Các quyền hạn của cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ? Nhiệm vụ của cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ? Các hình thức tuần tra, kiểm soát hiện nay? Cảnh sát giao thông đi một mình có được quyền dừng xe và xử phạt hay không??
Hiện nay với tốc độ phát triển của mạng xã hội đã giúp cho con người hiểu biết hơn về thế giới xung quanh. Bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại thì luôn kèm theo các hệ quả tiêu cực. Nhiều người đã quá lạm dụng Facebook để thể hiện những suy nghĩ, quan điểm của bản thân đối với một vấn đề nào đó. Và vấn đề được đông đảo người dân quan tâm hiện nay chính là những video quay lại quá trình xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan chức năng.
Đa phần những video đăng lên mạng xã hội mang những nội dung ngắn gọn với những quan điểm đơn phương từ một phía. Tiêu biểu gần đây là việc một cảnh sát giao thông thổi phạt người đi đường và yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Sự việc này đã khiến nhiều người dân tỏ ra bức xúc vì cho rằng không được phép dừng xe và xử phạt như vậy. Vậy theo quy định của pháp luật thì cảnh sát giao thông đi một mình có được dừng xe và xử phạt vi phạm giao thông hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn đọc hiểu hơn về vấn đề trên.
Luật sư tư vấn thẩm quyền của Cảnh sát giao thông trực tuyến: 19006568
Căn cứ pháp lý:
–
Mục lục bài viết
- 1 1. Các quyền hạn của cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ
- 2 2. Nhiệm vụ của cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ
- 3 3. Các hình thức tuần tra, kiểm soát hiện nay
- 4 4. Cảnh sát giao thông đi một mình có được quyền dừng xe và xử phạt hay không?
1. Các quyền hạn của cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ
Thứ nhất, được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.
Thứ hai, xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành
Thứ tư, được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Thứ năm, được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điềukhiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.
Thứ bảy, tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Thứ tám, thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ chỉ được thực hiện các quyền hạn trong phạm vi của mình, ngoài các quyền hạn nêu trên thì không được vượt quá giới hạn gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
2. Nhiệm vụ của cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ
Cán bộ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thực hiện các nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân và nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Thứ nhất, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Cục Cảnh sát giao thông, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh); Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh (sau đây viết gọn là Trưởng phòng Cảnh sát giao thông); Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Trưởng Công an cấp huyện); kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ hai, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thuộc phạm vi tuyến đường, địa bàn phân công tuần tra, kiểm soát; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan liên quan có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
Thứ tư, hướng dẫn, tuyên truyền người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông đường bộ.
Thứ năm, tổ chức cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an; phối hợp tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên đường bộ.
Thứ sáu, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện), địa bàn được phân công theo quy định của pháp luật.
3. Các hình thức tuần tra, kiểm soát hiện nay
Thứ nhất, phương thức tuần tra, kiểm soát công khai bao gồm các phương thức sau:
- Tuần tra, kiểm soát cơ động;
- Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông;
- Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông;
- Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông.
Lưu ý: Đối với việc tuần tra, kiểm soát công khai trên đường cao tốc được thực hiện theo các phương thức quy định trên.
Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát công khai phải sử dụng trang phục theo quy định của Bộ Công an, sử dụng phương tiện giao thông hoặc đi bộ để tuần tra, kiểm soát trong phạm vi địa bàn được phân công và sử dụng các phương tiện, thiết bị nghiệp vụ, vũ khí công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang.
Đây là hình thức tuần tra, kiểm soát nhằm đấu tranh phòng chống tội phạm khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông thông phức tạp. Hình thức này kết hợp việc sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự và an toàn giao thông.
Thứ ba, kiểm soát thông qua hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ như các thiết bị đầu cuối (máy đo tốc độ có ghi hình ảnh camera giám sát, ghi nhận hình ảnh vi phạm giao thông …, hệ thống thiết bị xử lý tại trung tâm, phần mềm quản lý và cơ sở dữ liệu giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông, hệ thống truyền dữ liệu và thiết bị phụ trợ khác…
4. Cảnh sát giao thông đi một mình có được quyền dừng xe và xử phạt hay không?
Theo quy định tại
“Điều 12. Các trường hợp được dừng phương tiện
Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;
b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;
d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.”
Như vậy khi cơ quan chức năng tiến hành cho phép dừng các phương tiện bắt buộc phải đảm bảo an toàn, không làm cản trở đến hoạt động giao thông và khi phát hiện có vi phạm thì phải xử lý vi phạm theo đúng với quy định của pháp luật. Việc cảnh sát giao thông đi một mình không làm ảnh hưởng đến việc cho dừng phương tiện và xử phạt vì đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát thuộc một trong các trường hợp theo quy định. Vì vậy, ngoài các trường hợp nêu trên thì dù là tổ công tác hay đi một mình cũng được dừng các phương tiện giao thông.
Trên đây là nội dung giải đáp của Luật Dương Gia về việc cảnh sát giao thông đi một mình có được quyền dừng xe và tiến hành xử phạt theo quy định. Trường hợp quý khách hàng có thắc mắc về vấn đề trên xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.