Có thể nói, đèn xi nhan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho phương tiện cũng như người sử dụng khi tham gia giao thông. Nhiều người thắc mắc rằng: Cảnh sát giao thông có được xử phạt khi đèn xi nhan hỏng hay không?
Mục lục bài viết
1. Cảnh sát giao thông có được xử phạt khi đèn xi nhan hỏng?
1.1. Đèn xi nhan hỏng có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Có thể thấy rằng hệ thống chiếu sáng của một phương tiện sẽ bao gồm nhiều loại đèn như: Đèn pha, đèn hậu, đèn xanh, đèn báo rẽ, trong đó có đèn xi nhan và đèn cảnh báo. Nhìn chung thì đèn xi nhan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình lưu thông, đảm bảo an toàn cho các phương tiện cùng làn cũng như người sử dụng phương tiện đó khi tham gia giao thông đường bộ. Có thể do một vài nguyên nhân khách quan và chủ quan, đèn xi nhan không được bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên định kỳ hoặc có sự cố va chạm khiến cho hệ thống đèn xi nhan của các phương tiện hoạt động không đủ tốt và không hiệu quả.
Vì thế, hành vi không xi nhan sẽ dẫn đến hậu quả không thể thông báo cho các phương tiện khác khi thực hiện một hành vi nào đó trong quá trình lưu thông, qua đó ảnh hưởng tới việc tham gia giao thông của các phương tiện xung quanh. Pháp luật đã quy định rằng người điều khiển phương tiện giao thông sẽ phải bật đèn xi nhan khi cần chuyển hướng hoặc chuyển làn. Thực tế cho thấy đã không có ít vụ vi phạm giao thông xảy ra nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng đèn xi nhan không hiệu quả và không có đèn xi nhan. Vì thế bật đèn xi nhan đúng thời điểm và đúng hoàn cảnh sẽ góp phần mang đến sự an toàn cho mỗi hành trình của mỗi chủ thể trong xã hội. Cụ thể là, theo Điều 18 của văn bản hợp nhất Luật Giao thông đường bộ năm 2019, thì người tham gia giao thông phải đảm bảo yêu cầu bật đèn xi nhan trong các trường hợp sau đây:
– Chuyển làn đường;
– Chuyển hướng xe: rẽ phải, rẽ trái, quay đầu;
– Vượt xe phía trước kết hợp với nháy pha và còi;
– Cho xe chuyển bánh từ vị trí đậu, hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đậu xe.
Do đó, khi đèn xi nhan hỏng thì không thể thực hiện được yêu cầu nêu trên của pháp luật, đồng nghĩa với việc, lưu thông phương tiện hỏng xi nhan sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro không đáng có, vì thế đây được xác định là hành vi vi phạm pháp luật, bởi Điều 15 của văn bản hợp nhất Luật Giao thông đường bộ năm 2019 có nêu rõ yêu cầu: Khi muốn chuyển hướng thì người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. Tùy vào mức độ vi phạm khác nhau mà sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí khác nhau.
1.2. Mức xử phạt vi phạm hành chính khi đèn xi nhan hỏng:
Đèn xi nhan hỏng có thể dẫn đến nhiều lỗi vi phạm với mức xử phạt khác nhau, cụ thể như sau:
Thứ nhất, lỗi điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng. Theo quy định tại Điều 17 của
– Điều khiển xe không có còi hoặc đèn soi biển số; không có đèn báo hãm; điều khiển xe không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
– Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển;
– Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc hành vi điều khiển phương tiện có đèn tín hiệu nhưng không có tác dụng.
Như vậy, theo quy định trên thì trong trường hợp bạn điều khiển xe có đèn xi nhan nhưng không có tác dụng thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Thứ hai, lỗi chuyển hướng nhưng không có tín hiệu báo rẽ. Theo quy định tại Điều 6 của nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), thì phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước. Phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối xe chuyển hướng nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước hướng rẽ (tuy nhiên quy định này không áp dụng đối với trường hợp đi theo hướng cong của đoạn đường không giao nhau cùng mức)
Thứ ba, đèn xi nhan hỏng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định khi tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Nếu hành vi không xi nhan và không thông báo chuyển làn xuất phát từ nguyên nhân đèn xi nhan hỏng, đáp ứng được đầy đủ các cấu thành tội phạm của loại tội trên theo pháp luật hình sự, gây ra hậu quả nghiêm trọng, xâm phạm tới khách thể mà Luật Hình sự bảo vệ, đủ đến mức để truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ rất đa dạng, trong đó bao gồm lỗi liên quan đến các loại tín hiệu đèn và biển báo. Tội phạm này có thêm dấu hiệu là đang tham gia giao thông đường bộ với lỗi cố ý. Tội phạm này xâm phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ do luật hình sự bảo vệ
2. Lỗi hỏng đèn xi nhan có bị giữ giấy tờ xe không?
Theo quy định tại nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), thì nếu các chủ thể phạm lỗi không xi nhan, có thể bị giữ giấy tờ trong một vài trường hợp cụ thể như sau:
– Đối với xe máy: Người vi phạm khi mắc lỗi xi nhan sẽ không bị tước giấy phép lái xe, tuy nhiên vẫn có thể bị tạm giữ giấy phép lái xe.
– Đối với ô tô: Tùy trường hợp khác nhau với mức độ nghiêm trọng khác nhau, do lỗi không xi nhan gây ra, người điều khiển phương tiện vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Điều 5 của nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng) có quy định, trường hợp vượt xe không xi nhan hoặc chuyển làn đường trên đường cao tốc nhưng không xi nhan báo hiệu trước sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
3. Một số cách xử lí khi có dấu hiệu hư hỏng đèn xi nhan:
Thứ nhất, cần kiểm tra bóng đèn thường xuyên, có thể tham khảo hướng dẫn về cách sửa chữa hỏng đèn xi nhan tại những nơi uy tín và chất lượng. Phải luôn đảm bảo rằng dây tóc của bóng đèn còn tốt và mặt kính không bị sẫm màu khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu cảm thấy bóng đèn xi nhan có vấn đề thì cần phải được thay thế ngay lập tức. Ngoài ra cần thường xuyên kiểm tra phích cắm với các thiết bị kết nối của nguồn điện có bị hư hỏng không, nếu có dấu hiệu hư hỏng thì cũng cần phải thay đổi kịp thời.
Thứ hai, nhiều trường hợp đèn xi nhan vẫn hoạt động nhưng chấp quá nhanh hoặc quá chậm, có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau cần phải lưu ý, đó là thay nhầm đèn xi nhan cho không đúng loại xe mà các chủ thể đã sử dụng, một trong các đèn xi nhan bị cháy hoặc công tắc xi nhan bị lỏng kết nối, nếu đèn xi nhan nháy quá nhanh hoặc quá chậm thì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ắc quy. Khi đó thì cần kiểm tra các lỗi trên phương tiện và chủ xe cần thay thế kịp thời các loại bóng khác sao cho phù hợp với loại xe của mình, tiến hành kiểm tra nguồn điện vào mạch điện để sửa chữa tính hiệu hư hỏng càng sớm càng tốt.
Thứ ba, đối với lỗi đèn xi nhan sáng nhưng không nháy. Thì trước tiên chủ sẽ cần phải kiểm tra bóng đèn có bị hư hỏng hay không, nếu thấy hư hỏng ở một bộ phận bất kỳ nào đó thì cần phải thay thế. Bởi suy cho cùng thì đèn xi nhan đóng vai trò rất quan trọng trong cấu tạo bộ phận của một phương tiện lưu thông đồng thời đảm bảo an toàn khi yêu thông đường bộ. Chủ xe cần biết cách phản ứng kịp thời đối với các lỗi hư hỏng này để tránh những va chạm ngoài ý muốn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.