Việc thành lập các chốt giao thông phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, chứ không được phép lập tùy tiện. Tại các thành phố lớn các chốt giao thông được lập với mật độ lớn, do giao thông ở những khu vực này khá phức tạp. Vậy cảnh sát giao thông được lập chốt giao thông ở những đâu?
Mục lục bài viết
1. Cảnh sát giao thông được lập chốt giao thông ở đâu?
Theo quy định, Lực lượng cảnh sát giao thông có nhiều đặc quyền khi tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông, tuy nhiên không vì thế mà việc lập chốt kiểm tra có thể được thực hiện tùy tiện, mà vẫn phải tuân theo kế hoạch, quyết định của cơ quan công an có thẩm quyền cấp trên, cụ thể khi Cảnh sát giao thông khi tổ chức tuần tra, kiểm soát (cơ động hay tại Trạm, điểm) đều phải theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Có nghĩa là thiết lập chốt kiểm soát giao thông tại các đoạn đường được phân công phải theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời nếu lập chốt tại một điểm trên đường giao thông thì cần lựa chọn địa điểm có những điều kiện sau: mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật, khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.
Việc lập chốt giao thông nhằm thực hiện các hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến đường, địa bàn được giao nhiệm vụ. Lập chốt giao thông là việc kiểm soát giao thông tại một điểm trên đường giao thông hoặc tại Trạm Cảnh sát giao thông, cảnh sát giao thông lập chốt phải lựa chọn địa điểm phù hợp với mặt đường rộng, thoáng đãng, không che khuất tầm nhìn, và tuân thủ đúng quy định của pháp luật giao thông đường bộ, chẳng hạn như Cảnh sát giao thông sử dụng phương tiện và thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, đặc biệt trang bị camera để ghi hình quá trình kiểm soát, đảm bảo ánh sáng đủ vào buổi tối hoặc ban đêm.
Ngoài hình thức kiểm soát giao thông bằng việc lập chốt thì còn có hình thức tuần tra, kiểm soát cơ động, có nghĩa là Cảnh sát giao thông sẽ di chuyển trên tuyến đường hoặc địa bàn được giao nhiệm vụ, sử dụng phương tiện giao thông, các thiết hoặc di chuyển bộ theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Việc tuần tra sẽ thực hiện bằng việc quan sát trực tiếp hoặc sử dụng phương tiện và thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện để từ đó ngăn chặn kịp thời, xử lý hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Như vậy, hình thức tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông hoặc tại Trạm Cảnh sát giao thông đều phải được thực hiện theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó phải quy định rõ về kế hoạch lập chốt, tuần tra, kiểm tra. Có thể thấy không phải ở đoạn đường nào, bất cứ khi nào Cảnh sát giao thông đều có thể được lập chốt kiểm tra, điều đó tùy thuộc vào văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt, quy định này giúp bảo đảm tính linh hoạt và hiệu quả của việc quản lý và giám sát giao thông đường bộ, nhằm đảm bảo an toàn và trật tự.
2. Các chốt giao thông hiện nay ở Hà Nội:
Khu vực nội thành hiện tại có rất nhiều chốt công an, dưới đây liệt kê có một số khu vực như sau:
– Giải Phóng – Đại Cồ Việt
– Giải Phóng – Linh Đàm
– Giải Phóng – Ngã 3 Kim Đồng
– Ngã 4 mới Tân Mai – Trương Định – Kim Đồng
– Cầu Mai Động
– Trần Khánh Dư – Nguyễn Khoái
– Minh Khai
– Đường Ngọc Hồi
– Cầu vượt Láng Hạ – Lê Văn Lương
– Ngã tư Cát Linh – Tôn Đức Thắng
– Nút Xã Đàn sang Hoàng Cầu mới
– Ngã tư Lê Duẩn – Khâm Thiên – Nguyễn Thượng Hiền
– Ngã Tư Sở phía Tây Sơn – Thái Hà
– Phạm Ngọc Thạch – Xã Đàn
– Hầm chui Kim Liên
– Nút Khâm Thiên – Tôn Đức Thắng
– Cầu Giấy
– Ngã tư Nguyễn Phong Sắc – Xuân Thủy
– Cầu vượt Mai Dịch
– Ngã 3 Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng
– Cầu Trung Hòa
– Trần Duy Hưng – Big C
– Ngã tư Nguyễn thái Học – Tôn Đức Thắng
– Ngã 5 Cửa Nam
– Đê la Thành – Nguyễn Chí Thanh
– Phan Đình Phùng
– Ngã tư Liễu Giai – đường dưới Kim Mã – cầu vượt Deawoo
– Ngã tư Hùng Vương – Phan Đình Phùng
– Ngã tư Liễu Giai – Phan Kế Bính
– Ngã tư Cầu Trắng – Hà Đông
– Mễ Trì rẽ phải ra Lê Đức Thọ
– Ngã 3 Thụy Khuê
– Đường ven bờ sông dưới đường Bưởi
– Nghi Tàm, đầu cửa khẩu An Dương
– Dốc Thanh Niên
– Đường Yên Phụ hướng đi ra Hàng Đậu
– Hai Bà Trưng – Hàng Bài
– Ngã 4 Minh Khai – Trương Định
– Ngã tư Trường Chinh – cầu vượt Giải Phóng
– Cao tốc Nội Bài – Bắc Thăng Long
– Cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài
– Đoạn đường Tố Hữu (đi qua hai quận Nam Từ Liêm và Hà Đông)
– Công an phường Hàng Bài
– Đường Nguyễn Văn Linh?
3. Trường hợp nào cảnh sát giao thông được dừng phương tiện giao thông?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 của Thông tư 32/2023/TT-BCA, Cảnh sát giao thông có quyền dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau đây:
(1) Cảnh sát giao thông trực tiếp phát hiện vi phạm hoặc phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì có quyền dừng phương tiện để kiểm tra, hoặc thông qua các phương tiện, thiết bị đã thu thập được thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi phạm pháp luật khác thì dừng phương tiện để xử phạt.
(2) Cảnh sát giao thông thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và trật tự xã hội.
(3) Cảnh sát giao thông có thể yêu cầu chủ xe dừng phương tiện khi có văn bản đề nghị từ: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; từ cơ quan chức năng liên quan về việc dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ hay có các hành vi vi phạm pháp luật khác. Trong văn bản đề nghị phải có đầy đủ các thông tin chi tiết về thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, và lực lượng tham gia phối hợp.
(4) Cảnh sát giao thông có quyền dừng phương tiện khi có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác từ tổ chức hoặc cá nhân về người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ có hành vi vi phạm, giúp phát hiện và xử lý các vi phạm một cách linh hoạt và hiệu quả.
Như vậy, chỉ khi thuộc một trong bốn trường hợp trên thì cảnh sát giao thông mới có quyền yêu cầu chủ xe dừng phương tiện giao thông để kiểm tra hoặc xử phạt.
4. Quy trình tiến hành kiểm soát giao thông:
– Cảnh sát giao thông đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông dừng phương tiện sao cho đảm bảo an toàn và yêu cầu chủ phương tiện xuống phương tiện.
– Thực hiện chào theo Điều lệnh Công an nhân dân, giữ giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong, có thái độ ứng xử đúng mực.Trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã thì không cần thực hiện chào điều lệnh.
– Thông báo cho người điều khiển và những người ngồi trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát; đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông xuất trình các giấy tờ có liên quan, nếu không có giấy tờ trực tiếp thì có thể yêu cầu mở tài khoản định danh điện tử để kiểm tra thông tin của các giấy tờ.
– Thực hiện kiểm soát các nội dung như: giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông, việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vận tải đường bộ và các nội dung liên quan khác.
– Kết thúc việc thực hiện kiểm soát thì cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm và biện pháp xử lý.
– Nếu có cơ sở cho rằng trong người tham gia giao thông, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật, phương tiện, tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Thông tư 32/2023/TT-BCA nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức quy trình tuần tra xử lý VPHC về giao thông đường bộ
THAM KHẢO THÊM: