó là Cục cảnh sát giao thông, trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục cảnh sát quản lý hành chính về an ninh trật tự an toàn xã hội, trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, trưởng phòng Công an cấp tỉnh bao gồm: trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về an toàn trật tự xã hội, trưởng phòng Cảnh sát giao thông, trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ và giao thông đường sắt, trưởng phòng Cảnh sát cơ động, trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, trung đoàn trưởng của Trung đoàn cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 15.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đường sắt, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 37.500.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đường sắt, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông, cục trưởng cục cảnh sát quản lý hành chính về an ninh trật tự an toàn xã hội, cục trưởng Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, tư lệnh Cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến bẩy năm 1.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đường sắt, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, căn cứ theo quy định tại Điều 78 của
Theo đó thì có thể nói, thẩm quyền xử phạt của cảnh sát giao thông theo điều luật phân tích nêu trên sẽ được giới hạn như sau:
– Chiến sĩ cảnh sát giao thông đang trong quá trình thi hành công vụ sẽ có thẩm quyền xử phạt tối đa là 500.000 đồng đối với vi phạm của cá nhân và 1.000.000 đồng đối với vi phạm của tổ chức;
– Đội trưởng của đội Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt tối đa 1.500.000 đồng đối với vi phạm của cá nhân và 3.000.000 đồng đối với những vi phạm của tổ chức;
– Trưởng đồn công an sẽ có thẩm quyền xử phạt tối đa là 2.500.000 đồng đối với vi phạm của các cá nhân và 5.000.000 đồng đối với những vi phạm của các tổ chức;
– Trưởng công an cấp huyện, trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục cảnh sát giao thông, trưởng phòng cảnh sát giao thông sẽ có thẩm quyền xử phạt tối đa là 15.000.000 đồng đối với những vi phạm của cá nhân và tối đa là 30.000.000 đồng đối với những vi phạm của các tổ chức;
– Giám đốc công an cấp tỉnh là chủ thể có thẩm quyền xử phạt tối đa 37.500.000 đồng đối với các vi phạm của cá nhân và 75.000.000 đồng đối với các vi phạm của tổ chức;
– Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông là chủ thể có thẩm quyền xử phạt tối đa 75.000.000 đồng đối với các vi phạm của cá nhân và 150.000.000 đồng đối với các vi phạm của tổ chức.
2. Cảnh sát giao thông được phạt tại chỗ tối đa bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, có quy định cụ thể về hình thức, thủ tục thu và nộp tiền phạt trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, các tổ chức và cá nhân vi phạm sẽ cần phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt theo các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó có hình thức nộp phạt trực tiếp.
Tiếp tục đối chiếu với quy định tại Điều 56 của Văn bản hợp nhất luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về mức phạt tối thiểu để không lập biên bản đối với các hành vi vi phạm hành chính. Theo đó, sự phạt vi phạm hành chính không cần lập biên bản sẽ được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền lên đến 250.000 đồng đối với các đối tượng vi phạm là cá nhân, hoặc 500.000 đồng đối với các đối tượng vi phạm là tổ chức, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trong trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng các phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ thì bắt buộc phải lập thành biên bản.
Như vậy có thể nói, trong trường hợp phạt tại chỗ, cảnh sát giao thông sẽ được phạt với mức tối đa là 250.000 đồng đối với các cá nhân vi phạm và tối đa là 500.000 đồng đối với các tổ chức vi phạm.
3. Lỗi vi phạm giao thông đường bộ xử phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản đối với người điều khiển xe máy:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có quy định về các lỗi vi phạm giao thông đường bộ xử phạt tại chỗ tuy nhiên không cần phải lập biên bản đối với người điều khiển phương tiện. Cụ thể bao gồm các lỗi sau đây:
– Không chấp hành đầy đủ hiệu lệnh và chấp hành chỉ dẫn của các biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
– Không có tín hiệu báo xin vượt trước khi vượt phương tiện khác trong quá trình tham gia giao thông đường bộ;
– Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với các phương tiện chạy liền kề trước hoặc không giữ khoảng cách an toàn theo quy định của các biển báo hiệu trong quá trình tham gia giao thông đường bộ;
– Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe lăn đối với những người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, các phương tiện là xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
– Chuyển hướng tuy nhiên không nhường đường cho các phương tiện đi ngược chiều, không nhường đường cho người đi bộ, người đi xe lăn đối với những người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ;
– Lùi xe mô tô ba bánh tuy nhiên không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;
– Chở người ngồi trên phương tiện có sử dụng ô, dù;
– Không tuân thủ đầy đủ các quy định về vấn đề nhường đường cho phương tiện khác tại nơi đường giao nhau;
– Chuyển làn đường không đúng nơi quy định hoặc không có tín hiệu báo trước, điều khiển các phương tiện chạy gian hàng ngang với số lượng từ ba xe trở lên;
– Không sử dụng đèn chiếu sáng trong khoảng thời gian từ 19.00 ngày hôm trước đến 05.00 sáng ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, thời tiết xấu dẫn tới trường hợp hạn chế tầm nhìn trong quá trình điều khiển;
– Tránh phương tiện không đúng quy định của pháp luật, sử dụng đèn chiếu xa trong quá trình trắng phương tiện đi ngược chiều, không nhường đường cho các phương tiện đi ngược chiều tại những nơi dốc, hẹp hoặc có chướng ngại vật;
– Bấm còi trong khoảng thời gian từ 22.00 ngày hôm trước đến 05.00 sáng ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong các khu vực là khu đông dân cư, khu đô thị, ngoại trừ trường hợp là sẽ yêu tiên đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
– Quay đầu xe tại những nơi không được phép quay đầu;
– Điều khiển các phương tiện chạy dưới tốc độ tối thiểu trên các đoạn đường có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Nghị định 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
– Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2022 Luật xử lý vi phạm hành chính.
THAM KHẢO THÊM: