Cảnh sát giao thông là những lực lượng tham gia vào quá trình thực hiện nhiệm vụ điều khiển giao thông, ngăn ngừa và giảm thiểu mức thấp nhất những vụ tai nạn giao thông có thể xảy ra, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông. Vậy cảnh sát giao thông có làm việc vào thứ bảy, chủ nhật hay không?
Mục lục bài viết
1. Cảnh sát giao thông có làm việc thứ bảy, chủ nhật không?
Thời gian làm việc của cảnh sát giao thông là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bất cứ một điều luật cụ thể nào hoặc văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về vấn đề giờ làm việc của các cơ quan nhà nước, trong đó có lực lượng cảnh sát giao thông. Theo đó, tùy thuộc vào mỗi cơ quan tại các địa phương khác nhau sẽ áp dụng các khung giờ làm việc khác nhau, tùy theo tính chất công việc và tùy vào địa bàn hoạt động của lực lượng cảnh sát giao thông. Cũng giống như nhiều người lao động trong các doanh nghiệp và công ty, cơ quan hành chính nhà nước cũng làm việc thông thường tối đa 08 tiếng/ngày trong tuần. Giờ làm việc hành chính của lực lượng cảnh sát giao thông có thể xác định cụ thể như sau:
– Buổi sáng, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ làm việc trong khoảng thời gian từ 07.30 kéo dài đến 11.30;
– Vào buổi chiều, lực lượng cảnh sát giao thông thông thường sẽ làm việc từ 13.30 kéo dài đến 17.30.
Thời gian làm việc trong tuần thông thường sẽ kéo dài từ thứ 02 đến thứ 06 , thứ bảy và chủ nhật lực lượng cảnh sát giao thông sẽ được nghỉ trên thực tế. Ngoài vấn đề làm việc theo giờ hành chính, lực lượng cảnh sát giao thông còn phải thực hiện các nhiệm vụ trong những khoảng thời gian khác để nhằm mục đích đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Hướng tới mục tiêu giữ vững trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự an toàn xã hội trong khu vực, thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó, thì lực lượng cảnh sát giao thông thường xuyên tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đối với các phương tiện tham gia giao thông đường bộ và người tham gia giao thông liên tục 24/7. Thời gian làm việc của lực lượng cảnh sát giao thông vào thứ bảy hoặc chủ nhật sẽ được xem là thời gian linh hoạt so với các giờ làm việc hành chính, có thể làm việc vào thứ bảy hoặc chủ nhật theo sự phân công hoặc theo kế hoạch cụ thể của cấp trên.
Như vậy có thể nói, tùy thuộc vào kế hoạch và sự phân công của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì lực lượng cảnh sát giao thông hoàn toàn có thể làm việc, hoặc không làm việc vào thứ bảy, chủ nhật. Tuy nhiên, nhằm mục đích hướng tới mục tiêu bảo đảm an ninh trật tự an toàn giao thông và giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn, lực lượng cảnh sát giao thông cần thiết phải làm việc cả thứ bảy và chủ nhật, đảm bảo cho lưu lượng xe lưu thông trong những ngày đặc biệt được thông suốt, tránh trường hợp ùn tắc, đặc biệt là tại các khu vực đô thị và các khu đông dân cư.
2. Quyền hạn của cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, có quy định cụ thể về quyền hạn của cảnh sát giao thông trong quá trình tuần tra và kiểm soát. Theo đó, cảnh sát giao thông trong quá trình tuần tra, kiểm soát có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
– Được phép dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định Luật giao thông đường bộ năm 2019, Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an và quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Kiểm soát người, kiểm soát phương tiện giao thông, kiểm tra giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, kiểm tra giấy tờ của phương tiện giao thông trong quá trình tham gia giao thông đường bộ, kiểm tra giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật, kiểm soát việc thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn giao thông đường bộ;
– Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn, được phép áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, an ninh trật tự xã hội, và xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật;
– Được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp và hỗ trợ giải quyết khi xảy ra tai nạn giao thông, un tắc giao thông, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất an ninh trật tự an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, hoặc nhằm mục đích ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đã hoặc có thể xảy ra trên thực tế, các cán bộ cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra sẽ được quyền huy động phương tiện giao thông, các phương tiện thông tin liên lạc, huy động các phương tiện khác của các cơ quan và cá nhân trong xã hội, người đang điều khiển phương tiện, người đang sử dụng phương tiện đó theo quy định của pháp luật về công an nhân dân. Việc huy động này sẽ được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc yêu cầu bằng văn bản;
– Được trang bị các loại phương tiện giao thông, được sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện và kĩ thuật nghiệp vụ phục vụ cho quá trình công tác, trang bị các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật về công cụ hỗ trợ và vật liệu nổ, trang bị đầy đủ phương tiện thông tin liên lạc, các phương tiện kĩ thuật khác theo quy định của pháp luật về xử lý hành chính, phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và phù hợp với các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ công an;
– Được quyền tạm thời đình chỉ hoạt động đi lại ở một số đoạn đường nhất định, có thẩm quyền phân luồng, phân loại tuyến đường đi, nơi tạm dừng đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ùn tắc giao thông xảy ra, khi xảy ra các hiện tượng tai nạn giao thông và khi có yêu cầu cần thiết khác nhằm mục đích đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội;
– Thực hiện các trách nhiệm, quyền hạn khác của lực lượng công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, lực lượng cảnh sát giao thông có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ.
3. Những yêu cầu đối với cảnh sát giao thông trong quá trình đi làm nhiệm vụ:
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, một số yêu cầu đặt ra đối với lực lượng cảnh sát giao thông trong quá trình đi làm nhiệm vụ bao gồm:
– Cần phải nắm vững và thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ;
– Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, tuân thủ đúng trách nhiệm, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công, thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ trong công tác đảm bảo an ninh trật tự an toàn giao thông, tuân thủ đầy đủ điều lệnh của công an nhân dân;
– Phát hiện và xử lý kịp thời, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an ninh trật tự an toàn xã hội trong quá trình tham gia giao thông đường bộ, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật khác có liên quan theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Được cấp biển hiệu và giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra, kiểm tra giao thông đường bộ theo quy định của Bộ công an;
– Có thái độ tôn trọng nhân dân, gần gũi và nhiệt tình giúp đỡ khi gặp những trường hợp khó khăn hoặc rủi ro trong quá trình lưu thông.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
THAM KHẢO THÊM: